Tin tức
on Sunday 26-04-2020 10:54pm
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Trịnh Thị Thùy Trang - IVFVH
Một trong những thách thức quan trọng nhất trong IVF xoay quanh việc lựa chọn đơn phôi để chuyển và sinh con khỏe mạnh trong thời gian ngắn nhất có thể. Trong vài năm qua, timelapse ngày càng được sử dụng để cải thiện kết quả của việc lựa chọn phôi từ đánh giá hình thái truyền thống. Bộ nhiễm sắc thể (ploidy) của phôi không thể được dự đoán thông qua hình thái phôi mà phải dùng sinh học phân tử để đánh giá mặc dù một số đặc điểm hình thái có thể liên quan đến tỷ lệ lệch bội cao hơn. Trong việc lựa chọn phôi để chuyển cho bệnh nhân, khi kết hợp giữa đặc điểm hình thái với PGT-A và công nghệ time-lapse, có sự cải thiện rõ rệt về tỉ lệ làm tổ. Timelapse cho phép các chuyên viên phôi học theo dõi đầy đủ các sự kiện trong quá trình phát triển của phôi. Một trong những sự kiện có thể quan sát được nhờ timelapse là sự co lại của phôi (embryo contraction). Theo báo cáo năm 1929, sự co lại của phôi được định nghĩa là sự phân tách tự phát của vùng trong suốt (pellucid zone) và trophectoderm chỉ xảy ra từ giai đoạn phôi nang sớm. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này vẫn chưa được biết rõ. Sự mở rộng phôi được gây ra bởi một dòng chất lỏng ngoại bào thông qua các kênh nước aquaporin (AQP3 / AQP9) vào các tế bào trophectoderm do tăng nồng độ ion trong khoang bào (blastocoel). Các tài liệu trước đây cho thấy sự co lại của phôi có thể ức chế phôi nang thoát màng ở chuột, trong khi ở người, nó có thể liên quan đến việc làm giảm tỉ lệ làm tổ và tốc độ phân chia sau khi cấy ghép. Sự co lại của phôi và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển và khả năng tồn tại của phôi ít được nghiên cứu.
Nghiên cứu này nhằm đánh giá sự co lại của phôi bình thường sau PGT-A và để đánh giá liệu có mối quan hệ nào giữa sự co phôi, tỉ lệ lệch bội và tỉ lệ làm tổ.
Nghiên cứu bao gồm 912 phôi từ 270 bệnh nhân. Phương pháp giải trình tự thế hệ mới (next generation sequencing – NGS) được sử dụng để kiểm tra 778 trong số 912 phôi về lệch bội. Sự co của phôi nang được đánh giá bằng cách sử dụng công cụ vẽ phôi để tính toán phần trăm co lại. Tổng cộng có 182 lần chuyển đơn phôi.
Kết quả:
Phôi được chia thành hai nhóm, nhóm thứ nhất là phôi co lại (nhóm CT) và nhóm thứ hai phôi không co lại (nhóm SE). Về tình trạng NST, 58,33% phôi trong nhóm SE là nguyên bội, trong khi 53,58% phôi trong nhóm CT là lệch bội. Sự khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê (p = 0,029), cho thấy phôi không co lại có khả năng nguyên bội cao hơn phôi co lại. Tỷ lệ có thai cũng cao hơn đáng kể giữa các phôi trong nhóm SE so với nhóm CT (63,10% so với 46,67%; p = 0,012). Cuối cùng, phôi trong nhóm CT mất nhiều thời gian hơn để đạt đến giai đoạn phôi nang so với phôi trong nhóm SE (105,28h so với 101,84h, p = 0,004). Tuổi của bệnh nhân không khác biệt đáng kể giữa các nhóm CT và SE, cho thấy tuổi có thể không phải là yếu tố gây co phôi.
Kết luận:
Phôi trong nhóm CT có tỷ lệ làm tổ thấp hơn, mất nhiều thời gian hơn để đạt đến giai đoạn phôi nang và có khả năng lệch bội cao hơn, bất kể tuổi mẹ. Do đó, sự co lại của phôi có thể là một tham số hữu ích trong việc lựa chọn phôi để chuyển.
Nguồn: Blastocyst contractions are strongly related with aneuploidy, lower implantation rates, and slow-cleaving embryos: a time lapse study. JBRA Assist Reprod. 2020 Jan 30;24(1):77-81. doi: 10.5935/1518-0557.20190053.
Một trong những thách thức quan trọng nhất trong IVF xoay quanh việc lựa chọn đơn phôi để chuyển và sinh con khỏe mạnh trong thời gian ngắn nhất có thể. Trong vài năm qua, timelapse ngày càng được sử dụng để cải thiện kết quả của việc lựa chọn phôi từ đánh giá hình thái truyền thống. Bộ nhiễm sắc thể (ploidy) của phôi không thể được dự đoán thông qua hình thái phôi mà phải dùng sinh học phân tử để đánh giá mặc dù một số đặc điểm hình thái có thể liên quan đến tỷ lệ lệch bội cao hơn. Trong việc lựa chọn phôi để chuyển cho bệnh nhân, khi kết hợp giữa đặc điểm hình thái với PGT-A và công nghệ time-lapse, có sự cải thiện rõ rệt về tỉ lệ làm tổ. Timelapse cho phép các chuyên viên phôi học theo dõi đầy đủ các sự kiện trong quá trình phát triển của phôi. Một trong những sự kiện có thể quan sát được nhờ timelapse là sự co lại của phôi (embryo contraction). Theo báo cáo năm 1929, sự co lại của phôi được định nghĩa là sự phân tách tự phát của vùng trong suốt (pellucid zone) và trophectoderm chỉ xảy ra từ giai đoạn phôi nang sớm. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này vẫn chưa được biết rõ. Sự mở rộng phôi được gây ra bởi một dòng chất lỏng ngoại bào thông qua các kênh nước aquaporin (AQP3 / AQP9) vào các tế bào trophectoderm do tăng nồng độ ion trong khoang bào (blastocoel). Các tài liệu trước đây cho thấy sự co lại của phôi có thể ức chế phôi nang thoát màng ở chuột, trong khi ở người, nó có thể liên quan đến việc làm giảm tỉ lệ làm tổ và tốc độ phân chia sau khi cấy ghép. Sự co lại của phôi và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển và khả năng tồn tại của phôi ít được nghiên cứu.
Nghiên cứu này nhằm đánh giá sự co lại của phôi bình thường sau PGT-A và để đánh giá liệu có mối quan hệ nào giữa sự co phôi, tỉ lệ lệch bội và tỉ lệ làm tổ.
Nghiên cứu bao gồm 912 phôi từ 270 bệnh nhân. Phương pháp giải trình tự thế hệ mới (next generation sequencing – NGS) được sử dụng để kiểm tra 778 trong số 912 phôi về lệch bội. Sự co của phôi nang được đánh giá bằng cách sử dụng công cụ vẽ phôi để tính toán phần trăm co lại. Tổng cộng có 182 lần chuyển đơn phôi.
Kết quả:
Phôi được chia thành hai nhóm, nhóm thứ nhất là phôi co lại (nhóm CT) và nhóm thứ hai phôi không co lại (nhóm SE). Về tình trạng NST, 58,33% phôi trong nhóm SE là nguyên bội, trong khi 53,58% phôi trong nhóm CT là lệch bội. Sự khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê (p = 0,029), cho thấy phôi không co lại có khả năng nguyên bội cao hơn phôi co lại. Tỷ lệ có thai cũng cao hơn đáng kể giữa các phôi trong nhóm SE so với nhóm CT (63,10% so với 46,67%; p = 0,012). Cuối cùng, phôi trong nhóm CT mất nhiều thời gian hơn để đạt đến giai đoạn phôi nang so với phôi trong nhóm SE (105,28h so với 101,84h, p = 0,004). Tuổi của bệnh nhân không khác biệt đáng kể giữa các nhóm CT và SE, cho thấy tuổi có thể không phải là yếu tố gây co phôi.
Kết luận:
Phôi trong nhóm CT có tỷ lệ làm tổ thấp hơn, mất nhiều thời gian hơn để đạt đến giai đoạn phôi nang và có khả năng lệch bội cao hơn, bất kể tuổi mẹ. Do đó, sự co lại của phôi có thể là một tham số hữu ích trong việc lựa chọn phôi để chuyển.
Nguồn: Blastocyst contractions are strongly related with aneuploidy, lower implantation rates, and slow-cleaving embryos: a time lapse study. JBRA Assist Reprod. 2020 Jan 30;24(1):77-81. doi: 10.5935/1518-0557.20190053.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Đánh giá chiều dài kênh cổ tử cung trên thai kỳ song thai doạ sinh non - Ngày đăng: 26-04-2020
Ảnh hưởng của sự tăng nhiệt độ trong quá trình rã đông đến sự sống và chức năng tinh trùng - Ngày đăng: 26-04-2020
Tổng quan hệ thống và phân tích gộp kết cục chu sinh ở thai kỳ có u mạch nhau - Ngày đăng: 26-04-2020
Tương quan giữa kích thước tinh hoàn và khả năng thu hồi tinh trùng ở vô tinh không do tắc - Ngày đăng: 26-04-2020
Mối liên hệ ẩn giấu giữa sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân và vô sinh không rõ nguyên nhân - Ngày đăng: 26-04-2020
Không có bằng chứng về SARS-CoV-2 trong tinh dịch của nam giới hồi phục sau khi mắc COVID-19 - Ngày đăng: 25-04-2020
Reactive oxygen species và khả năng sinh sản của nam giới - Ngày đăng: 25-04-2020
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÀM TĂNG KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG CREATINE KINASE CỦA PENTOXIFYLLINE - Ngày đăng: 25-04-2020
Hiệu quả lâm sàng khi thay đổi thời gian phôi ở môi trường cân bằng trong thủy tinh hóa - Ngày đăng: 25-04-2020
KẾT QUẢ THAI SAU BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG Ở NHÓM PHỤ NỮ TRẺ TUÔI GIẢM DỰ TRỮ BUỒNG TRỨNG - Ngày đăng: 25-04-2020
EXOSOME: DẤU ẤN SINH HỌC MỚI GIÚP PHÁT HIỆN BỆNH LÝ LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - Ngày đăng: 25-04-2020
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK