Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 18-03-2019 7:02pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

 Bs. Lê Tiểu My – Nhóm nghiên cứu sinh non - Bệnh viện Mỹ Đức

Những nghiên cứu về phương pháp dự phòng sinh non hiện nay vẫn là mối quan tâm hàng đầu của bác sĩ lâm sàng Sản khoa, vì đến nay, sinh non vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sơ sinh trên toàn thế giới.


                                  
Trong thực hành, có rất nhiều biện pháp được khuyến cáo trong dự phòng sinh non, có thể kể đến như progesterone, khâu cổ tử cung ngả âm đạo, đặt vòng nâng cổ tử cung hoặc tầm soát nhóm nguy cơ sinh non bằng siêu âm đo chiều dài kênh cổ tử cung… Nhưng thực tế lâm sàng vẫn có những trường hợp sinh non tái diễn dù đã được áp dụng các biện pháp dự phòng có bằng chứng là có hiệu quả. Nguyên nhân có thể do sinh non là hậu quả của nhiều tác động, nhiều cơ chế khác nhau nên khó có biện pháp nào hiệu quả ưu việt hoặc đáp ứng với mọi trường hợp. Trong trường hợp này, các chuyên gia khuyến cáo áp dụng khâu cổ tử cung ngả bụng.

Một tổng quan hệ thống gồm 26 nghiên cứu, tổng cộng 1.116 bệnh nhân được khâu cổ tử cung ngả bụng qua phẫu thuật mở bụng và 15 nghiên cứu trên 728 bệnh nhân khâu cổ tử cung ngả bụng qua phẫu thuật nội soi.

Kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ sống ở trẻ sơ sinh trong hai nhóm (89,9% nhóm khâu cổ tử cung ngả bụng so với 90,8% nhóm khâu cổ tử cung qua nội soi ổ bụng, p = 0,8). Những bệnh nhân sẩy thai ở tam cá nguyệt 1 bị loại khỏi nghiên cứu. Tỷ lệ sống ở trẻ sơ sinh ở nhóm khâu cổ tử cung qua nội soi ổ bụng cao hơn nhóm mở bụng (96,5% so với 90,1%; p < 0,01). Các kết cục khác ở nhóm khâu cổ tử cung bằng nội soi cũng tốt hơn khi so với khâu cổ tử cung mở bụng như tỷ lệ sinh sau 34 tuần cao hơn (82,9% so với 76%; p < 0,01); tỷ lệ sinh non từ 23 0/7 -  33 6/7 tuần thấp hơn (6,8% so với 14,8%; p < 0,01). Nhóm bệnh nhân khâu cổ tử cung qua nội soi cũng có tỷ lệ sẩy thai tam cá nguyệt 2 thấp hơn nhóm khâu cổ tử cung mở bụng (3,2% so với 7,8%; p < 0,01).

Nghiên cứu kết luận phương pháp khâu cổ tử cung ngả bụng qua nội soi có nhiều lợi ích hơn cho bệnh nhân, ít nhất cũng hạn chế xâm lấn hơn. Kết quả khảo sát này cũng có thể là thông tin hữu ích trong tư vấn và can thiệp cho những bệnh nhân tiền sử sinh non, dù đã được áp dụng các biện pháp dự phòng trong thai kỳ.
 
Lược dịch từ: Systematic review of transabdominal cerclage placed via laparascopy for the prevention of preterm birth – The journey of minimally invasive gunecology – Feb 2018

Các tin khác cùng chuyên mục:
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Năm 2020

New World Saigon hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 06 . 2025

Năm 2020

Cập nhật lịch tổ chức sự kiện và xuất bản ấn phẩm của ...

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời quý đồng nghiệp quan tâm đến hỗ trợ sinh sản tham ...

Y học sinh sản số 73 (Quý I . 2025) ra mắt ngày 20 . 3 . 2025 và ...

Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK