Tin tức
on Monday 03-12-2018 7:51am
Danh mục: Tin quốc tế
Chủ đề nằm nghỉ sau chuyển phôi đã được nhiều nghiên cứu đề cập và khảo sát, song nhiều bệnh nhân vẫn chủ động nằm nghỉ quá mức cần thiết sau chuyển phôi, thậm chí có người nằm nghỉ tại giường hàng tuần và hạn chế cả việc vệ sinh cá nhân. Ngay cả các trung tâm hỗ trợ sinh sản hiện nay cũng vẫn duy trì việc vận chuyển bệnh nhân bằng băng ca từ giường chuyển phôi sang giường lưu bệnh và cho bệnh nhân nằm nghỉ 1-2h sau chuyển phôi, một phần để làm bệnh nhân an tâm, một phần cũng còn lo ngại có thể làm phôi rớt ra ngoài theo trọng lực nếu bệnh nhân đứng dậy đi lại ngay sau chuyển phôi.
Tổng quan hệ thống và phân tích gộp của Craciunas L và Tsampras N năm 2016 cho thấy nằm nghỉ sau chuyển phôi không cải thiện tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ sinh sống, nhưng lại làm giảm tỉ lệ làm tổ của phôi. Phân tích gộp này tìm kiếm tất cả nghiên cứu phù hợp tiêu chuẩn bất kể ngôn ngữ, quốc gia nghiên cứu, cỡ mẫu và thiết kế có làm mù hay không. Có 4 RCT trên 757 phụ nữ phù hợp tiêu chuẩn được phân tích, trong đó 3 RCT cho BN trong nhóm nghiên cứu nằm nghỉ 24 giờ và 1 RCT cho BN (n=41) nằm nghỉ 10 đến 30 phút. Chất lượng của các nghiên cứu trong phân tích gộp ở mức trung bình do khả năng sai lệch báo cáo và mất mẫu. Tuy nhiên, kết quả của phân tích gộp và tổng quan y văn này tương đồng với các báo cáo trước đó cho thấy nằm nghỉ không mang lại lợi ích sau chuyển phôi. Ngoài ra, việc nằm nghỉ còn có thể ảnh hưởng xấu đến kết cục điều trị của thụ tinh trong ống nghiệm do gây lo lắng, căng thẳng cho bệnh nhân hơn.
Một nghiên cứu RCT của Sharayu Gaikwad và cộng sự so sánh 120 BN nằm nghỉ sau chuyển phôi 10 phút và 120 BN bước xuống giường ngay và đi lại sau chuyển phôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sinh sống cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm không nằm nghỉ so với nhóm nằm nghỉ 10 phút sau chuyển phôi (lần lượt là 56,7% và 41,6%, p = 0,02). Các kết cục khác của mẹ và trẻ sơ sinh không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Mặc dù kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sinh sống giảm ở nhóm nằm nghỉ sau chuyển phôi, các tác giả đề nghị không nên kết luận rằng việc nằm nghỉ sau chuyển phôi 10 phút làm giảm tỉ lệ sinh sống, mà chỉ nên đánh giá rằng việc nằm nghỉ sau chuyển phôi là thực sự không cần thiết, dù chỉ là 10 phút.
Nói tóm lại, nằm nghỉ sau chuyển phôi thực sự không cần thiết và không làm tăng khả năng có thai sau điều trị. Thậm chí, một số nghiên cứu cho thấy có thể ảnh hưởng bất lợi đến tỉ lệ làm tổ của phôi, đặc biệt là khi thời gian nằm nghỉ quá dài. Chúng ta nên trả bệnh nhân trở lại cuộc sống sinh hoạt thường ngày càng sớm càng tốt, nhằm giảm mức độ căng thẳng lo lắng cho bệnh nhân, mà không cần lo ngại kết cục điều trị bị ảnh hưởng.
BS Nguyễn Khánh Linh – IVFMD Phú Nhuận – BV Mỹ Đức Phú Nhuận
Tài liệu tham khảo:
Tổng quan hệ thống và phân tích gộp của Craciunas L và Tsampras N năm 2016 cho thấy nằm nghỉ sau chuyển phôi không cải thiện tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ sinh sống, nhưng lại làm giảm tỉ lệ làm tổ của phôi. Phân tích gộp này tìm kiếm tất cả nghiên cứu phù hợp tiêu chuẩn bất kể ngôn ngữ, quốc gia nghiên cứu, cỡ mẫu và thiết kế có làm mù hay không. Có 4 RCT trên 757 phụ nữ phù hợp tiêu chuẩn được phân tích, trong đó 3 RCT cho BN trong nhóm nghiên cứu nằm nghỉ 24 giờ và 1 RCT cho BN (n=41) nằm nghỉ 10 đến 30 phút. Chất lượng của các nghiên cứu trong phân tích gộp ở mức trung bình do khả năng sai lệch báo cáo và mất mẫu. Tuy nhiên, kết quả của phân tích gộp và tổng quan y văn này tương đồng với các báo cáo trước đó cho thấy nằm nghỉ không mang lại lợi ích sau chuyển phôi. Ngoài ra, việc nằm nghỉ còn có thể ảnh hưởng xấu đến kết cục điều trị của thụ tinh trong ống nghiệm do gây lo lắng, căng thẳng cho bệnh nhân hơn.
Một nghiên cứu RCT của Sharayu Gaikwad và cộng sự so sánh 120 BN nằm nghỉ sau chuyển phôi 10 phút và 120 BN bước xuống giường ngay và đi lại sau chuyển phôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sinh sống cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm không nằm nghỉ so với nhóm nằm nghỉ 10 phút sau chuyển phôi (lần lượt là 56,7% và 41,6%, p = 0,02). Các kết cục khác của mẹ và trẻ sơ sinh không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Mặc dù kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sinh sống giảm ở nhóm nằm nghỉ sau chuyển phôi, các tác giả đề nghị không nên kết luận rằng việc nằm nghỉ sau chuyển phôi 10 phút làm giảm tỉ lệ sinh sống, mà chỉ nên đánh giá rằng việc nằm nghỉ sau chuyển phôi là thực sự không cần thiết, dù chỉ là 10 phút.
Nói tóm lại, nằm nghỉ sau chuyển phôi thực sự không cần thiết và không làm tăng khả năng có thai sau điều trị. Thậm chí, một số nghiên cứu cho thấy có thể ảnh hưởng bất lợi đến tỉ lệ làm tổ của phôi, đặc biệt là khi thời gian nằm nghỉ quá dài. Chúng ta nên trả bệnh nhân trở lại cuộc sống sinh hoạt thường ngày càng sớm càng tốt, nhằm giảm mức độ căng thẳng lo lắng cho bệnh nhân, mà không cần lo ngại kết cục điều trị bị ảnh hưởng.
BS Nguyễn Khánh Linh – IVFMD Phú Nhuận – BV Mỹ Đức Phú Nhuận
Tài liệu tham khảo:
- Craciunas L, Tsampras N. Bed rest following embryo transfer might negatively affect the outcome of IVF/ICSI: a systematic review and meta-analysis. Hum Fertil (Camb). 2016 Apr;19(1):16-22. doi: 10.3109/14647273.2016.1148272. Epub 2016 Mar 17.
- Sharayu Gaikwad, Nicolas Garrido, Ana Cobo, Antonio Pellicer, José Remohi. Bed rest after embryo transfer negatively affects in vitro fertilization: a randomized controlled clinical trial. Fertility and Sterility 2013, Volume 100, Issue 3, Pages 729-735.e2.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tiềm năng phát triển của các phôi ngày 5 phát triển chậm - Ngày đăng: 05-12-2018
Biến chứng thai kì trong những chu kì chuyển phôi trữ so với chuyển phôi tươi ở bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) - Ngày đăng: 03-12-2018
Tỷ lệ trẻ sinh sống giảm khi chuyển những phôi khảm cấu trúc nhiễm sắc thể sau thực hiện kỹ thuật phân tích di truyền tiền làm tổ (PGT-A) - Ngày đăng: 30-11-2018
Sinh thiết phôi nang và các thao tác phòng thí nghiệm không làm ảnh hưởng đến đặc điểm phôi sau rã đông cũng như tỷ lệ làm tổ của phôi - Ngày đăng: 30-11-2018
Hiệu quả của kết hợp khâu ctc và progesterone so với progesterone đơn thuần trên đơn thai có cổ tử cung cực ngắn - Ngày đăng: 30-11-2018
Mối tương quan giữa tỉ lệ tạo thành phôi nang chất lượng tốt và nồng độ progesterone ngày tiêm mũi trưởng thành noãn trong chu kỳ IVF/ICSI-GnRH antagonist - Ngày đăng: 28-11-2018
Loại bỏ phân mảnh phôi ngày 2 sẽ cải thiện đáng kể sự phát triển và kết cục lâm sàng của phôi người thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 28-11-2018
Não úng thuỷ trong hội chứng Zika bẩm sinh - Ngày đăng: 28-11-2018
Di chuyển bằng đường hàng không và thai kỳ - Ngày đăng: 27-11-2018
Mối tương quan giữa số lượng tế bào sinh thiết và kết quả thai - Ngày đăng: 27-11-2018
Sốt xuât huyết trong thai kỳ và dị tật thần kinh bẩm sinh - Ngày đăng: 26-11-2018
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK