Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Saturday 14-10-2023 10:19pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CNXN. Nguyễn Thị Thanh Huệ - Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột

Chuẩn bị tinh trùng đóng vai trò quan trọng trong công nghệ hỗ trợ sinh sản. Mục đích là loại bỏ tinh tương và tinh trùng chết, yếu, dị dạng, các tế bào không phải tinh trùng, cô đặc và thu hồi mẫu có nhiều tinh trùng sống khoẻ mạnh, bơi nhanh, trưởng thành, chất nhiễm sắc cô đặc và tinh trùng có khả năng thụ tinh bình thường với noãn. Phương pháp ly tâm thang nồng độ (density gradient centrifugation – DGC) và Swim – up (SU) là những kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất, dựa vào ly tâm và sự di chuyển của tinh trùng. Phân loại tế bào bằng phương pháp hoạt hoá từ tính (Magnetic-activated cell sorting – MACS) là kỹ thuật dựa vào các hạt nano, các hạt từ tính hoạt động, liên hợp với protein hoặc kháng thể để chọn lọc tinh trùng. Teratozoospermia (TZs) được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm tinh trùng có hình dạng bình thường dưới giới hạn tham chiếu theo WHO. Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích chính là đánh giá ảnh hưởng của các kỹ thuật lọc rửa tinh trùng khác nhau (DGC, SU, DGC-SU, DGC-MACS) thông qua các thông số đánh giá chức năng tinh trùng ở các bệnh nhân nam Teratozoospermia. Trong đó, dựa vào độ phân mảnh DNA tinh trùng (Sperm DNA fragmentation - SDF) nhóm nghiên cứu chia làm các nhóm nhỏ gồm: SDF ≤ 20% và SDF > 20%. Đồng thời, nghiên cứu cũng đánh giá thêm tác động của các kỹ thuật chuẩn bị tinh trùng đối với sự thành công của các chu kỳ ICSI.
 
Nghiên cứu được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Sinh lý học sinh sản, Viện Động vật học, Khoa học đời sống, Đại học Quaid-i-Azam Islamabad, Pakistan từ tháng 01/2016 đến tháng 10/2021, có 385 bệnh nhân Teratozoospermia tham gia được chia làm 4 nhóm: DGC (n = 99), SU (n = 92), DGC-SU (n = 100), DGC-MACS (n = 94). Tinh dịch đồ được đánh giá theo tiêu chuẩn WHO 2010.
 
Các đặc điểm nhân khẩu học (tuổi bệnh nhân nam trung bình, chỉ số khối cơ thể, thời gian vô sinh, tuổi bệnh nhân nữ và hormone Anti-Mullerian (AMH)) không có sự khác biệt giữa 4 nhóm nghiên cứu. Nghiên cứu ghi nhận có sự giảm đáng kể tỷ lệ ROS (0,53 ± 0,5%), SDF (12,3 ± 4,7%) và CMA3 (21,9 ± 7,4%) ở nhóm nghiên cứu được chuẩn bị tinh trùng bằng phương pháp DGC-MACS khi so sánh với ba nhóm nghiên cứu còn lại. Dựa vào tỷ lệ tinh trùng phân mảnh DNA, các nhóm nghiên cứu được chia làm các nhóm nhỏ: SDF ≤ 20% và SDF > 20%. Khi so sánh tỷ lệ CMA3 trước và sau khi chuẩn bị tinh trùng, nhận thấy rằng không có sự khác biệt ở nhóm SDF>20%. Tuy nhiên, tỷ lệ CMA3 (18,4 ± 5%) thấp nhất và có ý nghĩa thống kê ở nhóm DGC-MACS. Ngoài ra, tỷ lệ phôi phân chia tăng đáng kể ở nhóm DGC-MACS. Về lâm sàng, nghiên cứu ghi nhận không có sự khác biệt về tỷ lệ làm tổ nhưng tỷ lệ mang thai cao đáng kể ở nhóm DGC-MACS (52,5 ± 45%).
 
Phân loại tế bào bằng hoạt hoá từ tính (MACS) là một phương pháp mới để chọn tinh trùng có ưu điểm là đơn giản, chi phí thấp, độ đặc hiệu và độ nhạy cao. Lựa chọn tinh trùng bằng phương pháp DGC-MACS cho thấy tinh trùng trưởng thành có nhiễm sắc thể cô đặc với tỷ lệ SDF, hàm lượng ROS thấp hơn và sống tốt hơn. Những kết quả này cho thấy chức năng tinh trùng có thể không bị ảnh hưởng bởi thao tác tiếp theo trong MACS. Khi những tinh trùng khiếm khuyết, có dấu hiệu apoptosis được loại bỏ, stress oxy hoá sẽ giảm, dẫn đến tăng tỷ lệ phôi phân chia và tỷ lệ mang thai có xu hướng tốt hơn. Do đó, chọn lọc tinh trùng bằng DGC-MACS giúp cải thiện được kết quả hỗ trợ sinh sản ở bệnh nhân Teratozoospermia.
 
Tóm lại, chuẩn bị tinh trùng bằng DGC-MACS là một phương pháp được lựa chọn để cải thiện tỷ lệ tinh trùng bình thường trưởng thành có nhiễm sắc thể cô đặc và toàn vẹn ở bệnh nhân Teratozoospermia, cho thấy sự an toàn và cải thiện kết quả hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên, cần có các nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn và sâu hơn để cung cấp thông tin toàn diện, tăng độ tin cậy của kết quả.
 
TLTK: Bibi, R.; Jahan, S.; Afsar, T.; Almajwal, A.; Hammadeh, M.E.; Amor, H.; Abusharha, A.; Razak, S. Analyzing the Differential Impact of Semen Preparation Methods on the Outcomes of Assisted Reproductive Techniques. Biomedicines 2023, 11, 467. https://doi.org/10.3390/biomedicines11020467
 

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK