Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 10-09-2009 8:14am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

rvs

 

Virus hợp bào hô hấp (respiratory syncytial virus – RSV)  thuộc gia đình paramyxovirus, có cấu trúc với ARN, có mặt ở khắp mọi nơi. Hai dưới nhóm RSV đã được xác định, bao gồm A và B, thường lưu hành đồng thời với nhau trong các vụ dịch hàng năm.

 


Ở vùng khí hậu ôn đới, đỉnh điểm mắc bệnh là vào mùa đông và các tháng đầu xuân. RSV là nguyên nhân quan trọng nhất gây viêm tiểu phế quản và viêm phổi siêu vi ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Hơn ½ trẻ nhũ nhi tại Hoa Kỳ bị nhiễm RSV trong năm tuổi đầu tiên  và gần 100% trẻ bị nhiễm virus này tính đến hết năm tuổi thứ hai. Loài người là nguồn chứa RSV duy nhất được biết cho đến hiện tại. Siêu vi lây nhiễm thông qua đường tiếp xúc gần, trực tiếp với các dịch tiết nhiễm virus.

Phần lớn trẻ khỏe mạnh không cần phải nhập viện trong đợt nhiễm RSV và tỷ lệ tử vong ở nhóm trẻ này < 1%. Tuy nhiên, ở trẻ nhũ nhi non tháng hoặc trẻ có bệnh lý nền như bệnh lý phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, nguy cơ mắc bệnh thể nặng sẽ tăng cao. Tỷ lệ nhập viện và tử vong trong nhóm này xấp xỉ 10% và 3%, theo thứ tự. Do chưa có vắc-xin ngừa nên cho đến thời điểm hiện tại, đa phần các nghiên cứu thường tập trung vào hiệu quả của liệu pháp dùng kháng thể thụ động. Hai sản phẩm kháng thể thụ động đã được cho phép sử dụng bao gồm:

  • RSV_IGIV(RespiGam, MedImmune, Gaithersburg), một chế phẩm kháng thể đa dòng dạng tiêm mạch, chiết xuất từ huyết tương người trưởng thành với nồng độ cao kháng thể trung hòa chống RSV, được chấp nhận bởi cơ quan quản lý dược phẩm Hoa Kỳ (United States Federal Drug Administration – FDA) vào 01/1996, cho phép sử dụng trên trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ hơn 24 tháng có bệnh lý phổi mạn tính hoặc có tiền căn sinh non (<35 tuần tuổi thai)
  • Palivizumab, được FDA chấp nhận cho sử dụng vào giữa năm 1998, là một chế phẩm kháng thể đơn dòng chống trực tiếp protein có vai trò hòa màng của RSV. Palivizumab được dùng đường tiêm bắp mỗi tháng trong mùa RSV.

Một câu hỏi được đặt ra từ đây là liệu trong hai chế phẩm trên, chế phẩm nào là lựa chọn tốt hơn trong việc phòng ngừa RSV thể nặng? Hiệu quả của chúng có cao hơn so với không sử dụng?

Xoay quanh vấn đề trên, Shaun K Morris và cộng sự đã thực hiện một phân tích nghiên cứu meta với nguồn tài liệu điện tử thu thập từ năm 1966 đến 04/2009. Những nghiên cứu thỏa tiêu chí nhận sẽ được đưa vào phân tích. Tiêu chí nhận cụ thể như sau:

  • Nghiên cứu mang tính ngẫu nhiên trong việc chọn lựa điều trị kháng thể đơn dòng, kháng thể đa dòng, giả dược hoặc không điều trị,
  • Kháng thể đơn dòng hoặc đa dòng được dùng với mục đích phòng bệnh

Kết quả ghi nhận cho thấy:

  • Có 6 nghiên cứu được đưa vào phân tích, 3 trong số đó sử dụng RSV-IGIV (bao gồm 533 ca ngẫu nhiên trong nhóm điều trị) và 3 nghiên cứu sử dụng palivizumab (bao gồm 1.663 ca ngẫu nhiên trong nhóm điều trị).
  • Nguy cơ tuyệt đối phải nhập viện trong nhóm chứng (điều trị với giả dược hoặc không điều trị) là 12%.  Tỷ số chênh khi so sánh tỷ lệ phải nhập viện giữa nhóm điều trị (bao gồm toàn bộ 2196 trẻ hoặc nhận kháng thể đơn dòng, hoặc nhận kháng thể đa dòng) là 0,53 so với nhóm chứng.
  • Khi chỉ so sánh nhóm trẻ điều trị với palivizumab với nhóm chứng, tỷ số chênh tương ứng tỷ lệ nhập viện là 0,5. Với trẻ nhận RSV-IGIV, tỷ số chênh là 0,59.
  • Việc sử dụng palivizumab dẫn đến sự cải thiện rõ rệt tỷ lệ trẻ phải nhập khoa hồi sức cấp cứu (tỷ số chênh 0,29). Không ghi nhận sự cải thiện có ý nghĩa thống kê đối với nguy cơ thở máy hay nguy cơ tử vong dù trẻ đượcsử dụng kháng thể phòng ngừa.
  • Trẻ sinh non < 35 tuần tuổi thai, trẻ với bệnh phổi mạn tính và bệnh tim bẩm sinh đều có sự cải thiện mang ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ RSV phải nhập viện, đặc biệt là đối với trẻ < 35 tuần tuổi thai.

Phân tích trên cho thấy cả palivizumab và RSV-IGIV đều làm giảm tỷ lệ RSV nặng phải nhập viện cũng như phải nhập ICU và hiệu quả của hai thuốc này có vẻ tương đương nhau. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong việc làm giảm tỷ lệ thở máy cũng như tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên, phân tích meta này lại phân tách riêng rẽ hiệu quả của palivizumab và RSV-IGIV trên các mức độ bệnh nhiễm RSV nặng nhẹ khác nhau. Vẫn cần phải có thêm những nghiên cứu khác nhằm có thể đánh giá hiệu quả của cả hai kháng thể này cùng lúc.

BS Nguyễn An Nghĩa

(Nguồn: BMC Infect Dis. 2009; 9: 106)

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

Năm 2020

Khách sạn Caravelle Saigon, Chủ nhật 21.1.2024 (9:00 - 11:15)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK