Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 01-09-2009 2:48pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

doctor baby

 

 

Viêm tiểu phế quản được xem là một bệnh lý tự giới hạn. Phần lớn các trường hợp bệnh chỉ ở mức độ nhẹ và có thể điều trị ngoại trú.

 



Thông thường, xử trí chủ yếu là các biện pháp điều trị nâng đỡ. Tuy nhiên, các nhân viên y tế nhiều lúc lại sử dụng các loại thuốc làm giảm triệu chứng VTPQ, với hy vọng có thể làm giảm sự khó chịu cả về mặt tinh thần lẫn thể chất cho trẻ và bố mẹ, làm giảm số lần tái khám và làm chậm tiến triển mức độ nặng của bệnh, cũng như giảm tỷ lệ nhập viện.

Cho đến hiện nay, các thông tin về hiệu quả của thuốc giãn phế quản trong điều trị VTPQ nhẹ ngoài khoa cấp cứu vẫn chưa có đầy đủ; phần lớn các nghiên cứu tập trung vào thuốc dạng khí dung. Đây chính là cơ sở để các tác giả Pankaj Gupta, Anju Aggarwal, Piyush Gupta, làm việc tại khoa Nhi và khoa Dược, trường đại học Y ở Delhi, Ấn Độ cùng các cộng sự thực hiện một nghiên cứu mù đôi, ngẫu nhiên, có đối chứng trên 140 trẻ tại khoa điều trị ngoại trú nhi một bệnh viện tuyến trung ương ở Bắc Ấn Độ.

Số trẻ này được chẩn đoán VTPQ cấp và không kèm theo dấu hiệu nặng bao gồm nhịp thở ≤ 70 lần/phút, nhịp tim ≤ 200 lần/phút, độ bão hòa oxy-hemoglobin ≥ 95% ở nhiệt độ phòng, không hoặc chỉ co kéo nhẹ cơ hô hấp phụ. Các trẻ được chia thành hai nhóm (n=70) và ngẫu nhiên được điều trị với salbutamol đường uống liều 0,1mg/kg/liều hoặc giả dược ba lần/ngày trong 7 ngày hoặc cho đến khi điều trị dứt triệu chứng nếu triệu chứng được điều trị hết sớm hơn 7 ngày. Thời gian theo dõi là 14 ngày. Các biến số giúp tiên lượng bao gồm: thời gian cần để điều trị hết bệnh, thời gian sốt, ho, sổ mũi, thời gian cần để trẻ có thể ăn uống và ngủ lại bình thường, tần suất nhập viện và tác dụng phụ của thuốc.

Kết quả thu được như sau:

· Thời gian điều trị trung bình tương tự nhau giữa hai nhóm,

· Không có bất kỳ một sai biệt mang ý nghĩa thống kê nào về thời gian trung bình trẻ có biểu hiện sốt, ho, sổ mũi, thở ồn, thời gian để trẻ ăn uống và ngủ bình thường trở lại, tần suất nhập viện cũng như các tác dụng phụ của thuốc, giữa hai nhóm,

· Run chi xuất hiện ở 5 trẻ trong nhóm sử dụng salbutamol.

Nghiên cứu trên cho thấy salbutamol đường uống không có lợi gì hơn so với giả dược trong việc làm giảm thời gian kéo dài các triệu chứng trong VTPQ cấp thể nhẹ ở trẻ em. Điều này giúp cho các bác sĩ lâm sàng quyết định tốt hơn trong điều trị VTPQ thể nhẹ.

BS Nguyễn An Nghĩa

(Nguồn: Indian Pediatrics, Volume 45, 17/07/2008)

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK