Tin tức
on Thursday 07-03-2024 8:30pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH: Đỗ Lê Đình Thiện – IVFMD Phú Nhuận
Giới thiệu
Độ dày nội mạc tử cung được đo thường quy trong chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng độ dày nội mạc tử cung giảm xuống dưới 8 mm tại thời điểm tiêm hCG trong các chu kỳ chuyển phôi tươi và dưới 7 mm tại thời điểm sử dụng progesterone trong chu kỳ chuyển phôi đông lạnh (FET) có liên quan đến việc giảm đáng kể tỷ lệ sinh sống. Lớp niêm mạc tử cung mỏng cũng có khả năng làm tăng nguy cơ sẩy thai tự nhiên, thai ngoài tử cung, nhau tiền đạo, trẻ sinh nhẹ cân, và một số biến chứng sản khoa khác.
Ngược lại, độ dày nội mạc tử cung từ 7-8mm có sự cải thiện về kết cục IVF. Một nghiên cứu hồi cứu với 6.331 chu kỳ chuyển phôi tươi cho thấy tỷ lệ sinh sống cao hơn ở nhóm có độ dày nội mạc tử cung ≥11mm so với nhóm có độ dày từ 7-11mm. Một nghiên cứu khác với 10.787 chu kỳ chuyển phôi tươi cho thấy nhóm có độ dày nội mạc tử cung >15mm có tỷ lệ thai lâm sàng cao hơn đáng kể khi so sánh với nhóm có độ dày từ 8-11mm hoặc 11-14,9mm. Một nghiên cứu thứ ba gồm 9.952 chu kỳ chuyển phôi tươi cho thấy tỷ lệ sinh sống cao hơn đáng kể ở nhóm có độ dày nội mạc tử cung >15mm so với nhóm 9-14mm.
Một nghiên cứu gần đây với 1.512 chu kỳ chuyển phôi trữ với ít nhất một phôi nang có chất lượng hình thái tốt đã cho thấy rằng độ dày nội mạc tử cung không dự đoán tỷ lệ sinh sống. Ngược lại, một nghiên cứu khác với 768 FET báo cáo rằng khả năng mang thai khi độ dày nội mạc tử cung <7 hoặc >14 mm là thấp nhất, trong khi cơ hội sinh sống đạt mức cao nhất khi độ dày nội mạc tử cung từ 9–14 mm và tốt hơn đáng kể so với nội mạc tử cung có độ dày 7–8 mm. Một nghiên cứu trên 2.997 chu kỳ chuyển phôi trữ cho thấy độ dày nội mạc tử cung <9 mm có tỷ lệ sinh sống thấp hơn so với ≥9 mm, nhưng không có sự khác biệt đáng kể giữa độ dày 9–13 mm so với ≥14 mm. Vì vậy, vẫn chưa rõ liệu tỷ lệ mang thai và sinh sống có ổn định ở một thời điểm nhất định hay chúng tiếp tục tăng khi độ dày nội mạc tử cung ngày càng tăng. Hơn nữa, vẫn chưa rõ liệu độ dày nội mạc tử cung tối ưu có giống nhau giữa các chu kỳ chuyển phôi tươi so với FET hay không. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu chính là xác định ảnh hưởng của việc gia tăng độ dày nội mạc tử cung đến tỷ lệ sinh sống trong các chu kỳ chuyển phôi tươi và đông lạnh.
Thiết kế nghiên cứu:
Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu phân tích kết quả của các chu kỳ chuyển phôi tự thân theo dữ liệu của Cơ quan đăng ký Hỗ Trợ Sinh Sản Canada (CARTR Plus) từ năm 2013 đến năm 2019 của 33 cơ sở thụ tinh ống nghiệm tại Canada. Độ dày nội mạc tử cung của các chu kỳ chuyển phôi tươi được ghi nhận từ ngày trigger, trong khi đó đối với các chu kỳ FET được ghi nhận trước khi tiêm progesterone hoặc có ghi nhận sự gia tăng LH hoặc sử dụng hCG.
Kết cục chính của nghiên cứu này là tỷ lệ mang thai lâm sàng, tỷ lệ sẩy thai và tỷ lệ sinh sống.
Trong chu kỳ chuyển phôi tươi, dữ liệu được phân tích mỗi khi nội mạc tử cung tăng 2mm trong khoảng 4-18mm. Ngược lại đối với chu kỳ chuyển phôi trữ, dữ liệu được phân tích mỗi khi nội mạc tử cung tăng 2mm trong khoảng từ 8-18mm. Với chu kỳ FET, lớp nội mạc tử cung <8mm được chia thành 3 nhóm là 4–5,9mm, 6–6,9mm, and 7–7,9mm. Phân tích phân nhóm cho các ca chọc hút có <4, 4-8, 9-12 và ≥13 noãn. Để phân tích, chúng tôi đã chia nội mạc tử cung thành 4 nhóm độ dày lần lượt là <8, 8-11,9, 12-15,9, ≥16mm.
Kết quả nghiên cứu:
Kết quả được ghi nhận bởi CARTR Plus từ ngày 1 tháng 1 năm 2013 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 với 96.760 chu kỳ chuyển phôi tự thân. Gồm 43.383 chu kỳ chuyển phôi tươi và 53.377 chu kỳ chuyển phôi trữ. Độ dày trung bình của các chu kỳ chuyển phôi tươi là 10,2 ± 2,3mm và 9,6 ± 1,9mm đối với chu kỳ chuyển phôi trữ. Trong thời gian 7 năm, tỷ lệ chuyển phôi tươi hàng năm giảm từ 57% xuống 31% và tỷ lệ chuyển phôi nang hàng năm tăng từ 51% lên 75% đối với phôi tươi và từ 68% lên 96% đối với phôi trữ.
Dữ liệu về kết quả của các chu kỳ chuyển phôi tươi cho thấy tỷ lệ sinh sống có sự cải thiện đáng kể khi độ dày nội mạc tử cung tăng thêm mỗi 2mm đến khi độ dày nội mạc >12mm thì sự khác biệt về tỷ lệ sinh sống không có ý nghĩa thống kê. Khi so sánh tỷ lệ sinh sống ở nhóm có độ dày nội mạc tử cung <6 mm (15,8%) với nhóm 6–7,9 mm (22,1%) hoặc nhóm 6–7,9mm với nhóm 8–9,9 mm (28,1%) hoặc nhóm 8–9,9 với nhóm 10–11,9 mm (31,8%) p<0,001). Tuy nhiên, khi so sánh tỷ lệ sinh sống ở nhóm 10–11,9 mm với độ dày nội mạc tử cung từ 12–13,9mm (33,4%) với p=0,03 và khi so sánh 12–13,9mm với 14–15,9 mm (33,7%) với p=0,88. So sánh tỷ lệ trẻ sinh sống ở nhóm 14–15,9mm so với 16–17,9mm (37,7%) và 16–17,9 so với ≥18 mm (33,8%) không có sự khác biệt đáng kể.
Để đánh giá tác động của tuổi đến kết quả sinh sống, chúng tôi chia thành 3 nhóm tuổi là <35, 35-39, ≥40. Ở mỗi nhóm tuổi, có sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ sinh sống trong các chu kỳ chuyển phôi khi nội mạc tử cung dày lên (p<0,001). Tuy nhiên, sự cải thiện này không còn có ý nghĩa thống kê khi vượt quá 10 mm (p=0,12 đối với 10–11,9mm so với 12–13,9 mm đối với phụ nữ ở độ tuổi <35, p=0,65 đối với phụ nữ ở độ tuổi 35–39 và p=0,29 đối với phụ nữ ≥40 tuổi).
Tỷ lệ sinh sống khi chuyển phôi ở giai đoạn phôi nang không có ý nghĩa thống kê khi độ dày nội mạc tử cung >12mm (p=0,89, nhóm 12-13,9mm so với nhóm 14-15,9mm) trong khi đối với chuyển phôi ở giai đoạn phôi phân chia là 10mm (p=0,52, nhóm 10-11,9mm so với nhóm 12-13,9mm).
Phân tích tỷ lệ sinh sống các chu kỳ chuyển phôi tươi cho các chu kỳ có <4 noãn, 4–8 noãn, 9–12 noãn và 13 noãn trở lên. Trong mỗi nhóm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh <8 với độ dày 8–11,9 mm (p<0,001). Tuy nhiên, đối với những chu kỳ lấy được <9 noãn, tỷ lệ sinh sống sẽ ổn định khi độ dày nội mạc tử cung đạt 8 mm (nhóm 8–11,9mm so với nhóm 12–15,9mm khi chọc hút được 4–8 trứng p=0,34). Ngược lại, khi số lượng noãn chọc hút ≥9 noãn, tỷ lệ sinh sống tiếp tục tăng lên đến khi độ dày nội mạc tử cung là 12 mm (8–11,9mm so với 12–15,9 mm, p<0,001; nhóm 12–15,9mm so với nhóm ≥16 mm, p>0,2).
FET có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ mang thai lâm sàng, tỷ lệ sinh sống và cân nặng trung bình khi sinh đơn khi nội mc tử cung dày lên. Tỷ lệ sinh sống tăng đáng kể ở độ dày nội mạc tử cung <6 mm (15,1%) lên 6–6,9 mm (22,6%) đến 7–7,9 mm (28,2%; p=0,005). Tuy nhiên, sau 7 mm, sự cải thiện về tỷ lệ sinh sống ở FET khi độ dày nội mạc tử cung ngày càng tăng bắt đầu giảm dần (29,4% đối với 8–9,9 mm so với 7–7,9 mm, p=0,23) và ổn định ở mức 10 mm (30,8%, p<0,01 so với 8–9,9 mm, p=1 đối với 10–11,9 mm so với 12–13,9 mm).
Trong các chu kỳ FET, tỷ lệ sinh sống tăng đáng kể khi độ dày nội mạc tử cung tăng đối với phụ nữ ở độ tuổi <35 (p<0,001), 35–39 (p<0,001) và ≥40 (p=0,049). Tuy nhiên, ở 2 nhóm tuổi trẻ hơn, không có sự cải thiện đáng kể về tỷ lệ sinh sống trong chu kỳ FET khi nội mạc tử cung đạt 7 mm. Khi phân tích chu kỳ FET theo thời gian chuyển phôi, sự khác biệt về tỷ lệ sinh sống với độ dày nội mạc tử cung ngày càng tăng có ý nghĩa thống kê khi phân tích chuyển phôi ở giai đoạn phôi nang (p<0,001), nhưng không có ý nghĩa đối với chuyển phôi phân chia (p=0,12). Đối với chuyển phôi nang đông lạnh, sự cải thiện về tỷ lệ sinh sống không còn có ý nghĩa thống kê khi nội mạc tử cung đạt độ dày 7 mm.
Kết luận:
Trong các chu kỳ chuyển phôi tươi, tỷ lệ sinh sống tăng lên khi độ dày nội mạc tử cung tăng lên cho đến 10–12 mm, và trong các chu kỳ FET tỷ lệ sinh sống ổn định ở 7-10 mm. Dường như không có độ dày nào làm suy giảm về kết quả mang thai.
Nguồn:
Mahutte N, Hartman M, Meng L, Lanes A, Luo ZC, Liu KE. Optimal endometrial thickness in fresh and frozen-thaw in vitro fertilization cycles: an analysis of live birth rates from 96,000 autologous embryo transfers. Fertil Steril. 2022 Apr;117(4):792-800.
Giới thiệu
Độ dày nội mạc tử cung được đo thường quy trong chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng độ dày nội mạc tử cung giảm xuống dưới 8 mm tại thời điểm tiêm hCG trong các chu kỳ chuyển phôi tươi và dưới 7 mm tại thời điểm sử dụng progesterone trong chu kỳ chuyển phôi đông lạnh (FET) có liên quan đến việc giảm đáng kể tỷ lệ sinh sống. Lớp niêm mạc tử cung mỏng cũng có khả năng làm tăng nguy cơ sẩy thai tự nhiên, thai ngoài tử cung, nhau tiền đạo, trẻ sinh nhẹ cân, và một số biến chứng sản khoa khác.
Ngược lại, độ dày nội mạc tử cung từ 7-8mm có sự cải thiện về kết cục IVF. Một nghiên cứu hồi cứu với 6.331 chu kỳ chuyển phôi tươi cho thấy tỷ lệ sinh sống cao hơn ở nhóm có độ dày nội mạc tử cung ≥11mm so với nhóm có độ dày từ 7-11mm. Một nghiên cứu khác với 10.787 chu kỳ chuyển phôi tươi cho thấy nhóm có độ dày nội mạc tử cung >15mm có tỷ lệ thai lâm sàng cao hơn đáng kể khi so sánh với nhóm có độ dày từ 8-11mm hoặc 11-14,9mm. Một nghiên cứu thứ ba gồm 9.952 chu kỳ chuyển phôi tươi cho thấy tỷ lệ sinh sống cao hơn đáng kể ở nhóm có độ dày nội mạc tử cung >15mm so với nhóm 9-14mm.
Một nghiên cứu gần đây với 1.512 chu kỳ chuyển phôi trữ với ít nhất một phôi nang có chất lượng hình thái tốt đã cho thấy rằng độ dày nội mạc tử cung không dự đoán tỷ lệ sinh sống. Ngược lại, một nghiên cứu khác với 768 FET báo cáo rằng khả năng mang thai khi độ dày nội mạc tử cung <7 hoặc >14 mm là thấp nhất, trong khi cơ hội sinh sống đạt mức cao nhất khi độ dày nội mạc tử cung từ 9–14 mm và tốt hơn đáng kể so với nội mạc tử cung có độ dày 7–8 mm. Một nghiên cứu trên 2.997 chu kỳ chuyển phôi trữ cho thấy độ dày nội mạc tử cung <9 mm có tỷ lệ sinh sống thấp hơn so với ≥9 mm, nhưng không có sự khác biệt đáng kể giữa độ dày 9–13 mm so với ≥14 mm. Vì vậy, vẫn chưa rõ liệu tỷ lệ mang thai và sinh sống có ổn định ở một thời điểm nhất định hay chúng tiếp tục tăng khi độ dày nội mạc tử cung ngày càng tăng. Hơn nữa, vẫn chưa rõ liệu độ dày nội mạc tử cung tối ưu có giống nhau giữa các chu kỳ chuyển phôi tươi so với FET hay không. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu chính là xác định ảnh hưởng của việc gia tăng độ dày nội mạc tử cung đến tỷ lệ sinh sống trong các chu kỳ chuyển phôi tươi và đông lạnh.
Thiết kế nghiên cứu:
Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu phân tích kết quả của các chu kỳ chuyển phôi tự thân theo dữ liệu của Cơ quan đăng ký Hỗ Trợ Sinh Sản Canada (CARTR Plus) từ năm 2013 đến năm 2019 của 33 cơ sở thụ tinh ống nghiệm tại Canada. Độ dày nội mạc tử cung của các chu kỳ chuyển phôi tươi được ghi nhận từ ngày trigger, trong khi đó đối với các chu kỳ FET được ghi nhận trước khi tiêm progesterone hoặc có ghi nhận sự gia tăng LH hoặc sử dụng hCG.
Kết cục chính của nghiên cứu này là tỷ lệ mang thai lâm sàng, tỷ lệ sẩy thai và tỷ lệ sinh sống.
Trong chu kỳ chuyển phôi tươi, dữ liệu được phân tích mỗi khi nội mạc tử cung tăng 2mm trong khoảng 4-18mm. Ngược lại đối với chu kỳ chuyển phôi trữ, dữ liệu được phân tích mỗi khi nội mạc tử cung tăng 2mm trong khoảng từ 8-18mm. Với chu kỳ FET, lớp nội mạc tử cung <8mm được chia thành 3 nhóm là 4–5,9mm, 6–6,9mm, and 7–7,9mm. Phân tích phân nhóm cho các ca chọc hút có <4, 4-8, 9-12 và ≥13 noãn. Để phân tích, chúng tôi đã chia nội mạc tử cung thành 4 nhóm độ dày lần lượt là <8, 8-11,9, 12-15,9, ≥16mm.
Kết quả nghiên cứu:
Kết quả được ghi nhận bởi CARTR Plus từ ngày 1 tháng 1 năm 2013 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 với 96.760 chu kỳ chuyển phôi tự thân. Gồm 43.383 chu kỳ chuyển phôi tươi và 53.377 chu kỳ chuyển phôi trữ. Độ dày trung bình của các chu kỳ chuyển phôi tươi là 10,2 ± 2,3mm và 9,6 ± 1,9mm đối với chu kỳ chuyển phôi trữ. Trong thời gian 7 năm, tỷ lệ chuyển phôi tươi hàng năm giảm từ 57% xuống 31% và tỷ lệ chuyển phôi nang hàng năm tăng từ 51% lên 75% đối với phôi tươi và từ 68% lên 96% đối với phôi trữ.
Dữ liệu về kết quả của các chu kỳ chuyển phôi tươi cho thấy tỷ lệ sinh sống có sự cải thiện đáng kể khi độ dày nội mạc tử cung tăng thêm mỗi 2mm đến khi độ dày nội mạc >12mm thì sự khác biệt về tỷ lệ sinh sống không có ý nghĩa thống kê. Khi so sánh tỷ lệ sinh sống ở nhóm có độ dày nội mạc tử cung <6 mm (15,8%) với nhóm 6–7,9 mm (22,1%) hoặc nhóm 6–7,9mm với nhóm 8–9,9 mm (28,1%) hoặc nhóm 8–9,9 với nhóm 10–11,9 mm (31,8%) p<0,001). Tuy nhiên, khi so sánh tỷ lệ sinh sống ở nhóm 10–11,9 mm với độ dày nội mạc tử cung từ 12–13,9mm (33,4%) với p=0,03 và khi so sánh 12–13,9mm với 14–15,9 mm (33,7%) với p=0,88. So sánh tỷ lệ trẻ sinh sống ở nhóm 14–15,9mm so với 16–17,9mm (37,7%) và 16–17,9 so với ≥18 mm (33,8%) không có sự khác biệt đáng kể.
Để đánh giá tác động của tuổi đến kết quả sinh sống, chúng tôi chia thành 3 nhóm tuổi là <35, 35-39, ≥40. Ở mỗi nhóm tuổi, có sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ sinh sống trong các chu kỳ chuyển phôi khi nội mạc tử cung dày lên (p<0,001). Tuy nhiên, sự cải thiện này không còn có ý nghĩa thống kê khi vượt quá 10 mm (p=0,12 đối với 10–11,9mm so với 12–13,9 mm đối với phụ nữ ở độ tuổi <35, p=0,65 đối với phụ nữ ở độ tuổi 35–39 và p=0,29 đối với phụ nữ ≥40 tuổi).
Tỷ lệ sinh sống khi chuyển phôi ở giai đoạn phôi nang không có ý nghĩa thống kê khi độ dày nội mạc tử cung >12mm (p=0,89, nhóm 12-13,9mm so với nhóm 14-15,9mm) trong khi đối với chuyển phôi ở giai đoạn phôi phân chia là 10mm (p=0,52, nhóm 10-11,9mm so với nhóm 12-13,9mm).
Phân tích tỷ lệ sinh sống các chu kỳ chuyển phôi tươi cho các chu kỳ có <4 noãn, 4–8 noãn, 9–12 noãn và 13 noãn trở lên. Trong mỗi nhóm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh <8 với độ dày 8–11,9 mm (p<0,001). Tuy nhiên, đối với những chu kỳ lấy được <9 noãn, tỷ lệ sinh sống sẽ ổn định khi độ dày nội mạc tử cung đạt 8 mm (nhóm 8–11,9mm so với nhóm 12–15,9mm khi chọc hút được 4–8 trứng p=0,34). Ngược lại, khi số lượng noãn chọc hút ≥9 noãn, tỷ lệ sinh sống tiếp tục tăng lên đến khi độ dày nội mạc tử cung là 12 mm (8–11,9mm so với 12–15,9 mm, p<0,001; nhóm 12–15,9mm so với nhóm ≥16 mm, p>0,2).
FET có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ mang thai lâm sàng, tỷ lệ sinh sống và cân nặng trung bình khi sinh đơn khi nội mc tử cung dày lên. Tỷ lệ sinh sống tăng đáng kể ở độ dày nội mạc tử cung <6 mm (15,1%) lên 6–6,9 mm (22,6%) đến 7–7,9 mm (28,2%; p=0,005). Tuy nhiên, sau 7 mm, sự cải thiện về tỷ lệ sinh sống ở FET khi độ dày nội mạc tử cung ngày càng tăng bắt đầu giảm dần (29,4% đối với 8–9,9 mm so với 7–7,9 mm, p=0,23) và ổn định ở mức 10 mm (30,8%, p<0,01 so với 8–9,9 mm, p=1 đối với 10–11,9 mm so với 12–13,9 mm).
Trong các chu kỳ FET, tỷ lệ sinh sống tăng đáng kể khi độ dày nội mạc tử cung tăng đối với phụ nữ ở độ tuổi <35 (p<0,001), 35–39 (p<0,001) và ≥40 (p=0,049). Tuy nhiên, ở 2 nhóm tuổi trẻ hơn, không có sự cải thiện đáng kể về tỷ lệ sinh sống trong chu kỳ FET khi nội mạc tử cung đạt 7 mm. Khi phân tích chu kỳ FET theo thời gian chuyển phôi, sự khác biệt về tỷ lệ sinh sống với độ dày nội mạc tử cung ngày càng tăng có ý nghĩa thống kê khi phân tích chuyển phôi ở giai đoạn phôi nang (p<0,001), nhưng không có ý nghĩa đối với chuyển phôi phân chia (p=0,12). Đối với chuyển phôi nang đông lạnh, sự cải thiện về tỷ lệ sinh sống không còn có ý nghĩa thống kê khi nội mạc tử cung đạt độ dày 7 mm.
Kết luận:
Trong các chu kỳ chuyển phôi tươi, tỷ lệ sinh sống tăng lên khi độ dày nội mạc tử cung tăng lên cho đến 10–12 mm, và trong các chu kỳ FET tỷ lệ sinh sống ổn định ở 7-10 mm. Dường như không có độ dày nào làm suy giảm về kết quả mang thai.
Nguồn:
Mahutte N, Hartman M, Meng L, Lanes A, Luo ZC, Liu KE. Optimal endometrial thickness in fresh and frozen-thaw in vitro fertilization cycles: an analysis of live birth rates from 96,000 autologous embryo transfers. Fertil Steril. 2022 Apr;117(4):792-800.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Báo cáo đầu tiên về in 3D sinh học tế bào tinh hoàn người in vitro - Ngày đăng: 05-03-2024
Lạc nội mạc tử cung, chất lượng noãn và phôi - Ngày đăng: 05-03-2024
Phân tích chuyển hóa của exosome cho thấy những thay đổi liên quan đến tuổi tác trong dịch nang buồng trứng - Ngày đăng: 05-03-2024
Mối liên quan giữa thời gian nuôi cấy phôi với nguy cơ trẻ sinh ra lớn so với tuổi thai (LGA) trong chu kỳ chuyển phôi đông lạnh - Ngày đăng: 05-03-2024
Hệ thống nuôi cấy phôi time-lapse được làm ẩm không cải thiện tỷ lệ thai diễn tiến: Một nghiên cứu hồi cứu áp dụng mô hình điểm xu hướng từ 496 chu kỳ ICSI điều trị lần đầu - Ngày đăng: 02-03-2024
Lệch bội ở noãn phụ nữ lớn tuổi: phân tích các nguyên nhân gây sai lệch trong giảm phân và sự tác động đến phát triển phôi - Ngày đăng: 27-02-2024
Mối liên quan giữa tình trạng nhiễm khuẩn của catheter với kết quả thai kỳ sau chuyển phôi - Ngày đăng: 21-02-2024
Lạc nội mạc tử cung chẩn đoán dưới siêu âm có liên quan đến tỉ lệ trẻ sinh sống thấp ở phụ nữ điều trị thụ tinh trong ống nghiệm lần đầu tiên - Ngày đăng: 21-02-2024
Đánh giá mối quan hệ giữa đột biến dòng mầm và dị tật tim bẩm sinh ở trẻ em sinh ra từ công nghệ hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 20-02-2024
Chất lượng không khí không tốt thứ phát sau cháy rừng liên quan đến tỉ lệ tạo phôi nang thấp - Ngày đăng: 20-02-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK