Tin tức
on Friday 14-03-2025 6:39am
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Trương Trần Minh Anh – IVF Tâm Anh
Tổng quan
Tuổi cha cao (APA) có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản và kết quả thai kỳ nhưng bằng chứng hiện nay vẫn còn mâu thuẫn. APA có liên quan đến các rối loạn thần kinh như tự kỷ và tâm thần phân liệt ở con, làm giảm khả năng thụ thai tự nhiên và tăng nguy cơ sảy thai sớm. Một số nghiên cứu cho thấy APA làm giảm tỷ lệ thụ tinh, phát triển phôi và tỷ lệ sinh sống (LBR), đặc biệt ở nam giới trên 40, 45 hoặc 50 tuổi, trong khi các nghiên cứu khác không tìm thấy mối liên hệ này. Ở chu kỳ IVF sử dụng trứng hiến tặng, đa số nghiên cứu không phát hiện APA ảnh hưởng đến kết quả thai kỳ, nhưng một số nghiên cứu lại chỉ ra tác động tiêu cực. Những khác biệt này có thể do yếu tố nhiễu, trong đó tuổi nữ giới là quan trọng nhất. Một số nghiên cứu cho rằng ICSI có thể khắc phục ảnh hưởng của APA. Để làm rõ vấn đề này, nghiên cứu hiện tại đã phân tích dữ liệu trên quy mô lớn, kiểm soát các yếu tố nhiễu và đánh giá cả ảnh hưởng của tinh dịch bất thường liên quan đến tuổi nam giới.
Vật liệu và phương pháp
Phân tích hồi cứu tất cả các chu kỳ IVF/ICSI tự thân đủ điều kiện có chọc hút trứng và dự định chuyển phôi tươi (ET) từ cơ sở dữ liệu của Cơ quan Sinh sản và Phôi học Anh (HFEA) từ ngày 1 tháng 1 năm 2017 đến ngày 31 tháng 12 năm 2018. Phụ nữ được phân nhóm theo độ tuổi: <35, 35–39, 40–42 và 43–44 tuổi; tuổi của đối tác nam được phân loại thành <35 (nhóm tham chiếu), 35–37, 38–39, 40–42, 43–44, 45–50, 51–55, 55–60 và >55 tuổi. Kiểm định Chi-square được sử dụng để so sánh dữ liệu nhị phân; hồi quy logistic đa biến được sử dụng để xác định mối liên quan giữa nhóm tuổi của nam và nữ đối với tỷ lệ sinh sống, đồng thời điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả này.
Kết quả
Tổng cộng 59.951 chu kỳ IVF/ICSI đáp ứng tiêu chí nghiên cứu, kết quả LBR theo số lần chọc hút trứng cũng như chuyển phôi không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi của nam giới khi nữ giới thuộc nhóm <35 tuổi hoặc từ 40–44 tuổi, bất kể có hay không vô sinh nam và phương pháp thực hiện là IVF hay ICSI. Tuy nhiên, khi phương pháp thụ tinh là IVF ở nhóm tuổi nữ 35–39, LBR trên mỗi lần chọc hút trứng giảm đáng kể khi tuổi nam giới cao, từ 27,0% ở nhóm nam <35 tuổi xuống còn 22,9% (P = 0,002), 22,0% (P = 0,006) và 18,8% (P = 0,004) ở các nhóm tuổi nam 40–44, 45–50 và >50, có bao gồm yếu tố vô sinh nam. Tương tự, LBR trên mỗi lần chọc hút giảm từ 27,6% ở nhóm nam 35 tuổi xuống còn 23,5% (P = 0,002) và 22,2% (P = 0,002) ở các nhóm tuổi nam 40–44 và lớn hơn trong các chu kỳ không có vô sinh nam. Tuy nhiên, tuổi nam giới không ảnh hưởng đến LBR trong bất kỳ nhóm tuổi nào của nữ giới khi thực hiện ICSI, bất kể có hay không có vô sinh nam. Xu hướng suy giảm tương tự của LBR theo số lần chọc hút và chuyển phôi cũng được quan sát thấy ở nhóm nữ 35–39 tuổi khi phân tích kết hợp cả IVF và ICSI. Kết quả vẫn không thay đổi khi chỉ phân tích chu kỳ điều trị đầu tiên (phân tích theo bệnh nhân) hoặc khi chỉ phân tích các chu kỳ chuyển đơn phôi nang, nhằm loại bỏ tác động của số lượng và giai đoạn phôi chuyển. Sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu, bao gồm tuổi của cả nam và nữ, số chu kỳ điều trị trước đó, tiền sử sinh sống, phương pháp thụ tinh (IVF hay ICSI), số lượng phôi chuyển và ngày (giai đoạn) chuyển phôi, tuổi của nam giới vẫn có mối liên quan đáng kể đến LBR trong nhóm tuổi nữ 35–39, nhưng không có ảnh hưởng khi nữ <35 tuổi hoặc 40–44 tuổi, dù có hay không có vô sinh nam. Tỷ lệ sảy thai trên mỗi lần chuyển đơn phôi có xu hướng tăng nhẹ (không có ý nghĩa thống kê) trong cả chu kỳ IVF và ICSI khi nam giới trên 55 tuổi và nữ giới dưới 40 tuổi, đặc biệt khi không có vô sinh nam.
Bàn luận
Phân tích dữ liệu quốc gia Vương quốc Anh cho thấy tuổi của nam giới ảnh hưởng đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) nhưng không ảnh hưởng đến phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI). Cụ thể, tỷ lệ sinh sống giảm đáng kể khi nam giới từ 40 tuổi trở lên và nữ giới trong độ tuổi 35-39, nhưng không có sự khác biệt khi nữ dưới 35 hoặc từ 40 tuổi trở lên. Đáng chú ý, khi sử dụng ICSI, tuổi nam không ảnh hưởng đến LBR dù có hay không có vô sinh nam, cho thấy phương pháp này có thể khắc phục các tác động tiêu cực của tuổi nam đối với khả năng sinh sản. Dữ liệu sinh học cơ bản cho thấy tuổi nam cao liên quan đến sự thay đổi của tinh hoàn, giảm số lượng tế bào Leydig, giảm thể tích tinh dịch và khả năng di động của tinh trùng. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng gợi ý rằng noãn từ phụ nữ trẻ có khả năng sửa chữa tổn thương DNA tinh trùng, giúp duy trì kết quả sinh sản tốt. Tuy nhiên, nghiên cứu có một số hạn chế do thiếu dữ liệu về chỉ số BMI, dự trữ buồng trứng và các yếu tố vô sinh nam chi tiết, đồng thời dữ liệu được trình bày theo nhóm tuổi thay vì từng cá nhân. Do đó, cần thêm nghiên cứu để xác nhận những phát hiện này và đánh giá vai trò của ICSI như một phương pháp hỗ trợ sinh sản cho nam giới lớn tuổi.
Nguồn: Datta, A. K., Campbell, S., Diaz-Fernandez, R., & Nargund, G. (2024). Livebirth rates are influenced by an interaction between male and female partners’ age: analysis of 59 951 fresh IVF/ICSI cycles with and without male infertility. Human Reproduction, 39(11), 2491-2500.
Tổng quan
Tuổi cha cao (APA) có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản và kết quả thai kỳ nhưng bằng chứng hiện nay vẫn còn mâu thuẫn. APA có liên quan đến các rối loạn thần kinh như tự kỷ và tâm thần phân liệt ở con, làm giảm khả năng thụ thai tự nhiên và tăng nguy cơ sảy thai sớm. Một số nghiên cứu cho thấy APA làm giảm tỷ lệ thụ tinh, phát triển phôi và tỷ lệ sinh sống (LBR), đặc biệt ở nam giới trên 40, 45 hoặc 50 tuổi, trong khi các nghiên cứu khác không tìm thấy mối liên hệ này. Ở chu kỳ IVF sử dụng trứng hiến tặng, đa số nghiên cứu không phát hiện APA ảnh hưởng đến kết quả thai kỳ, nhưng một số nghiên cứu lại chỉ ra tác động tiêu cực. Những khác biệt này có thể do yếu tố nhiễu, trong đó tuổi nữ giới là quan trọng nhất. Một số nghiên cứu cho rằng ICSI có thể khắc phục ảnh hưởng của APA. Để làm rõ vấn đề này, nghiên cứu hiện tại đã phân tích dữ liệu trên quy mô lớn, kiểm soát các yếu tố nhiễu và đánh giá cả ảnh hưởng của tinh dịch bất thường liên quan đến tuổi nam giới.
Vật liệu và phương pháp
Phân tích hồi cứu tất cả các chu kỳ IVF/ICSI tự thân đủ điều kiện có chọc hút trứng và dự định chuyển phôi tươi (ET) từ cơ sở dữ liệu của Cơ quan Sinh sản và Phôi học Anh (HFEA) từ ngày 1 tháng 1 năm 2017 đến ngày 31 tháng 12 năm 2018. Phụ nữ được phân nhóm theo độ tuổi: <35, 35–39, 40–42 và 43–44 tuổi; tuổi của đối tác nam được phân loại thành <35 (nhóm tham chiếu), 35–37, 38–39, 40–42, 43–44, 45–50, 51–55, 55–60 và >55 tuổi. Kiểm định Chi-square được sử dụng để so sánh dữ liệu nhị phân; hồi quy logistic đa biến được sử dụng để xác định mối liên quan giữa nhóm tuổi của nam và nữ đối với tỷ lệ sinh sống, đồng thời điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả này.
Kết quả
Tổng cộng 59.951 chu kỳ IVF/ICSI đáp ứng tiêu chí nghiên cứu, kết quả LBR theo số lần chọc hút trứng cũng như chuyển phôi không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi của nam giới khi nữ giới thuộc nhóm <35 tuổi hoặc từ 40–44 tuổi, bất kể có hay không vô sinh nam và phương pháp thực hiện là IVF hay ICSI. Tuy nhiên, khi phương pháp thụ tinh là IVF ở nhóm tuổi nữ 35–39, LBR trên mỗi lần chọc hút trứng giảm đáng kể khi tuổi nam giới cao, từ 27,0% ở nhóm nam <35 tuổi xuống còn 22,9% (P = 0,002), 22,0% (P = 0,006) và 18,8% (P = 0,004) ở các nhóm tuổi nam 40–44, 45–50 và >50, có bao gồm yếu tố vô sinh nam. Tương tự, LBR trên mỗi lần chọc hút giảm từ 27,6% ở nhóm nam 35 tuổi xuống còn 23,5% (P = 0,002) và 22,2% (P = 0,002) ở các nhóm tuổi nam 40–44 và lớn hơn trong các chu kỳ không có vô sinh nam. Tuy nhiên, tuổi nam giới không ảnh hưởng đến LBR trong bất kỳ nhóm tuổi nào của nữ giới khi thực hiện ICSI, bất kể có hay không có vô sinh nam. Xu hướng suy giảm tương tự của LBR theo số lần chọc hút và chuyển phôi cũng được quan sát thấy ở nhóm nữ 35–39 tuổi khi phân tích kết hợp cả IVF và ICSI. Kết quả vẫn không thay đổi khi chỉ phân tích chu kỳ điều trị đầu tiên (phân tích theo bệnh nhân) hoặc khi chỉ phân tích các chu kỳ chuyển đơn phôi nang, nhằm loại bỏ tác động của số lượng và giai đoạn phôi chuyển. Sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu, bao gồm tuổi của cả nam và nữ, số chu kỳ điều trị trước đó, tiền sử sinh sống, phương pháp thụ tinh (IVF hay ICSI), số lượng phôi chuyển và ngày (giai đoạn) chuyển phôi, tuổi của nam giới vẫn có mối liên quan đáng kể đến LBR trong nhóm tuổi nữ 35–39, nhưng không có ảnh hưởng khi nữ <35 tuổi hoặc 40–44 tuổi, dù có hay không có vô sinh nam. Tỷ lệ sảy thai trên mỗi lần chuyển đơn phôi có xu hướng tăng nhẹ (không có ý nghĩa thống kê) trong cả chu kỳ IVF và ICSI khi nam giới trên 55 tuổi và nữ giới dưới 40 tuổi, đặc biệt khi không có vô sinh nam.
Bàn luận
Phân tích dữ liệu quốc gia Vương quốc Anh cho thấy tuổi của nam giới ảnh hưởng đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) nhưng không ảnh hưởng đến phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI). Cụ thể, tỷ lệ sinh sống giảm đáng kể khi nam giới từ 40 tuổi trở lên và nữ giới trong độ tuổi 35-39, nhưng không có sự khác biệt khi nữ dưới 35 hoặc từ 40 tuổi trở lên. Đáng chú ý, khi sử dụng ICSI, tuổi nam không ảnh hưởng đến LBR dù có hay không có vô sinh nam, cho thấy phương pháp này có thể khắc phục các tác động tiêu cực của tuổi nam đối với khả năng sinh sản. Dữ liệu sinh học cơ bản cho thấy tuổi nam cao liên quan đến sự thay đổi của tinh hoàn, giảm số lượng tế bào Leydig, giảm thể tích tinh dịch và khả năng di động của tinh trùng. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng gợi ý rằng noãn từ phụ nữ trẻ có khả năng sửa chữa tổn thương DNA tinh trùng, giúp duy trì kết quả sinh sản tốt. Tuy nhiên, nghiên cứu có một số hạn chế do thiếu dữ liệu về chỉ số BMI, dự trữ buồng trứng và các yếu tố vô sinh nam chi tiết, đồng thời dữ liệu được trình bày theo nhóm tuổi thay vì từng cá nhân. Do đó, cần thêm nghiên cứu để xác nhận những phát hiện này và đánh giá vai trò của ICSI như một phương pháp hỗ trợ sinh sản cho nam giới lớn tuổi.
Nguồn: Datta, A. K., Campbell, S., Diaz-Fernandez, R., & Nargund, G. (2024). Livebirth rates are influenced by an interaction between male and female partners’ age: analysis of 59 951 fresh IVF/ICSI cycles with and without male infertility. Human Reproduction, 39(11), 2491-2500.
Các tin khác cùng chuyên mục:









TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Caravelle Hotel Saigon, thứ bảy 19 . 7 . 2025
Năm 2020
New World Saigon hotel, Thứ bảy ngày 14 . 6 . 2025
Năm 2020
New World Saigon hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 06 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời quý đồng nghiệp quan tâm đến hỗ trợ sinh sản tham ...

Y học sinh sản số 73 (Quý I . 2025) ra mắt ngày 20 . 3 . 2025 và ...

Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
FACEBOOK