Tin tức
on Tuesday 11-03-2025 1:02am
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Phạm Diệp Vũ Khang – IVF Tâm Anh
Giới thiệu
Đông lạnh đã dần trở thành trọng tâm trong hỗ trợ sinh sản (Assisted Reproductive Technology - ART) trong những thập kỷ qua, đối với cả noãn và phôi. Việc áp dụng thủy tinh hóa để đông lạnh phôi đã nhanh chóng thay thế đông lạnh chậm trong 2 thập kỷ qua. Quá trình thủy tinh hóa dựa trên việc sử dụng nồng độ cao chất bảo vệ đông lạnh và tốc độ đông lạnh hoặc rã đông cực nhanh mà không hình thành tinh thể đá trong tế bào. Kỹ thuật này là cuộc cách mạng hóa đối với đông lạnh trong các chu kỳ ART, với tỷ lệ sống của noãn và phôi cao hơn đáng kể và tỷ lệ thành công cao hơn so với đông lạnh chậm.
Hầu hết các quy trình thủy tinh hóa hoặc rã đông kéo dài 15–20 phút. Một số hệ thống bán tự động đã được đưa vào sử dụng gần đây. Tuy nhiên, các hệ thống này không được thiết kế để xử lý quá trình rã đông. Rã đông phôi nang bao gồm tiếp xúc liên tục với nồng độ chất bảo vệ đông lạnh giảm dần. Việc triển khai một quy trình mới về rã đông phôi không chỉ nên tập trung vào hình thái phôi và khả năng làm tổ mà còn vào các khía cạnh phân tử của sự phát triển phôi và đặc điểm tế bào.
Nghiên cứu này đánh giá biểu hiện của các marker ở các tế bào trong phôi nang được rã đông cực nhanh. Sau đó, so sánh kết quả phôi và thai kỳ sau khi chuyển phôi nang đông lạnh-rã đông theo phương pháp cực nhanh và phương pháp chuẩn.
Phương pháp
Đây là nghiên cứu kết hợp nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu lâm sàng.
Tỷ lệ sống và độ nở rộng của phôi nang hiến cho nghiên cứu được đánh giá sau khi thủy tinh hóa và rã đông theo quy trình cực nhanh. Sau đó, phôi được nhuộm huỳnh quang để tìm các marker tế bào chuyên biệt như GATA4 (marker của nội bì nguyên thủy), NR2F2 (marker của tế bào lá nuôi phôi bên ngoài), NANOG (ngoại bì nguyên thủy).
Ngoài ra, nghiên cứu còn so sánh đặc điểm phôi học và kết quả lâm sàng khi chuyển phôi thủy tinh hóa – rã đông theo quy trình chuẩn (nhóm 1) hoặc quy trình rã cực nhanh (nhóm 2).
Kết quả
Thí nghiệm nghiên cứu cơ bản
Tổng cộng 27 phôi nang (24 ngày 5 (D5) và 3 ngày 6 (D6)) được hiến cho mục đích nghiên cứu đã được rã đông cực nhanh, dẫn đến tỷ lệ sống là 100% và tỷ lệ tái nở rộng là 82%. Trong số đó, 21 phôi được cố định để chụp miễn dịch huỳnh quang. Có thể quan sát thấy các tế bào dương tính với GATA4 và NANOG riêng biệt trong khối tế bào bên trong (Inner Cell Mass - ICM). Các tế bào lá nuôi phôi dương tính với NR2F2.
Nghiên cứu thí điểm gần ngẫu nhiên
Tổng cộng có 92 phôi nang, trong đó nhóm 1 có 52 phôi nang (45 D5 và 7 D6) được rã đông trong 47 chu kỳ chuyển phôi nang thủy tinh hóa (Frozen Blastocyst Transfer - FBT). Tỷ lệ sống và tái nở rộng lần lượt là 100% và 80%. Tỷ lệ mang thai lâm sàng (Clinical Pregnancy Rate - CPR) là 36,2% và tỷ lệ trẻ sinh sống (Live Birth Rate - LBR) là 29,8%. Trong nhóm 2, 42 phôi nang (36 D5 và 6 D6) được rã trong 39 chu kỳ FBT. Tỷ lệ sống và tái nở rộng lần lượt là 100% và 76%. CPR là 38,4% và LBR là 30,7%.
Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu
Quy trình rã cực nhanh đã được triển khai vào tháng 8 năm 2022. Tỷ lệ sống và LBR trong khoảng thời gian 3 tháng tiếp theo (n = 336 phôi, 321 chu kỳ FBT) tương đương với những tỷ lệ được quan sát thấy trong khoảng thời gian 6 tháng trước khi thay đổi quy trình rã (n = 578 phôi, 547 chu kỳ FBT).
Bàn luận
Trong nghiên cứu thí điểm này, các tác giả đã chứng minh rằng việc làm ấm phôi nang bằng quy trình làm ấm 1 bước cực nhanh dẫn đến kết quả phôi học và lâm sàng tương đương so với quy trình làm ấm 3 bước thông thường.
Đây là nghiên cứu thí điểm với nhiều ưu điểm. Thứ nhất, đây là nghiên cứu đầu tiên thuộc loại thiết kế gần ngẫu nhiên. Thứ hai, việc theo dõi tiến cứu trên một cỡ mẫu lớn các chu kỳ đã mang lại thông tin lâm sàng đáng tin cậy về tính liên quan và an toàn lâm sàng của phương pháp rã đông cực nhanh. Thứ ba, việc kết hợp thử nghiệm lâm sàng với một số thí nghiệm cơ bản mang lại nhiều hiểu biết hơn về tính an toàn của phương pháp. Tuy nhiên, nghiên cứu thí điểm này cũng có một số hạn chế. Cần thêm những nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng (Randomized Controlled Trial - RCT) lớn hơn để theo dõi kết quả thai và trẻ sơ sinh. Thiết kế đơn trung tâm và việc sử dụng một loại môi trường thủy tinh hóa/rã đông cho thấy chưa thể đưa ra kết luận chung được.
Kết luận
Kết quả của nghiên cứu cho thấy quy trình này có vẻ hoạt động tốt như quy trình làm ấm thông thường, nhưng với thời gian kỹ thuật ngắn hơn nhiều, do đó là một cơ hội tuyệt vời để tăng tính linh hoạt và hiệu quả về thời gian trong các phòng IVF bận rộn với khối lượng công việc lớn.
Tài liệu tham khảo: Lammers, J., Reignier, A., Loubersac, S., Chaillot, M., & Freour, T. (2025). Ultra-Fast Warming Procedure of Vitrified Blastocysts Results in Maintained Embryology and Clinical Outcomes. Reproductive sciences (Thousand Oaks, Calif.), 32(2), 495–501. https://doi.org/10.1007/s43032-024-01762-x
Giới thiệu
Đông lạnh đã dần trở thành trọng tâm trong hỗ trợ sinh sản (Assisted Reproductive Technology - ART) trong những thập kỷ qua, đối với cả noãn và phôi. Việc áp dụng thủy tinh hóa để đông lạnh phôi đã nhanh chóng thay thế đông lạnh chậm trong 2 thập kỷ qua. Quá trình thủy tinh hóa dựa trên việc sử dụng nồng độ cao chất bảo vệ đông lạnh và tốc độ đông lạnh hoặc rã đông cực nhanh mà không hình thành tinh thể đá trong tế bào. Kỹ thuật này là cuộc cách mạng hóa đối với đông lạnh trong các chu kỳ ART, với tỷ lệ sống của noãn và phôi cao hơn đáng kể và tỷ lệ thành công cao hơn so với đông lạnh chậm.
Hầu hết các quy trình thủy tinh hóa hoặc rã đông kéo dài 15–20 phút. Một số hệ thống bán tự động đã được đưa vào sử dụng gần đây. Tuy nhiên, các hệ thống này không được thiết kế để xử lý quá trình rã đông. Rã đông phôi nang bao gồm tiếp xúc liên tục với nồng độ chất bảo vệ đông lạnh giảm dần. Việc triển khai một quy trình mới về rã đông phôi không chỉ nên tập trung vào hình thái phôi và khả năng làm tổ mà còn vào các khía cạnh phân tử của sự phát triển phôi và đặc điểm tế bào.
Nghiên cứu này đánh giá biểu hiện của các marker ở các tế bào trong phôi nang được rã đông cực nhanh. Sau đó, so sánh kết quả phôi và thai kỳ sau khi chuyển phôi nang đông lạnh-rã đông theo phương pháp cực nhanh và phương pháp chuẩn.
Phương pháp
Đây là nghiên cứu kết hợp nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu lâm sàng.
Tỷ lệ sống và độ nở rộng của phôi nang hiến cho nghiên cứu được đánh giá sau khi thủy tinh hóa và rã đông theo quy trình cực nhanh. Sau đó, phôi được nhuộm huỳnh quang để tìm các marker tế bào chuyên biệt như GATA4 (marker của nội bì nguyên thủy), NR2F2 (marker của tế bào lá nuôi phôi bên ngoài), NANOG (ngoại bì nguyên thủy).
Ngoài ra, nghiên cứu còn so sánh đặc điểm phôi học và kết quả lâm sàng khi chuyển phôi thủy tinh hóa – rã đông theo quy trình chuẩn (nhóm 1) hoặc quy trình rã cực nhanh (nhóm 2).
Kết quả
Thí nghiệm nghiên cứu cơ bản
Tổng cộng 27 phôi nang (24 ngày 5 (D5) và 3 ngày 6 (D6)) được hiến cho mục đích nghiên cứu đã được rã đông cực nhanh, dẫn đến tỷ lệ sống là 100% và tỷ lệ tái nở rộng là 82%. Trong số đó, 21 phôi được cố định để chụp miễn dịch huỳnh quang. Có thể quan sát thấy các tế bào dương tính với GATA4 và NANOG riêng biệt trong khối tế bào bên trong (Inner Cell Mass - ICM). Các tế bào lá nuôi phôi dương tính với NR2F2.
Nghiên cứu thí điểm gần ngẫu nhiên
Tổng cộng có 92 phôi nang, trong đó nhóm 1 có 52 phôi nang (45 D5 và 7 D6) được rã đông trong 47 chu kỳ chuyển phôi nang thủy tinh hóa (Frozen Blastocyst Transfer - FBT). Tỷ lệ sống và tái nở rộng lần lượt là 100% và 80%. Tỷ lệ mang thai lâm sàng (Clinical Pregnancy Rate - CPR) là 36,2% và tỷ lệ trẻ sinh sống (Live Birth Rate - LBR) là 29,8%. Trong nhóm 2, 42 phôi nang (36 D5 và 6 D6) được rã trong 39 chu kỳ FBT. Tỷ lệ sống và tái nở rộng lần lượt là 100% và 76%. CPR là 38,4% và LBR là 30,7%.
Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu
Quy trình rã cực nhanh đã được triển khai vào tháng 8 năm 2022. Tỷ lệ sống và LBR trong khoảng thời gian 3 tháng tiếp theo (n = 336 phôi, 321 chu kỳ FBT) tương đương với những tỷ lệ được quan sát thấy trong khoảng thời gian 6 tháng trước khi thay đổi quy trình rã (n = 578 phôi, 547 chu kỳ FBT).
Bàn luận
Trong nghiên cứu thí điểm này, các tác giả đã chứng minh rằng việc làm ấm phôi nang bằng quy trình làm ấm 1 bước cực nhanh dẫn đến kết quả phôi học và lâm sàng tương đương so với quy trình làm ấm 3 bước thông thường.
Đây là nghiên cứu thí điểm với nhiều ưu điểm. Thứ nhất, đây là nghiên cứu đầu tiên thuộc loại thiết kế gần ngẫu nhiên. Thứ hai, việc theo dõi tiến cứu trên một cỡ mẫu lớn các chu kỳ đã mang lại thông tin lâm sàng đáng tin cậy về tính liên quan và an toàn lâm sàng của phương pháp rã đông cực nhanh. Thứ ba, việc kết hợp thử nghiệm lâm sàng với một số thí nghiệm cơ bản mang lại nhiều hiểu biết hơn về tính an toàn của phương pháp. Tuy nhiên, nghiên cứu thí điểm này cũng có một số hạn chế. Cần thêm những nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng (Randomized Controlled Trial - RCT) lớn hơn để theo dõi kết quả thai và trẻ sơ sinh. Thiết kế đơn trung tâm và việc sử dụng một loại môi trường thủy tinh hóa/rã đông cho thấy chưa thể đưa ra kết luận chung được.
Kết luận
Kết quả của nghiên cứu cho thấy quy trình này có vẻ hoạt động tốt như quy trình làm ấm thông thường, nhưng với thời gian kỹ thuật ngắn hơn nhiều, do đó là một cơ hội tuyệt vời để tăng tính linh hoạt và hiệu quả về thời gian trong các phòng IVF bận rộn với khối lượng công việc lớn.
Tài liệu tham khảo: Lammers, J., Reignier, A., Loubersac, S., Chaillot, M., & Freour, T. (2025). Ultra-Fast Warming Procedure of Vitrified Blastocysts Results in Maintained Embryology and Clinical Outcomes. Reproductive sciences (Thousand Oaks, Calif.), 32(2), 495–501. https://doi.org/10.1007/s43032-024-01762-x
Các tin khác cùng chuyên mục:









TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Caravelle Hotel Saigon, thứ bảy 19 . 7 . 2025
Năm 2020
New World Saigon hotel, Thứ bảy ngày 14 . 6 . 2025
Năm 2020
New World Saigon hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 06 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời quý đồng nghiệp quan tâm đến hỗ trợ sinh sản tham ...

Y học sinh sản số 73 (Quý I . 2025) ra mắt ngày 20 . 3 . 2025 và ...

Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
FACEBOOK