Tin tức
on Friday 28-02-2025 2:34am
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Trần Thị Hoa Phượng – IVF Tâm Anh
GIỚI THIỆU
Trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản (ART), xét nghiệm di truyền tiền làm tổ để phát hiện lệch bội (Preimplantation Genetic Testing for Aneuploidy – PGT-A) đã trở thành một công cụ quan trọng để sàng lọc phôi trước chuyển. PGT-A cho phép xác định các phôi có số lượng nhiễm sắc thể bất thường (lệch bội), từ đó giúp tăng cơ hội mang thai thành công và giảm nguy cơ sẩy thai. Tuy nhiên, một vấn đề phức tạp nảy sinh khi PGT-A phát hiện ra tình trạng khảm nhiễm sắc thể ở phôi. Khảm nhiễm sắc thể là hiện tượng một phôi có hai hoặc nhiều dòng tế bào khác mặt di truyền và nó có thể có nguồn gốc từ bố hoặc mẹ. Điều này có nghĩa là một số tế bào trong phôi khảm có thể có số lượng nhiễm sắc thể bình thường (euploid), trong khi những tế bào khác lại có số lượng nhiễm sắc thể bất thường (aneuploid), vì vậy phôi khảm khác với phôi nguyên bội (tất cả tế bào bình thường) và phôi lệch bội (tất cả tế bào bất thường).
Chuyển phôi khảm có thể là cơ hội duy nhất cho những bệnh nhân có ít hoặc không có phôi nguyên bội (euploid). Mặt khác, phôi khảm có liên quan đến tỷ lệ làm tổ thấp hơn và nguy cơ sẩy thai cao hơn so với phôi nguyên bội. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu thai kỳ từ phôi khảm phát triển đủ tháng thì trẻ sau sinh hoàn toàn khoẻ mạnh. Điều này làm dấy lên giả thuyết rằng tình trạng khảm có thể tự điều chỉnh các tế bào aneuploid dần thay thế thành các tế bào euploid trong quá trình phát triển của thai nhi.
Để làm rõ những rủi ro và lợi ích liên quan đến việc chuyển phôi khảm, một nghiên cứu đa trung tâm đã được Viotti và cộng sự (2023) thực hiện để phân tích kết quả nhiễm sắc thể (NST), kết quả thai kỳ và sơ sinh của các phôi được phân loại là phôi khảm bằng PGT-A. Mục tiêu chính của nghiên cứu là cung cấp thông tin chi tiết hơn về tỷ lệ sẩy thai tự nhiên, cân nặng khi sinh, thời gian mang thai, tỷ lệ dị tật bẩm sinh và tình trạng NST trong quá trình mang thai ở những trường hợp chuyển phôi khảm.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nghiên cứu này là một phân tích hồi cứu dữ liệu được thu thập từ nhiều trung tâm hỗ trợ sinh sản từ năm 2017 đến năm 2023 bao gồm các bệnh nhân vô sinh đã trải qua điều trị IVF và xét nghiệm PGT-A. Phôi được phân loại là euploid hoặc khảm dựa trên kết quả PGT-A. Phôi khảm là phôi có phạm vi ICN (Intermediate Copy Numbers) được xác định là khoảng giá trị từ 1,2 đến 1,8 cho hiện tượng mất NST dạng khảm hoặc từ 2,2 đến 2,8 cho hiện tượng tăng NST dạng khảm (hay còn gọi là ngưỡng 20%–80%). Các trung tâm tham gia nghiên cứu đều sử dụng cùng một tiêu chí để xác định kết quả khảm và tất cả các phôi trong nghiên cứu đều trải qua PGT-A bằng xét nghiệm Giải trình tự gen thế hệ mới giúp sàng lọc dị tật thai nhi không xâm lấn (Veriseq Next Generation Sequencing).
Phân tích thống kê được thực hiện bằng phần mềm Prism (GraphPad). So sánh kết quả giữa các nhóm được thực hiện bằng các phép kiểm định χ² và kiểm định Fisher hoặc kiểm định hai phía (two-tailed test).
KẾT QUẢ
Kết quả đã được Viotti và cộng sự (2023) tổng hợp từ 914/2031 phôi khảm và 771/8672 phôi nguyên bội cho thấy rằng phôi khảm có tỷ lệ sẩy thai tự nhiên cao hơn đáng kể so với phôi nguyên bội (22,2% so với 8,9%). Đặc biệt, phôi dạng khảm ảnh hưởng đến toàn bộ nhiễm sắc thể có nguy cơ sẩy thai cao nhất (27,6%). Phần lớn các trường hợp sẩy thai xảy ra rất sớm trong thai kỳ, thể hiện qua việc không quan sát thấy nhịp tim thai. Không có sự khác biệt đáng kể về cân nặng trung bình khi sinh (3,052g so với 3,118g) và thời gian mang thai (265 ngày so với 267 ngày) giữa trẻ sơ sinh từ phôi khảm và phôi nguyên bội, kể cả phôi dạng khảm ảnh hưởng đến toàn bộ nhiễm sắc thể. Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân, rất nhẹ cân, sinh non và rất non cũng tương tự giữa các nhóm. Trong số trẻ sơ sinh từ phôi khảm, chỉ có một trường hợp được báo cáo là có dị tật bẩm sinh lớn (dị tật tim).
Kết quả phân tích NST của phần lớn thai kỳ từ phôi khảm có kết quả xét nghiệm trước khi sinh bình thường (236/250 chiếm 94,4%).
Qua đó, nghiên cứu này cho thấy việc chuyển phôi khảm vẫn có thể sinh ra trẻ sơ sinh khỏe mạnh, nhưng cũng đi kèm với nguy cơ sẩy thai cao hơn. Những phát hiện này tương đồng với các kết luận của Gardner và cộng sự (1999), Itoi và cộng sự (2015), cho thấy rằng tình trạng khảm thường tự điều chỉnh trong quá trình phát triển của thai nhi.
Cơ chế tự điều chỉnh của khảm NST có thể liên quan đến sự tăng sinh khác biệt của các tế bào euploid so với các tế bào aneuploid. Các tế bào euploid có khả năng phân chia và phát triển tốt hơn, trong khi các tế bào aneuploid có xu hướng bị loại bỏ thông qua quá trình apoptosis (chết theo chương trình). Ngoài ra, tình trạng khảm có thể chỉ giới hạn ở lớp tế bào lá nuôi phôi bên ngoài (trophectoderm) chứ không phải khối tế bào bên trong (inner cell mass). Tuy nhiên, quá trình tự điều chỉnh không phải lúc nào cũng hiệu quả 100%. Trong một số ít trường hợp, tình trạng khảm có thể tồn tại trong suốt thai kỳ và dẫn đến các biến chứng. Nghiên cứu này đã xác định được một số trường hợp tình trạng khảm được phát hiện bằng PGT-A vẫn còn trong quá trình mang thai là trường hợp dẫn đến việc chấm dứt thai kỳ do phát hiện các bất thường cấu trúc NST nghiêm trọng ở thai nhi. Ở các trường hợp còn lại, mặc dù dẫn đến trẻ sơ sinh không có dị tật bẩm sinh rõ ràng, nhưng cần theo dõi thêm. Nghiên cứu còn tồn tại một số hạn chế cần được xem xét. Thứ nhất, kích thước mẫu còn hạn chế, đặc biệt là số lượng thai kỳ có kết quả xét nghiệm trước khi sinh. Thứ hai, việc thu thập thông tin sức khỏe của trẻ sơ sinh dựa vào báo cáo của bệnh nhân, có thể dẫn đến sai lệch. Thứ ba, nghiên cứu này chỉ sử dụng một loại xét nghiệm PGT-A duy nhất, do đó kết quả có thể không áp dụng được cho các loại xét nghiệm PGT khác.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu này cung cấp thông tin quan trọng để giúp các bác sĩ lâm sàng và bệnh nhân đưa ra quyết định sáng suốt hơn về việc chuyển phôi khảm. Mặc dù phôi khảm có nguy cơ sẩy thai cao hơn, nhưng phần lớn các trường hợp đều sinh ra trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Tuy nhiên, cần tư vấn di truyền toàn diện và xét nghiệm trước khi sinh cho bệnh nhân khi xem xét chuyển phôi khảm. Điều quan trọng là phải thảo luận về những rủi ro và lợi ích tiềm ẩn của việc chuyển phôi khảm, cũng như các lựa chọn thay thế, chẳng hạn như thụ tinh ống nghiệm nhiều lần, sử dụng noãn hoặc phôi hiến tặng.
Viotti, M., Greco, E., Grifo, J. A., Madjunkov, M., Librach, C., Cetinkaya, M., ... & Spinella, F. (2023). Chromosomal, gestational, and neonatal outcomes of embryos classified as a mosaic by preimplantation genetic testing for aneuploidy. Fertility and Sterility, 120(5), 957-966.
GIỚI THIỆU
Trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản (ART), xét nghiệm di truyền tiền làm tổ để phát hiện lệch bội (Preimplantation Genetic Testing for Aneuploidy – PGT-A) đã trở thành một công cụ quan trọng để sàng lọc phôi trước chuyển. PGT-A cho phép xác định các phôi có số lượng nhiễm sắc thể bất thường (lệch bội), từ đó giúp tăng cơ hội mang thai thành công và giảm nguy cơ sẩy thai. Tuy nhiên, một vấn đề phức tạp nảy sinh khi PGT-A phát hiện ra tình trạng khảm nhiễm sắc thể ở phôi. Khảm nhiễm sắc thể là hiện tượng một phôi có hai hoặc nhiều dòng tế bào khác mặt di truyền và nó có thể có nguồn gốc từ bố hoặc mẹ. Điều này có nghĩa là một số tế bào trong phôi khảm có thể có số lượng nhiễm sắc thể bình thường (euploid), trong khi những tế bào khác lại có số lượng nhiễm sắc thể bất thường (aneuploid), vì vậy phôi khảm khác với phôi nguyên bội (tất cả tế bào bình thường) và phôi lệch bội (tất cả tế bào bất thường).
Chuyển phôi khảm có thể là cơ hội duy nhất cho những bệnh nhân có ít hoặc không có phôi nguyên bội (euploid). Mặt khác, phôi khảm có liên quan đến tỷ lệ làm tổ thấp hơn và nguy cơ sẩy thai cao hơn so với phôi nguyên bội. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu thai kỳ từ phôi khảm phát triển đủ tháng thì trẻ sau sinh hoàn toàn khoẻ mạnh. Điều này làm dấy lên giả thuyết rằng tình trạng khảm có thể tự điều chỉnh các tế bào aneuploid dần thay thế thành các tế bào euploid trong quá trình phát triển của thai nhi.
Để làm rõ những rủi ro và lợi ích liên quan đến việc chuyển phôi khảm, một nghiên cứu đa trung tâm đã được Viotti và cộng sự (2023) thực hiện để phân tích kết quả nhiễm sắc thể (NST), kết quả thai kỳ và sơ sinh của các phôi được phân loại là phôi khảm bằng PGT-A. Mục tiêu chính của nghiên cứu là cung cấp thông tin chi tiết hơn về tỷ lệ sẩy thai tự nhiên, cân nặng khi sinh, thời gian mang thai, tỷ lệ dị tật bẩm sinh và tình trạng NST trong quá trình mang thai ở những trường hợp chuyển phôi khảm.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nghiên cứu này là một phân tích hồi cứu dữ liệu được thu thập từ nhiều trung tâm hỗ trợ sinh sản từ năm 2017 đến năm 2023 bao gồm các bệnh nhân vô sinh đã trải qua điều trị IVF và xét nghiệm PGT-A. Phôi được phân loại là euploid hoặc khảm dựa trên kết quả PGT-A. Phôi khảm là phôi có phạm vi ICN (Intermediate Copy Numbers) được xác định là khoảng giá trị từ 1,2 đến 1,8 cho hiện tượng mất NST dạng khảm hoặc từ 2,2 đến 2,8 cho hiện tượng tăng NST dạng khảm (hay còn gọi là ngưỡng 20%–80%). Các trung tâm tham gia nghiên cứu đều sử dụng cùng một tiêu chí để xác định kết quả khảm và tất cả các phôi trong nghiên cứu đều trải qua PGT-A bằng xét nghiệm Giải trình tự gen thế hệ mới giúp sàng lọc dị tật thai nhi không xâm lấn (Veriseq Next Generation Sequencing).
Phân tích thống kê được thực hiện bằng phần mềm Prism (GraphPad). So sánh kết quả giữa các nhóm được thực hiện bằng các phép kiểm định χ² và kiểm định Fisher hoặc kiểm định hai phía (two-tailed test).
KẾT QUẢ
Kết quả đã được Viotti và cộng sự (2023) tổng hợp từ 914/2031 phôi khảm và 771/8672 phôi nguyên bội cho thấy rằng phôi khảm có tỷ lệ sẩy thai tự nhiên cao hơn đáng kể so với phôi nguyên bội (22,2% so với 8,9%). Đặc biệt, phôi dạng khảm ảnh hưởng đến toàn bộ nhiễm sắc thể có nguy cơ sẩy thai cao nhất (27,6%). Phần lớn các trường hợp sẩy thai xảy ra rất sớm trong thai kỳ, thể hiện qua việc không quan sát thấy nhịp tim thai. Không có sự khác biệt đáng kể về cân nặng trung bình khi sinh (3,052g so với 3,118g) và thời gian mang thai (265 ngày so với 267 ngày) giữa trẻ sơ sinh từ phôi khảm và phôi nguyên bội, kể cả phôi dạng khảm ảnh hưởng đến toàn bộ nhiễm sắc thể. Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân, rất nhẹ cân, sinh non và rất non cũng tương tự giữa các nhóm. Trong số trẻ sơ sinh từ phôi khảm, chỉ có một trường hợp được báo cáo là có dị tật bẩm sinh lớn (dị tật tim).
Kết quả phân tích NST của phần lớn thai kỳ từ phôi khảm có kết quả xét nghiệm trước khi sinh bình thường (236/250 chiếm 94,4%).
Qua đó, nghiên cứu này cho thấy việc chuyển phôi khảm vẫn có thể sinh ra trẻ sơ sinh khỏe mạnh, nhưng cũng đi kèm với nguy cơ sẩy thai cao hơn. Những phát hiện này tương đồng với các kết luận của Gardner và cộng sự (1999), Itoi và cộng sự (2015), cho thấy rằng tình trạng khảm thường tự điều chỉnh trong quá trình phát triển của thai nhi.
Cơ chế tự điều chỉnh của khảm NST có thể liên quan đến sự tăng sinh khác biệt của các tế bào euploid so với các tế bào aneuploid. Các tế bào euploid có khả năng phân chia và phát triển tốt hơn, trong khi các tế bào aneuploid có xu hướng bị loại bỏ thông qua quá trình apoptosis (chết theo chương trình). Ngoài ra, tình trạng khảm có thể chỉ giới hạn ở lớp tế bào lá nuôi phôi bên ngoài (trophectoderm) chứ không phải khối tế bào bên trong (inner cell mass). Tuy nhiên, quá trình tự điều chỉnh không phải lúc nào cũng hiệu quả 100%. Trong một số ít trường hợp, tình trạng khảm có thể tồn tại trong suốt thai kỳ và dẫn đến các biến chứng. Nghiên cứu này đã xác định được một số trường hợp tình trạng khảm được phát hiện bằng PGT-A vẫn còn trong quá trình mang thai là trường hợp dẫn đến việc chấm dứt thai kỳ do phát hiện các bất thường cấu trúc NST nghiêm trọng ở thai nhi. Ở các trường hợp còn lại, mặc dù dẫn đến trẻ sơ sinh không có dị tật bẩm sinh rõ ràng, nhưng cần theo dõi thêm. Nghiên cứu còn tồn tại một số hạn chế cần được xem xét. Thứ nhất, kích thước mẫu còn hạn chế, đặc biệt là số lượng thai kỳ có kết quả xét nghiệm trước khi sinh. Thứ hai, việc thu thập thông tin sức khỏe của trẻ sơ sinh dựa vào báo cáo của bệnh nhân, có thể dẫn đến sai lệch. Thứ ba, nghiên cứu này chỉ sử dụng một loại xét nghiệm PGT-A duy nhất, do đó kết quả có thể không áp dụng được cho các loại xét nghiệm PGT khác.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu này cung cấp thông tin quan trọng để giúp các bác sĩ lâm sàng và bệnh nhân đưa ra quyết định sáng suốt hơn về việc chuyển phôi khảm. Mặc dù phôi khảm có nguy cơ sẩy thai cao hơn, nhưng phần lớn các trường hợp đều sinh ra trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Tuy nhiên, cần tư vấn di truyền toàn diện và xét nghiệm trước khi sinh cho bệnh nhân khi xem xét chuyển phôi khảm. Điều quan trọng là phải thảo luận về những rủi ro và lợi ích tiềm ẩn của việc chuyển phôi khảm, cũng như các lựa chọn thay thế, chẳng hạn như thụ tinh ống nghiệm nhiều lần, sử dụng noãn hoặc phôi hiến tặng.
Viotti, M., Greco, E., Grifo, J. A., Madjunkov, M., Librach, C., Cetinkaya, M., ... & Spinella, F. (2023). Chromosomal, gestational, and neonatal outcomes of embryos classified as a mosaic by preimplantation genetic testing for aneuploidy. Fertility and Sterility, 120(5), 957-966.
Các tin khác cùng chuyên mục:










TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Caravelle Hotel Saigon, thứ bảy 19 . 7 . 2025
Năm 2020
New World Saigon hotel, Thứ bảy ngày 14 . 6 . 2025
Năm 2020
New World Saigon hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 06 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời quý đồng nghiệp quan tâm đến hỗ trợ sinh sản tham ...

Y học sinh sản số 73 (Quý I . 2025) ra mắt ngày 20 . 3 . 2025 và ...

Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
FACEBOOK