Tin tức
on Friday 28-02-2025 2:32am
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Trần Thị Hoa Phượng – IVF Tâm Anh
Mở Đầu
Trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, sự xuất hiện của hai tiền nhân (2PN) trong hợp tử là dấu hiệu cho thấy quá trình thụ tinh diễn ra bình thường. Tuy nhiên, cũng có vài trường hợp khác như các hợp tử có một tiền nhân (1PN) hoặc không có tiền nhân (0PN) thường bị coi là bất thường. Mặc dù vậy, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng một số phôi từ 1PN và 0PN có thể là lưỡng bội và có tiềm năng phát triển thành phôi nang, thậm chí mang thai thành công và sinh con khoẻ mạnh. Tuy nhiên, tỷ lệ lưỡng bội thấp và kết quả lâm sàng kém hơn so với phôi 2PN, khiến cho việc chuyển phôi 0PN và 1PN chưa phổ biến. Vì vậy, Fu và cộng sự (2020) đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá giá trị lâm sàng từ các kết quả của phôi nang có nguồn gốc từ hợp tử 1PN hoặc 0PN nhằm đưa ra một lựa chọn phù hợp cho những trường hợp bệnh nhân không có phôi 2PN.
Vật Liệu và Phương Pháp
Nghiên cứu này là một phân tích hồi cứu, sử dụng dữ liệu từ 610 chu kỳ chuyển phôi nang trữ lạnh (frozen-thawed blastocyst transfer - FET) và các chu kỳ thu thập noãn tương ứng khác trong thời gian từ năm 2014 đến 2017. Các bệnh nhân tham gia nghiên cứu nằm trong độ tuổi từ 20 đến 44 tuổi, đã trải qua kích thích buồng trứng có kiểm soát (controlled ovarian stimulation - COS) bằng phác đồ GnRH đồng vận dài hoặc phác đồ GnRH đối vận linh hoạt. Cụ thể, noãn sẽ được thu nhận sau 35-36 giờ tiêm hCG và được nuôi cấy trong môi trường G-1 sau IVF. Số lượng tiền nhân và thể cực được kiểm tra sau 16-18 giờ thụ tinh. Các hợp tử 1PN và 0PN có hai thể cực (2PB) riêng biệt được chọn để nuôi cấy tiếp. Phôi được chuyển sang môi trường G-2 vào ngày thứ 3 sau khi thu thập noãn để nuôi cấy thành phôi nang. Sau khi nuôi trưởng thành, noãn sẽ được chọn lọc dựa trên các tiêu chí chọn lọc phôi theo từng giai đoạn: phôi giai đoạn phân chia sẽ được phân loại theo hệ thống đồng thuận Istanbul dựa trên hình thái tế bào phôi và tỷ lệ phân mảnh, phôi nang theo tiêu chuẩn Gardner được chia thành 6 giai đoạn phát triển và được đánh giá chất lượng dựa trên khối ICM (inner cell mass) và lớp tế bào lá nuôi (trophectoderm – TE), chỉ các phôi nang giai đoạn 3-6 có ICM và TE đạt điểm B trở lên được coi là đủ điều kiện. Bên cạnh đó, phôi 1PN và 0PN được lựa chọn dựa trên hình thái phôi và chỉ các phôi có 6-10 tế bào, đạt điểm 3 trở lên được mới được nuôi cấy tiếp thành phôi nang. Phôi 1PN và 0PN chỉ được sử dụng khi không có phôi 2PN và có sự đồng ý của bệnh nhân. Các phôi nang 1PN và 0PN có các cấu trúc bất thường như "extra cell mass – khối tế bào phụ" hoặc "blurred region – vùng mờ" đều bị loại bỏ. Ngoài ra, nội mạc tử cung được chuẩn bị bằng phác đồ theo dõi chu kỳ tự nhiên hoặc phác đồ thay thế hormone. Vào ngày chuyển phôi, phôi nang được rã đông và chuyển phôi được thực hiện khi độ dày nội mạc tử cung đạt 7-14mm và hình thái nội mạc tử cung có cấu trúc ba lớp rõ ràng. Số phôi được chuyển có thể là 1 hoặc 2. Nghiên cứu đánh giá các thông số như tỷ lệ hình thành hợp tử, tỷ lệ phân chia, tỷ lệ phôi nang, tỷ lệ phôi hữu dụng, tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ sinh sống, tỷ lệ sẩy thai tự nhiên, tỷ lệ sinh non, tỷ lệ dị tật bẩm sinh. Các so sánh thống kê được thực hiện bằng các phép kiểm định χ², one-way ANOVA và kiểm định Fisher khi số lượng mẫu nhỏ. Mức ý nghĩa thống kê được đặt là p < 0,05.
Kết Quả
Nghiên cứu của Fu và cộng sự cho thấy rằng tỷ lệ hình thành hợp tử lần lượt của các hợp tử 0PN là 74,84%, hợp tử 1PN chiếm 45,89% và cuối cùng là hợp tử 2PN với 96,78% trong tổng số chu kỳ. Tỷ lệ phân chia của hợp tử 1PN (91,01%) cao hơn hợp tử 0PN (45,10%), nhưng thấp hơn hợp tử 2PN (98,27%). Tỷ lệ phôi nang 1PN và 0PN tương tự nhau (70,18% và 69,17%), nhưng thấp hơn so với phôi 2PN (71,85%). Tỷ lệ phôi hữu dụng của phôi 1PN và 0PN cũng tương tự nhau (16,43% và 17,68%) và thấp hơn so với phôi 2PN (36,53%). Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ phôi nang có chất lượng khác nhau giữa các nhóm, tuy nhiên số phôi được chuyển ở nhóm 2PN cao hơn so với hai nhóm còn lại. Đồng thời, không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ thai lâm sàng (59,79%, 47,06% và 56,25%), tỷ lệ làm tổ (47,24%, 40,00% và 47,62%) và tỷ lệ trẻ sinh sống (49,39%, 29,41% và 43,75%) giữa các nhóm phôi 2PN, 1PN và 0PN. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ sẩy thai tự nhiên, tỷ lệ sinh non, tỷ lệ dị tật bẩm sinh, số ngày mang thai giữa các nhóm. Cuối cùng, tỷ lệ đa thai ở nhóm 2PN cao hơn so với hai nhóm còn lại, cân nặng trẻ sơ sinh ở nhóm 1PN và 0PN cao hơn so với nhóm 2PN.
Bàn Luận
Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng quan trọng về tiềm năng của phôi 1PN và 0PN trong IVF khi được chọn lọc nghiêm ngặt. Tỷ lệ hình thành khá cao của hợp tử bất thường như hợp tử 1PN và 0PN xuất hiện khá phổ biến trong các chu kỳ IVF, cho thấy sự cần thiết phải xem xét các lựa chọn thay thế khi không có phôi 2PN. Mặc dù có tỷ lệ phân chia thấp hơn, nhưng một tỷ lệ đáng kể phôi 1PN và 0PN vẫn có tiềm năng phát triển thành phôi nang chất lượng tốt. Việc nuôi cấy phôi nang có vai trò nhất định trong việc loại bỏ các phôi đơn bội, vì phần lớn phôi đơn bội không thể phát triển đến giai đoạn phôi nang. Kết quả của nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ mang thai lâm sàng, tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ sinh sống giữa các nhóm phôi 2PN, 1PN và 0PN. Điều này cho thấy rằng phôi 1PN và 0PN, sau khi được chọn lọc cẩn thận, có thể có giá trị lâm sàng đáng kể và là một lựa chọn hợp lý cho những bệnh nhân không có phôi 2PN. Sự xuất hiện của phôi 1PN và 0PN có thể liên quan đến sự hình thành không đồng bộ của tiền nhân, sự phá vỡ hoặc trì hoãn hình thành tiền nhân, sự thất bại trong quá trình tháo xoắn đầu tinh trùng và sự thất bại trong hoạt hóa noãn. So với các nghiên cứu trước, tỷ lệ phôi nang, tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ làm tổ của phôi 0PN trong nghiên cứu này có phần cao hơn, cho thấy hiệu quả của các tiêu chí chọn lọc nghiêm ngặt, tuy nhiên nghiên cứu còn tồn tại nhiều hạn chế bao gồm thời gian kiểm tra thụ tinh cố định, không đánh giá di truyền phôi bằng xét nghiệm PGT, không nuôi cấy phôi không đạt tiêu chuẩn sàng lọc.
Kết Luận
Nghiên cứu này đã chứng minh rằng, sau khi được chọn lọc hình thái nghiêm ngặt và nuôi cấy phôi nang, phôi có nguồn gốc từ hợp tử 1PN và 0PN có thể được sử dụng trong các chu kỳ FET. Đối với những bệnh nhân không có phôi 2PN, phôi 1PN và 0PN có thể được xem xét để nuôi cấy tiếp và lựa chọn chuyển phôi tươi hoặc chuyển trôi trữ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tỷ lệ không lưỡng bội ở phôi 1PN và 0PN là khá cao, do đó việc sử dụng chúng vẫn cần được cân nhắc cẩn thận. Nghiên cứu cũng gợi ý rằng các phương pháp chọn lọc phôi dựa trên hình thái vẫn là phương pháp chủ đạo và hiệu quả, đặc biệt khi kết hợp với nuôi cấy phôi nang. Việc sử dụng hệ thống time-lapse có thể cải thiện hơn nữa độ chính xác của việc chọn lọc phôi. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu với quy mô lớn hơn và bằng chứng di truyền để xác nhận.
Fu, L., Chu, D., Zhou, W., & Li, Y. (2022). Strictly selected Mono-and non-pronuclear blastocysts could result in appreciable clinical outcomes in IVF cycles. Human Fertility, 25(3), 470-477.
Mở Đầu
Trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, sự xuất hiện của hai tiền nhân (2PN) trong hợp tử là dấu hiệu cho thấy quá trình thụ tinh diễn ra bình thường. Tuy nhiên, cũng có vài trường hợp khác như các hợp tử có một tiền nhân (1PN) hoặc không có tiền nhân (0PN) thường bị coi là bất thường. Mặc dù vậy, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng một số phôi từ 1PN và 0PN có thể là lưỡng bội và có tiềm năng phát triển thành phôi nang, thậm chí mang thai thành công và sinh con khoẻ mạnh. Tuy nhiên, tỷ lệ lưỡng bội thấp và kết quả lâm sàng kém hơn so với phôi 2PN, khiến cho việc chuyển phôi 0PN và 1PN chưa phổ biến. Vì vậy, Fu và cộng sự (2020) đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá giá trị lâm sàng từ các kết quả của phôi nang có nguồn gốc từ hợp tử 1PN hoặc 0PN nhằm đưa ra một lựa chọn phù hợp cho những trường hợp bệnh nhân không có phôi 2PN.
Vật Liệu và Phương Pháp
Nghiên cứu này là một phân tích hồi cứu, sử dụng dữ liệu từ 610 chu kỳ chuyển phôi nang trữ lạnh (frozen-thawed blastocyst transfer - FET) và các chu kỳ thu thập noãn tương ứng khác trong thời gian từ năm 2014 đến 2017. Các bệnh nhân tham gia nghiên cứu nằm trong độ tuổi từ 20 đến 44 tuổi, đã trải qua kích thích buồng trứng có kiểm soát (controlled ovarian stimulation - COS) bằng phác đồ GnRH đồng vận dài hoặc phác đồ GnRH đối vận linh hoạt. Cụ thể, noãn sẽ được thu nhận sau 35-36 giờ tiêm hCG và được nuôi cấy trong môi trường G-1 sau IVF. Số lượng tiền nhân và thể cực được kiểm tra sau 16-18 giờ thụ tinh. Các hợp tử 1PN và 0PN có hai thể cực (2PB) riêng biệt được chọn để nuôi cấy tiếp. Phôi được chuyển sang môi trường G-2 vào ngày thứ 3 sau khi thu thập noãn để nuôi cấy thành phôi nang. Sau khi nuôi trưởng thành, noãn sẽ được chọn lọc dựa trên các tiêu chí chọn lọc phôi theo từng giai đoạn: phôi giai đoạn phân chia sẽ được phân loại theo hệ thống đồng thuận Istanbul dựa trên hình thái tế bào phôi và tỷ lệ phân mảnh, phôi nang theo tiêu chuẩn Gardner được chia thành 6 giai đoạn phát triển và được đánh giá chất lượng dựa trên khối ICM (inner cell mass) và lớp tế bào lá nuôi (trophectoderm – TE), chỉ các phôi nang giai đoạn 3-6 có ICM và TE đạt điểm B trở lên được coi là đủ điều kiện. Bên cạnh đó, phôi 1PN và 0PN được lựa chọn dựa trên hình thái phôi và chỉ các phôi có 6-10 tế bào, đạt điểm 3 trở lên được mới được nuôi cấy tiếp thành phôi nang. Phôi 1PN và 0PN chỉ được sử dụng khi không có phôi 2PN và có sự đồng ý của bệnh nhân. Các phôi nang 1PN và 0PN có các cấu trúc bất thường như "extra cell mass – khối tế bào phụ" hoặc "blurred region – vùng mờ" đều bị loại bỏ. Ngoài ra, nội mạc tử cung được chuẩn bị bằng phác đồ theo dõi chu kỳ tự nhiên hoặc phác đồ thay thế hormone. Vào ngày chuyển phôi, phôi nang được rã đông và chuyển phôi được thực hiện khi độ dày nội mạc tử cung đạt 7-14mm và hình thái nội mạc tử cung có cấu trúc ba lớp rõ ràng. Số phôi được chuyển có thể là 1 hoặc 2. Nghiên cứu đánh giá các thông số như tỷ lệ hình thành hợp tử, tỷ lệ phân chia, tỷ lệ phôi nang, tỷ lệ phôi hữu dụng, tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ sinh sống, tỷ lệ sẩy thai tự nhiên, tỷ lệ sinh non, tỷ lệ dị tật bẩm sinh. Các so sánh thống kê được thực hiện bằng các phép kiểm định χ², one-way ANOVA và kiểm định Fisher khi số lượng mẫu nhỏ. Mức ý nghĩa thống kê được đặt là p < 0,05.
Kết Quả
Nghiên cứu của Fu và cộng sự cho thấy rằng tỷ lệ hình thành hợp tử lần lượt của các hợp tử 0PN là 74,84%, hợp tử 1PN chiếm 45,89% và cuối cùng là hợp tử 2PN với 96,78% trong tổng số chu kỳ. Tỷ lệ phân chia của hợp tử 1PN (91,01%) cao hơn hợp tử 0PN (45,10%), nhưng thấp hơn hợp tử 2PN (98,27%). Tỷ lệ phôi nang 1PN và 0PN tương tự nhau (70,18% và 69,17%), nhưng thấp hơn so với phôi 2PN (71,85%). Tỷ lệ phôi hữu dụng của phôi 1PN và 0PN cũng tương tự nhau (16,43% và 17,68%) và thấp hơn so với phôi 2PN (36,53%). Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ phôi nang có chất lượng khác nhau giữa các nhóm, tuy nhiên số phôi được chuyển ở nhóm 2PN cao hơn so với hai nhóm còn lại. Đồng thời, không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ thai lâm sàng (59,79%, 47,06% và 56,25%), tỷ lệ làm tổ (47,24%, 40,00% và 47,62%) và tỷ lệ trẻ sinh sống (49,39%, 29,41% và 43,75%) giữa các nhóm phôi 2PN, 1PN và 0PN. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ sẩy thai tự nhiên, tỷ lệ sinh non, tỷ lệ dị tật bẩm sinh, số ngày mang thai giữa các nhóm. Cuối cùng, tỷ lệ đa thai ở nhóm 2PN cao hơn so với hai nhóm còn lại, cân nặng trẻ sơ sinh ở nhóm 1PN và 0PN cao hơn so với nhóm 2PN.
Bàn Luận
Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng quan trọng về tiềm năng của phôi 1PN và 0PN trong IVF khi được chọn lọc nghiêm ngặt. Tỷ lệ hình thành khá cao của hợp tử bất thường như hợp tử 1PN và 0PN xuất hiện khá phổ biến trong các chu kỳ IVF, cho thấy sự cần thiết phải xem xét các lựa chọn thay thế khi không có phôi 2PN. Mặc dù có tỷ lệ phân chia thấp hơn, nhưng một tỷ lệ đáng kể phôi 1PN và 0PN vẫn có tiềm năng phát triển thành phôi nang chất lượng tốt. Việc nuôi cấy phôi nang có vai trò nhất định trong việc loại bỏ các phôi đơn bội, vì phần lớn phôi đơn bội không thể phát triển đến giai đoạn phôi nang. Kết quả của nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ mang thai lâm sàng, tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ sinh sống giữa các nhóm phôi 2PN, 1PN và 0PN. Điều này cho thấy rằng phôi 1PN và 0PN, sau khi được chọn lọc cẩn thận, có thể có giá trị lâm sàng đáng kể và là một lựa chọn hợp lý cho những bệnh nhân không có phôi 2PN. Sự xuất hiện của phôi 1PN và 0PN có thể liên quan đến sự hình thành không đồng bộ của tiền nhân, sự phá vỡ hoặc trì hoãn hình thành tiền nhân, sự thất bại trong quá trình tháo xoắn đầu tinh trùng và sự thất bại trong hoạt hóa noãn. So với các nghiên cứu trước, tỷ lệ phôi nang, tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ làm tổ của phôi 0PN trong nghiên cứu này có phần cao hơn, cho thấy hiệu quả của các tiêu chí chọn lọc nghiêm ngặt, tuy nhiên nghiên cứu còn tồn tại nhiều hạn chế bao gồm thời gian kiểm tra thụ tinh cố định, không đánh giá di truyền phôi bằng xét nghiệm PGT, không nuôi cấy phôi không đạt tiêu chuẩn sàng lọc.
Kết Luận
Nghiên cứu này đã chứng minh rằng, sau khi được chọn lọc hình thái nghiêm ngặt và nuôi cấy phôi nang, phôi có nguồn gốc từ hợp tử 1PN và 0PN có thể được sử dụng trong các chu kỳ FET. Đối với những bệnh nhân không có phôi 2PN, phôi 1PN và 0PN có thể được xem xét để nuôi cấy tiếp và lựa chọn chuyển phôi tươi hoặc chuyển trôi trữ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tỷ lệ không lưỡng bội ở phôi 1PN và 0PN là khá cao, do đó việc sử dụng chúng vẫn cần được cân nhắc cẩn thận. Nghiên cứu cũng gợi ý rằng các phương pháp chọn lọc phôi dựa trên hình thái vẫn là phương pháp chủ đạo và hiệu quả, đặc biệt khi kết hợp với nuôi cấy phôi nang. Việc sử dụng hệ thống time-lapse có thể cải thiện hơn nữa độ chính xác của việc chọn lọc phôi. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu với quy mô lớn hơn và bằng chứng di truyền để xác nhận.
Fu, L., Chu, D., Zhou, W., & Li, Y. (2022). Strictly selected Mono-and non-pronuclear blastocysts could result in appreciable clinical outcomes in IVF cycles. Human Fertility, 25(3), 470-477.
Các tin khác cùng chuyên mục:








TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Caravelle Hotel Saigon, thứ bảy 19 . 7 . 2025
Năm 2020
New World Saigon hotel, Thứ bảy ngày 14 . 6 . 2025
Năm 2020
New World Saigon hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 06 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời quý đồng nghiệp quan tâm đến hỗ trợ sinh sản tham ...

Y học sinh sản số 73 (Quý I . 2025) ra mắt ngày 20 . 3 . 2025 và ...

Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
FACEBOOK