Tin tức
on Monday 29-07-2024 8:16am
Danh mục: Tin quốc tế
DS. Hoàng Trà Linh, Học viên chương trình Thạc sĩ ngành Innovative Drugs, Đại học Bourgogne Franche-Comté, Dijon, Pháp
OXO-001, thuốc đường uống không chứa hormone, là thuốc mới được nghiên cứu và phát triển bởi Oxolife – một công ty công nghệ sinh học lâm sàng tại Tây Ban Nha. Đây được xem là phương thức trị liệu đầy triển vọng có khả năng cải thiện tỉ lệ làm tổ của phôi thông qua tác động trực tiếp lên nội mạc tử cung. Kết quả của các thử nghiệm tiền lâm sàng chỉ ra OXO-001 làm tăng khả năng sống sót và làm tổ của phôi. Bên cạnh đó, các nghiên cứu này cũng chỉ ra OXO-001 an toàn cho người mẹ, thai nhi và trẻ sơ sinh mà chưa ghi nhận bất kì tác động có hại nào lên sự sống sót, làm tổ và phát triển của những phôi có phơi nhiễm OXO-001. Thử nghiệm trên chuột cái mang thai cho thấy không ghi nhận các rối loạn về hình thái và sự phát triển phôi thai. Các thử nghiệm lâm sàng đã tiến hành cũng củng cố thêm bằng chứng về khoảng an toàn rộng và dược động học không phức tạp của thuốc mới này.
Tháng 7 năm 2024, tại hội nghị thường niên lần thứ 40 của Hiệp hội nội tiết sinh sản và y học bào thai châu Âu (ESHRE, European Society of Human Reproduction and Embryology) tổ chức tại Amsterdam, Hà Lan, đại diện nhóm nghiên cứu thuộc Oxolife đã công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng pha II về hiệu quả của OXO-001 ở phụ nữ vô sinh thực hiện phương pháp IVF/ICSI.
Thiết kế, cỡ mẫu và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành là thử nghiệm lâm sàng pha II ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng, đa trung tâm với ba nhánh song song được thực hiện tại 28 trung tâm y khoa trong châu Âu. Tập hợp các phụ nữ từ 40 tuổi trở xuống được lựa chọn để phân tích. Cỡ mẫu của nghiên cứu là 173 được phân nhóm ngẫu nhiên vào ba nhánh: giả dược, OXO-001 liều 200mg/ ngày và OXO-001 liều 300mg/ ngày. Can thiệp được bắt đầu từ một chu kì kinh nguyệt trước chu kỳ chuyển phôi và tiếp tục trong 5 tuần sau khi chuyển phôi. Kết quả của nghiên cứu tập trung vào chế độ liều 300mg/ ngày.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là phụ nữ vô sinh (tuổi từ 18 đến 40, BMI từ 18 đến 30kg/m2) đủ điều kiện nhận phôi nang (blastocyst) đơn tươi từ trứng được hiến. Tiêu chuẩn loại trừ bao gồm các bất thường về phụ khoa và tiền sử chuyển phôi thất bại từ hai lần trở lên. Tiêu chí chính là tỉ lệ thai diễn tiến (OPR, Ongoing Pregnancy Rate). Tiêu chí phụ bao gồm tỉ lệ thai sinh hoá (BPR, Biochemical Pregnancy Rate), tỉ lệ thai lâm sàng (CPR, Clinical Pregnancy Rate), tỉ lệ thai sinh sống (LBR, Live Birth Rate) và độ an toàn và sự dung nạp của OXO-001.
Kết quả chính: Có 111 phụ nữ được phân nhóm ngẫu nhiên với 96 phụ nữ được chuyển phôi đơn (42 người được sử dụng giả dược, 54 người được sử dụng OXO-001 liều 300mg/ ngày).
Các kết cục ở nhóm OXO-001 được ghi nhận cao hơn so với nhóm giả dược lần lượt là tỉ lệ thai sinh hoá (75.9% và 52.4%, với p < 0.05), tỉ lệ thai lâm sàng (50.0% và 37.5%, với p < 0.05), tỉ lệ thai diễn tiến (46.3% và 35.7%, với p < 0.05) và tỉ lệ thai sinh sống (42.6% và 35.7%, với p < 0.05). Phân tích hồi quy chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở tiêu chí tỉ lệ thai sinh hoá (OR 3.03, khoảng tin cậy 95% 1.17 – 7.85 với p = 0.022) và sự khác biệt có ý nghĩa lâm sàng ở các tiêu chí còn lại. Về độ an toàn của thuốc, tần suất của các biến cố bất lợi có thể liên quan đến các can thiệp của nghiên cứu là tương đương giữa các nhóm (14 trường hợp với OXO-001 và 10 với giả dược). Các biến cố bất lợi thường gặp nhất bao gồm: đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, rối loạn tiêu hoá và chóng mặt. Các thuốc sử dụng trong nghiên cứu dung nạp tốt và không có thay đổi nào liên quan đến các xét nghiệm sinh hoá và huyết học được ghi nhận.
Hạn chế: Nghiên cứu chỉ ra được sự khác biệt có ý nghĩa lâm sàng ở các kết cục sinh sản và đặc tính người bệnh tham gia nghiên cứu, tuy nhiên lại chưa chứng minh được sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở tiêu chí chính, tỉ lệ thai diễn tiến. Do đó các thử nghiệm pha III cần được tiến hành để khẳng định các kết quả tích cực từ pha II.
Khả năng áp dụng từ kết quả thu được: Thử nghiệm pha II đã đạt được mục tiêu khi chỉ ra rằng OXO-001 làm tăng trên 10% tỉ lệ mang thai ở phụ nữ vô sinh thực hiện phương pháp IVF/ICSI với các bằng chứng về an toàn và dung nạp tốt. Đây là bước tiến trong việc phát triển một phương pháp trị liệu đầu tiên làm tăng tỉ lệ làm tổ của phôi và tỉ lệ chuyển phôi thành côn
.
Mã số đăng kí của thử nghiệm lâm sàng: Mã số EudraCT 2021-000001-25.
Thông tin thêm về OXO-001: Bên cạnh các thử nghiệm đánh giá tính hiệu quả làm tăng tỉ lệ làm tổ của phôi (đã hoàn thành pha II, đang tiến hành pha III) ở phụ nữ vô sinh thực hiện phương pháp IVF/ICSI, OXO-001 được song song nghiên cứu theo hướng điều trị vô sinh do hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS, Polycystic Ovary Syndrome). Hiện nay, hướng tiếp cận này đang ở giai đoạn tiền lâm sàng. Kết quả ban đầu cho thấy OXO-001 có khả năng phục hồi sự rụng trứng và khả năng sinh sản ở mô hình động vật có đặc tính của PCOS. Các nghiên cứu tiếp theo đang được tiến hành để chứng minh vai trò của OXO-001 trong chỉ định mới này.
Quá trình nghiên cứu và phát triển thuốc mới OXO-001 (Nguồn: trang web chính thức của công ty Oxolife).
Tài liệu tham khảo:
OXO-001, thuốc đường uống không chứa hormone, là thuốc mới được nghiên cứu và phát triển bởi Oxolife – một công ty công nghệ sinh học lâm sàng tại Tây Ban Nha. Đây được xem là phương thức trị liệu đầy triển vọng có khả năng cải thiện tỉ lệ làm tổ của phôi thông qua tác động trực tiếp lên nội mạc tử cung. Kết quả của các thử nghiệm tiền lâm sàng chỉ ra OXO-001 làm tăng khả năng sống sót và làm tổ của phôi. Bên cạnh đó, các nghiên cứu này cũng chỉ ra OXO-001 an toàn cho người mẹ, thai nhi và trẻ sơ sinh mà chưa ghi nhận bất kì tác động có hại nào lên sự sống sót, làm tổ và phát triển của những phôi có phơi nhiễm OXO-001. Thử nghiệm trên chuột cái mang thai cho thấy không ghi nhận các rối loạn về hình thái và sự phát triển phôi thai. Các thử nghiệm lâm sàng đã tiến hành cũng củng cố thêm bằng chứng về khoảng an toàn rộng và dược động học không phức tạp của thuốc mới này.
Tháng 7 năm 2024, tại hội nghị thường niên lần thứ 40 của Hiệp hội nội tiết sinh sản và y học bào thai châu Âu (ESHRE, European Society of Human Reproduction and Embryology) tổ chức tại Amsterdam, Hà Lan, đại diện nhóm nghiên cứu thuộc Oxolife đã công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng pha II về hiệu quả của OXO-001 ở phụ nữ vô sinh thực hiện phương pháp IVF/ICSI.
Thiết kế, cỡ mẫu và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành là thử nghiệm lâm sàng pha II ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng, đa trung tâm với ba nhánh song song được thực hiện tại 28 trung tâm y khoa trong châu Âu. Tập hợp các phụ nữ từ 40 tuổi trở xuống được lựa chọn để phân tích. Cỡ mẫu của nghiên cứu là 173 được phân nhóm ngẫu nhiên vào ba nhánh: giả dược, OXO-001 liều 200mg/ ngày và OXO-001 liều 300mg/ ngày. Can thiệp được bắt đầu từ một chu kì kinh nguyệt trước chu kỳ chuyển phôi và tiếp tục trong 5 tuần sau khi chuyển phôi. Kết quả của nghiên cứu tập trung vào chế độ liều 300mg/ ngày.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là phụ nữ vô sinh (tuổi từ 18 đến 40, BMI từ 18 đến 30kg/m2) đủ điều kiện nhận phôi nang (blastocyst) đơn tươi từ trứng được hiến. Tiêu chuẩn loại trừ bao gồm các bất thường về phụ khoa và tiền sử chuyển phôi thất bại từ hai lần trở lên. Tiêu chí chính là tỉ lệ thai diễn tiến (OPR, Ongoing Pregnancy Rate). Tiêu chí phụ bao gồm tỉ lệ thai sinh hoá (BPR, Biochemical Pregnancy Rate), tỉ lệ thai lâm sàng (CPR, Clinical Pregnancy Rate), tỉ lệ thai sinh sống (LBR, Live Birth Rate) và độ an toàn và sự dung nạp của OXO-001.
Kết quả chính: Có 111 phụ nữ được phân nhóm ngẫu nhiên với 96 phụ nữ được chuyển phôi đơn (42 người được sử dụng giả dược, 54 người được sử dụng OXO-001 liều 300mg/ ngày).
Các kết cục ở nhóm OXO-001 được ghi nhận cao hơn so với nhóm giả dược lần lượt là tỉ lệ thai sinh hoá (75.9% và 52.4%, với p < 0.05), tỉ lệ thai lâm sàng (50.0% và 37.5%, với p < 0.05), tỉ lệ thai diễn tiến (46.3% và 35.7%, với p < 0.05) và tỉ lệ thai sinh sống (42.6% và 35.7%, với p < 0.05). Phân tích hồi quy chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở tiêu chí tỉ lệ thai sinh hoá (OR 3.03, khoảng tin cậy 95% 1.17 – 7.85 với p = 0.022) và sự khác biệt có ý nghĩa lâm sàng ở các tiêu chí còn lại. Về độ an toàn của thuốc, tần suất của các biến cố bất lợi có thể liên quan đến các can thiệp của nghiên cứu là tương đương giữa các nhóm (14 trường hợp với OXO-001 và 10 với giả dược). Các biến cố bất lợi thường gặp nhất bao gồm: đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, rối loạn tiêu hoá và chóng mặt. Các thuốc sử dụng trong nghiên cứu dung nạp tốt và không có thay đổi nào liên quan đến các xét nghiệm sinh hoá và huyết học được ghi nhận.
Hạn chế: Nghiên cứu chỉ ra được sự khác biệt có ý nghĩa lâm sàng ở các kết cục sinh sản và đặc tính người bệnh tham gia nghiên cứu, tuy nhiên lại chưa chứng minh được sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở tiêu chí chính, tỉ lệ thai diễn tiến. Do đó các thử nghiệm pha III cần được tiến hành để khẳng định các kết quả tích cực từ pha II.
Khả năng áp dụng từ kết quả thu được: Thử nghiệm pha II đã đạt được mục tiêu khi chỉ ra rằng OXO-001 làm tăng trên 10% tỉ lệ mang thai ở phụ nữ vô sinh thực hiện phương pháp IVF/ICSI với các bằng chứng về an toàn và dung nạp tốt. Đây là bước tiến trong việc phát triển một phương pháp trị liệu đầu tiên làm tăng tỉ lệ làm tổ của phôi và tỉ lệ chuyển phôi thành côn
.
Mã số đăng kí của thử nghiệm lâm sàng: Mã số EudraCT 2021-000001-25.
Thông tin thêm về OXO-001: Bên cạnh các thử nghiệm đánh giá tính hiệu quả làm tăng tỉ lệ làm tổ của phôi (đã hoàn thành pha II, đang tiến hành pha III) ở phụ nữ vô sinh thực hiện phương pháp IVF/ICSI, OXO-001 được song song nghiên cứu theo hướng điều trị vô sinh do hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS, Polycystic Ovary Syndrome). Hiện nay, hướng tiếp cận này đang ở giai đoạn tiền lâm sàng. Kết quả ban đầu cho thấy OXO-001 có khả năng phục hồi sự rụng trứng và khả năng sinh sản ở mô hình động vật có đặc tính của PCOS. Các nghiên cứu tiếp theo đang được tiến hành để chứng minh vai trò của OXO-001 trong chỉ định mới này.
Quá trình nghiên cứu và phát triển thuốc mới OXO-001 (Nguồn: trang web chính thức của công ty Oxolife).
Tài liệu tham khảo:
- Arbat, A., et al. “O-027 Efficacy results from the phase II randomized clinical trial: OXO-001 in infertile women undergoing egg donation IVF/ICSI.” Human Reproduction, vol. 39, no. Supplement_1, July 2024, https://doi.org/10.1093/humrep/deae108.027.
- “Pipeline - Oxolife.” Oxolife, 8 July 2024, oxolife.com/technology.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sự bất thường hình thái noãn trưởng thành có thể liên quan đến nồng độ progesterone, hàm lượng DNA ty thể và sức sống các tế bào hạt hoàng thể - Ngày đăng: 25-07-2024
Phân tích gene cho thấy vai trò của tình trạng viêm, co thắt cơ tử cung bất thường và hệ thống mạch máu đến thất bại làm tổ nhiều lần - Ngày đăng: 25-07-2024
Tác động của các thông số tinh dịch đồ lên kết quả ICSI và mang thai trong chu kỳ xin noãn thực hiện PGT-A - Ngày đăng: 23-07-2024
Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn thay đổi điều gì lên sự phát triển của phôi? Sự đóng góp của tinh trùng - Ngày đăng: 23-07-2024
Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng mù đôi nghiên cứu thuật toán time-lapse để chọn phôi nang ngày 5 để chuyển - Ngày đăng: 23-07-2024
Đánh giá sự hiện diện của tế bào miễn dịch trong dịch tử cung tại thời điểm chuyển phôi - Ngày đăng: 23-07-2024
Ảnh hưởng của việc chuyển một phôi chất lượng kém cùng với một phôi chất lượng tốt đến kết cục thai kì - Ngày đăng: 23-07-2024
Chỉ số hCG trong giai đoạn thai sớm sau IVF dự đoán kết cục thai kỳ - Ngày đăng: 23-07-2024
So sánh kết quả lâm sàng giữa chuyển đơn phôi ngày 5 và ngày 6 trong các chu kỳ thực hiện xét nghiệm di truyền sàng lọc thể lệch bội phôi tiền làm tổ (PGT-A) - Ngày đăng: 20-07-2024
Tác động của các thông số lâm sàng và phôi học đến tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ sinh sống trong chu kỳ chuyển phôi tươi: một nghiên cứu hồi cứu trên 9608 phôi giai đoạn phân chia chất lượng tốt - Ngày đăng: 20-07-2024
Vai trò của các túi ngoại bào trong giao tiếp giữa phôi và nội mạc tử cung mẹ - Ngày đăng: 19-07-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK