Tin tức
on Thursday 25-07-2024 1:28am
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Dương Ngô Hoàng Anh - IVFMD Phú Nhuận, Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận
Việc chuyển đơn phôi nhằm giảm nguy cơ đa thai cùng các phương pháp hỗ trợ việc chọn lọc phôi tốt để chuyển đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Hiện nay, hiệu quả lâm sàng của các phương pháp như động học Timelapse, sinh thiết phôi vẫn còn tranh cãi. Do đó, các xét nghiệm tín hiệu phân tử có thể là một công cụ hỗ trợ chọn lọc phôi bên cạnh đánh giá về hình thái.
Chất lượng của noãn chịu ảnh hưởng bởi bộ gene cũng như môi trường vi mô bao quanh noãn. Sự giao tiếp hai chiều giữa noãn và tế bào hạt điều chỉnh quá trình trưởng thành và chuyển hóa của noãn. Ngoài việc đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của noãn, các tế bào hạt hoàng thể hóa (LGC - luteal granulosa cells) còn được sử dụng làm mô hình nghiên cứu chức năng buồng trứng. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa những thay đổi về chất lượng LGC và chất lượng noãn vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng.
Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố có nguồn gốc từ dịch nang, bao gồm hình thái và sức sống của LGC, tỷ lệ mtDNA/gDNA (mitochondrial DNA/genomic DNA) trong LGC và nồng độ Estradiol – Progesterone; với các đặc điểm của noãn. Đồng thời, nghiên cứu cũng được thiết kế để đánh giá mối liên hệ giữa đặc điểm noãn với động học hình thái phôi và kết quả lâm sàng.
Đây là nghiên cứu hồi cứu đa trung tâm trên 51 cặp vợ chồng từ tháng 5 năm 2018 đến tháng 6 năm 2021. Tiêu chuẩn loại bao gồm tuổi mẹ cao (>36 tuổi), bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém (<3 cụm noãn), các chu kỳ sử dụng mẫu giao tử đông lạnh, tinh trùng thủ thuật hay bệnh nhân có chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng cao (>30% theo kết quả SCD).
Nghiên cứu cho thấy hàm lượng mtDNA, sức sống LGC và mức Progesterone trong dịch nang có liên quan đến kích thước và sự phân mảnh của thể cực I; kích thước và sự hiện diện của các mảnh vụn trong PVS (Perivitelline Space); sự hiện diện của các thể vùi tế bào chất nhỏ. Điều này được chứng minh qua các kết quả về tỷ lệ mtDNA/gDNA của LGC tỷ lệ nghịch với kích thước của thể cực I. Cụ thể, kích thước thể cực I giảm 4,0% khi tỷ lệ mtDNA/gDNA tăng một đơn vị (P-value = 0,04). Sức sống của LGC cũng ảnh hưởng đến độ phân mảnh của thể cực I (sức sống của LGC tăng 1% thì mức độ phân mảnh thể cực I giảm 1,3%, với P-value = 0,03). Nồng độ Progesterone tăng 1 ng/mL thì tỷ lệ noãn có các tạp chất nhỏ tăng 0,1% (P-value = 0,015). Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa ra nhận định về các bất thường hình thái noãn có liên hệ với các thông số động học hình thái phôi tiền làm tổ. Tuy nhiên, các đặc điểm nang noãn và chất lượng noãn lại không có ý nghĩa lâm sàng hay tỷ lệ trẻ sinh sống.
Đồng bộ trưởng thành noãn và tế bào chất là yếu tố quan trọng đảm bảo noãn thụ tinh thành công. Tình trạng trưởng thành và lão hóa của noãn sẽ góp phần ảnh hưởng đến hình thái của noãn trưởng thành. Một dấu hiệu cho sự chưa trưởng thành tế bào chất là sự hiện diện của quầng hạt tế bào chất trung tâm, do tích tụ các túi tế bào chất và bất thường của ty thể. Ngược lại, sự trưởng thành quá mức của noãn có thể dẫn đến sự phân mảnh PBI, tăng kích thước PVS và sự hiện diện của các mảnh vụn trong PVS. Ngoài ra, lão hóa noãn gây stress oxy hóa, rối loại chuyển hóa lipid hình thành các thể vùi tế bào chất và làm giảm sự phát triển phôi.
Tế bào hạt đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp steroid và giao tiếp với noãn. Việc thiếu các tế bào hạt làm mất đi nguồn dinh dưỡng, khiến tế bào dễ bị chết hơn. Vì vậy, đánh giá các đặc điểm của LGC cũng như nồng độ hormone trong dịch nang kết hợp với chất lượng noãn là cần thiết. Nghiên cứu này đã chỉ ra tỷ lệ mtDNA/gDNA tỷ lệ nghịch với số lượng LGC. Chức năng ty thể được chứng minh trong hoạt động của các tế bào hạt như cung cấp năng lượng, duy trì cân bằng oxy hóa khử, trao đổi chất và truyền tín hiệu. Lão hóa hay bệnh lý sẽ kích hoạt các phản ứng bù trừ trong động lực và chức năng của ty thể. Từ đó, chức năng phosphoryl hóa oxy hóa (Oxidative phosphorylation – OXPHOS) bị rối loạn và tăng tạo ROS. Hậu quả là stress oxy hóa và tổn thương ty thể, cuối cùng ảnh hưởng đến noãn và chết tế bào hạt. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ của các yếu tố trong LGC và bất thường hình thái noãn trưởng thành. Một số bất thường về hình thái noãn trưởng thành, bao gồm tỷ lệ noãn có thể cực I phân mảnh, sự hiện diện của mảnh vụn trong PVS và tỷ lệ noãn có các tạp chất nhỏ cao hơn khi tỷ lệ sống của LGC giảm. Nghĩa là sự phát triển và trưởng thành đồng bộ của noãn đòi hỏi quá trình chuyển hóa năng lượng cân bằng và đúng thời điểm. Tuy nhiên, kích thước và tính toàn vẹn của thể cực I có bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ mtDNA/gDNA ở LGC hay không thì số lượng và sự phân bố ty thể cũng cần được xem xét.
Hạn chế của nghiên cứu là thiết kế quan sát hồi cứu với cỡ mẫu nhỏ, trong nhóm quần thể nghiên cứu bao gồm 47% người hút thuốc và 10% bệnh nhân mắc PCOS. Điều này dẫn đến thiếu tính khái quát hóa. Về phương pháp nghiên cứu, LGC được thu nhận sau khi chọc hút qua ngả âm đạo, do đó quần thể tế bào thu được không đồng nhất, bị nhiễm bẩn. Hướng phát triển của các nghiên cứu khác trong tương lai là đánh giá cụ thể vai trò của LGC trong quá trình phát triển nang noãn và chức năng buồng trứng thông qua các kỹ thuật phân lập để thu được quần thể tế bào tinh sạch hơn, cũng như các phân tích toàn diện và sâu hơn về sức sống và động lực chuyển hóa của tế bào hạt.
Tóm lại, các thông số LGC, bao gồm tỷ lệ mtDNA/gDNA, sức sống và nồng độ Progesterone trong dịch nang, là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng noãn và sự phát triển phôi tiền làm tổ. Do đó, các thông số này có thể được xem xét sử dụng làm công cụ hỗ trợ chọn lọc noãn và phôi trong lâm sàng.
Nguồn: Raad, Georges, et al. "Mature oocyte dysmorphisms may be associated with progesterone levels, mitochondrial DNA content, and vitality in luteal granulosa cells." Journal of Assisted Reproduction and Genetics 41.3 (2024): 795-813.
Việc chuyển đơn phôi nhằm giảm nguy cơ đa thai cùng các phương pháp hỗ trợ việc chọn lọc phôi tốt để chuyển đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Hiện nay, hiệu quả lâm sàng của các phương pháp như động học Timelapse, sinh thiết phôi vẫn còn tranh cãi. Do đó, các xét nghiệm tín hiệu phân tử có thể là một công cụ hỗ trợ chọn lọc phôi bên cạnh đánh giá về hình thái.
Chất lượng của noãn chịu ảnh hưởng bởi bộ gene cũng như môi trường vi mô bao quanh noãn. Sự giao tiếp hai chiều giữa noãn và tế bào hạt điều chỉnh quá trình trưởng thành và chuyển hóa của noãn. Ngoài việc đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của noãn, các tế bào hạt hoàng thể hóa (LGC - luteal granulosa cells) còn được sử dụng làm mô hình nghiên cứu chức năng buồng trứng. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa những thay đổi về chất lượng LGC và chất lượng noãn vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng.
Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố có nguồn gốc từ dịch nang, bao gồm hình thái và sức sống của LGC, tỷ lệ mtDNA/gDNA (mitochondrial DNA/genomic DNA) trong LGC và nồng độ Estradiol – Progesterone; với các đặc điểm của noãn. Đồng thời, nghiên cứu cũng được thiết kế để đánh giá mối liên hệ giữa đặc điểm noãn với động học hình thái phôi và kết quả lâm sàng.
Đây là nghiên cứu hồi cứu đa trung tâm trên 51 cặp vợ chồng từ tháng 5 năm 2018 đến tháng 6 năm 2021. Tiêu chuẩn loại bao gồm tuổi mẹ cao (>36 tuổi), bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém (<3 cụm noãn), các chu kỳ sử dụng mẫu giao tử đông lạnh, tinh trùng thủ thuật hay bệnh nhân có chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng cao (>30% theo kết quả SCD).
Nghiên cứu cho thấy hàm lượng mtDNA, sức sống LGC và mức Progesterone trong dịch nang có liên quan đến kích thước và sự phân mảnh của thể cực I; kích thước và sự hiện diện của các mảnh vụn trong PVS (Perivitelline Space); sự hiện diện của các thể vùi tế bào chất nhỏ. Điều này được chứng minh qua các kết quả về tỷ lệ mtDNA/gDNA của LGC tỷ lệ nghịch với kích thước của thể cực I. Cụ thể, kích thước thể cực I giảm 4,0% khi tỷ lệ mtDNA/gDNA tăng một đơn vị (P-value = 0,04). Sức sống của LGC cũng ảnh hưởng đến độ phân mảnh của thể cực I (sức sống của LGC tăng 1% thì mức độ phân mảnh thể cực I giảm 1,3%, với P-value = 0,03). Nồng độ Progesterone tăng 1 ng/mL thì tỷ lệ noãn có các tạp chất nhỏ tăng 0,1% (P-value = 0,015). Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa ra nhận định về các bất thường hình thái noãn có liên hệ với các thông số động học hình thái phôi tiền làm tổ. Tuy nhiên, các đặc điểm nang noãn và chất lượng noãn lại không có ý nghĩa lâm sàng hay tỷ lệ trẻ sinh sống.
Đồng bộ trưởng thành noãn và tế bào chất là yếu tố quan trọng đảm bảo noãn thụ tinh thành công. Tình trạng trưởng thành và lão hóa của noãn sẽ góp phần ảnh hưởng đến hình thái của noãn trưởng thành. Một dấu hiệu cho sự chưa trưởng thành tế bào chất là sự hiện diện của quầng hạt tế bào chất trung tâm, do tích tụ các túi tế bào chất và bất thường của ty thể. Ngược lại, sự trưởng thành quá mức của noãn có thể dẫn đến sự phân mảnh PBI, tăng kích thước PVS và sự hiện diện của các mảnh vụn trong PVS. Ngoài ra, lão hóa noãn gây stress oxy hóa, rối loại chuyển hóa lipid hình thành các thể vùi tế bào chất và làm giảm sự phát triển phôi.
Tế bào hạt đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp steroid và giao tiếp với noãn. Việc thiếu các tế bào hạt làm mất đi nguồn dinh dưỡng, khiến tế bào dễ bị chết hơn. Vì vậy, đánh giá các đặc điểm của LGC cũng như nồng độ hormone trong dịch nang kết hợp với chất lượng noãn là cần thiết. Nghiên cứu này đã chỉ ra tỷ lệ mtDNA/gDNA tỷ lệ nghịch với số lượng LGC. Chức năng ty thể được chứng minh trong hoạt động của các tế bào hạt như cung cấp năng lượng, duy trì cân bằng oxy hóa khử, trao đổi chất và truyền tín hiệu. Lão hóa hay bệnh lý sẽ kích hoạt các phản ứng bù trừ trong động lực và chức năng của ty thể. Từ đó, chức năng phosphoryl hóa oxy hóa (Oxidative phosphorylation – OXPHOS) bị rối loạn và tăng tạo ROS. Hậu quả là stress oxy hóa và tổn thương ty thể, cuối cùng ảnh hưởng đến noãn và chết tế bào hạt. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ của các yếu tố trong LGC và bất thường hình thái noãn trưởng thành. Một số bất thường về hình thái noãn trưởng thành, bao gồm tỷ lệ noãn có thể cực I phân mảnh, sự hiện diện của mảnh vụn trong PVS và tỷ lệ noãn có các tạp chất nhỏ cao hơn khi tỷ lệ sống của LGC giảm. Nghĩa là sự phát triển và trưởng thành đồng bộ của noãn đòi hỏi quá trình chuyển hóa năng lượng cân bằng và đúng thời điểm. Tuy nhiên, kích thước và tính toàn vẹn của thể cực I có bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ mtDNA/gDNA ở LGC hay không thì số lượng và sự phân bố ty thể cũng cần được xem xét.
Hạn chế của nghiên cứu là thiết kế quan sát hồi cứu với cỡ mẫu nhỏ, trong nhóm quần thể nghiên cứu bao gồm 47% người hút thuốc và 10% bệnh nhân mắc PCOS. Điều này dẫn đến thiếu tính khái quát hóa. Về phương pháp nghiên cứu, LGC được thu nhận sau khi chọc hút qua ngả âm đạo, do đó quần thể tế bào thu được không đồng nhất, bị nhiễm bẩn. Hướng phát triển của các nghiên cứu khác trong tương lai là đánh giá cụ thể vai trò của LGC trong quá trình phát triển nang noãn và chức năng buồng trứng thông qua các kỹ thuật phân lập để thu được quần thể tế bào tinh sạch hơn, cũng như các phân tích toàn diện và sâu hơn về sức sống và động lực chuyển hóa của tế bào hạt.
Tóm lại, các thông số LGC, bao gồm tỷ lệ mtDNA/gDNA, sức sống và nồng độ Progesterone trong dịch nang, là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng noãn và sự phát triển phôi tiền làm tổ. Do đó, các thông số này có thể được xem xét sử dụng làm công cụ hỗ trợ chọn lọc noãn và phôi trong lâm sàng.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Phân tích gene cho thấy vai trò của tình trạng viêm, co thắt cơ tử cung bất thường và hệ thống mạch máu đến thất bại làm tổ nhiều lần - Ngày đăng: 25-07-2024
Tác động của các thông số tinh dịch đồ lên kết quả ICSI và mang thai trong chu kỳ xin noãn thực hiện PGT-A - Ngày đăng: 23-07-2024
Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn thay đổi điều gì lên sự phát triển của phôi? Sự đóng góp của tinh trùng - Ngày đăng: 23-07-2024
Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng mù đôi nghiên cứu thuật toán time-lapse để chọn phôi nang ngày 5 để chuyển - Ngày đăng: 23-07-2024
Đánh giá sự hiện diện của tế bào miễn dịch trong dịch tử cung tại thời điểm chuyển phôi - Ngày đăng: 23-07-2024
Ảnh hưởng của việc chuyển một phôi chất lượng kém cùng với một phôi chất lượng tốt đến kết cục thai kì - Ngày đăng: 23-07-2024
Chỉ số hCG trong giai đoạn thai sớm sau IVF dự đoán kết cục thai kỳ - Ngày đăng: 23-07-2024
So sánh kết quả lâm sàng giữa chuyển đơn phôi ngày 5 và ngày 6 trong các chu kỳ thực hiện xét nghiệm di truyền sàng lọc thể lệch bội phôi tiền làm tổ (PGT-A) - Ngày đăng: 20-07-2024
Tác động của các thông số lâm sàng và phôi học đến tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ sinh sống trong chu kỳ chuyển phôi tươi: một nghiên cứu hồi cứu trên 9608 phôi giai đoạn phân chia chất lượng tốt - Ngày đăng: 20-07-2024
Vai trò của các túi ngoại bào trong giao tiếp giữa phôi và nội mạc tử cung mẹ - Ngày đăng: 19-07-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Novotel Saigon Centre, Thứ Bảy ngày 2 . 11 . 2024
Năm 2020
JW Marriott Hotel & Suites Saigon (InterContinental Saigon), Chủ nhật ngày ...
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 22 tháng 9 năm 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Kính mời tác giả gửi bài cộng tác trước 15.12.2024
Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...
Sách dự kiến phát hành đầu tháng 6.2024
FACEBOOK