Tin tức
on Thursday 22-12-2022 2:14pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Như Quỳnh – IVF Vạn Hạnh
Không bào là một túi dịch lỏng trong tế bào chất, dịch này có nguồn gốc từ khoảng không quanh noãn, có thể xuất hiện ở bất kì thời điểm nào, từ giai đoạn noãn đến các giai đoạn hình thành phôi. Các nhà nghiên cứu dự đoán không bào hình thành do bất thường trong quá trình xuất bào của tế bào trong quá trình tống xuất thể cực thứ nhất, kim chích vi thao tác làm vỡ màng tế bào trong quá trình tiêm tinh trùng vào bào tương noãn, sự hoà màng của các túi nang nhỏ tiết bởi các bào quan trong tế bào. Mặc dù ảnh hưởng của không bào lên noãn đã được phân tích và thấy rằng không bào là dấu hiệu cho sự già hoá của noãn và có liên quan đến tỉ lệ thai thấp, số lượng nghiên cứu về không bào vẫn còn khá hạn chế. Tác giả Ebner (2005) thấy rằng thời điểm xuất hiện không bào càng muộn thì ảnh hưởng của nó lên khả năng hình thành phôi nang càng nghiêm trọng. Vì vậy, cần nhiều sự quan tâm hơn nữa đến kết quả lâm sàng ở những phôi có xuất hiện không bào vào ngày thứ 3 hoặc thứ 4 trong giai đoạn phát triển.
Tác giả Zhang (2019) tập trung vào không bào vào ngày 3 và ngày 4 của sự phát triển phôi và nhận thấy chúng có những tác động không tốt lên khả năng phát triển phôi. Nhưng họ lại thiếu đi các thông tin liên quan đến tình trạng nhiễm sắc thể và kết quả trẻ sinh sống ở những phôi có xuất hiện không bào. Kết quả của Meyer (2015) cho thấy sẽ không có trẻ sinh sống nếu như tất cả phôi ở cùng một chu kì đều xuất hiện không bào vào ngày 3 và ngày 4, từ đó suy đoán rằng không bào có thể là dấu hiệu của hiện tượng chết theo chương trình hoặc hoại tử. Van Blerkom và cộng sự (1990) nhận định rằng không bào có thể cản trở quá trình di chuyển của thoi vô sắc vào thể cực, là nguyên nhân gây sai lệch trong quá trình phân chia nhiễm sắc thể. Tuy nhiên một báo cáo trường hợp nhận thấy rằng không bào kích thước lớn không liên quan đến sự thay thế vị trí thoi vô sắc. Vì vậy, liệu rằng không bào có ảnh hưởng quá trình nguyên phân và dẫn đến phôi khảm hay không vẫn còn chưa rõ ràng.
Nhóm nghiên cứu của Lagalla và cộng sự (2017) quan sát hiện tượng phôi bào bị loại bỏ trong quá trình nén phôi và họ thấy rằng những phôi bào này có tỉ lệ dị bội cao. Như vậy, quá trình loại bỏ các phôi bào dị bội trong quá trình phôi nén có thể được xem là cơ chế tự sửa chữa của phôi. Vì sự di chuyển của phôi bào trong quá trình phôi nén diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ nên rất khó để theo dõi và xác định phôi bào bị loại bỏ. Không bào có thể giúp chuyên viên phôi học theo dõi vị trí của phôi bào tốt hơn, từ đó cho phép họ thu được dữ liệu chính xác hơn, thuận lợi cho việc phân tích mối tương quan giữa các phôi bào bị loại bỏ và sự phát triển phôi.
Trong bài báo này, nhóm nghiên cứu phân tích mối liên hệ giữa sự xuất hiện không bào bên trong phôi vào ngày 3 và ngày 4 cùng các yếu tố liên quan đến bố mẹ, phác đồ kích thích buồng trứng, sự phát triển phôi, phôi nguyên bội, kết quả lâm sàng và trẻ sinh.
Hình ảnh time-lapse và thu nhận dữ liệu
Quá trình phát triển phôi từ giai đoạn hợp tử đến giai đoạn phôi nang được phân tích hồi cứu. Không bào là một thể tế bào chất có màng gần như hình tròn với đặc tính khúc xạ cao. Phôi được xem là có không bào khi không bào đó xuất hiện vào ngày thứ 3 hoặc thứ 4 trong giai đoạn phát triển phôi. Khi không bào được quan sát thấy ở phôi vào ngày thứ 3 hoặc thứ 4 thì nhóm nghiên cứu sẽ tính tổng số lượng không bào, tỉ lệ phần trăm phôi bị ảnh hưởng bởi không bào và kích thước không bào lớn nhất ở mỗi phôi. Đồng thời, khả năng phát triển của những phôi có không bào cũng được theo dõi.
Đánh giá phôi nang
Phôi được đánh giá dựa theo tiêu chuẩn của Gardner và Schoolcraft, bao gồm 3 tiêu chuẩn về hình thái: mức độ nở rộng phôi nang, mức độ nén của khối tế bào bên trong (inner cell mass – ICM) và số lượng tế bào lá nuôi (trophectoderm cell – TE). Những phôi nang có chất lượng ³ 4BC và 4CB đủ tiêu chuẩn để sinh thiết. Phôi có chất lượng ³ 4BB là phôi có chất lượng cao.
Sinh thiết phôi, đông lạnh, kiểm tra di truyền và chuyển phôi
Sáng ngày thứ 5 (D5), màng zona được mở ở một vị trí với kích thước 25 mm bằng tia laser. Từ D5 đến D7, những phôi đang thoát màng hoặc đã thoát màng được sinh thiết. Khoảng 3 – 8 tế bào TE được hút bằng kim sinh thiết dưới sự hỗ trợ của tia laser. Sau đó khoảng 1 – 2 giờ, phôi được trữ lạnh bằng phương pháp thuỷ tinh hoá. Phôi được định nghĩa là nguyên bội nếu không có thay đổi so với mức tham chiếu, phôi khảm nếu có 30 – 70% tế bào bất thường. Ít hơn 30% tế bào bất thường được xem là bình thường và lớn hơn 70% tế bào bất thường được xem là dị bội. Tất cả các chu kì chuyển phôi đều chỉ chuyển một phôi, phôi nang nguyên bội có điểm đánh giá hình thái cao nhất sẽ được chọn để chuyển.
Kết quả
Có tất cả 611 chu kì với 611 bệnh nhân tham gia, trong đó có 321 chu kì có ít nhất một phôi có chứa không bào và 290 chu kì không có phôi không bào. Trong 5703 phôi nuôi cấy được, có 796 phôi có xuất hiện không bào vào ngày nuôi cấy thứ 3 hoặc thứ 4 (chiếm 13,95%).
Kết quả phôi và lâm sàng giữa nhóm phôi có xuất hiện không bào và phôi không có không bào.
Nghiên cứu không ghi nhận khác biệt về tỉ lệ phôi khảm và phôi nguyên bội giữa nhóm phôi có không bào và phôi không có không bào. Ở nhóm phôi có không bào, tỉ lệ hình thành phôi nang (50,6% vs 54,8%) và tỉ lệ hình thành phôi nang chất lượng tốt (46,7% vs 53,4%) giảm đáng kể. Tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ thai diễn tiến và tỉ lệ trẻ sinh không có khác biệt giữa nhóm có và không có xuất hiện không bào. Các kết quả liên quan đến trẻ sinh như cân nặng sau sinh, tỉ lệ trẻ nhẹ cân, thời gian mang thai, tỉ lệ sinh non và tỉ lệ trẻ có các bất thường dị tật giữa 2 nhóm cũng tương đương nhau.
Tỉ lệ phôi bào bị ảnh hưởng bởi không bào càng cao thì tỉ lệ phôi nang chất lượng tốt càng giảm, từ 28,6% xuống 13,7%. Kích thước không bào càng lớn thì tỉ lệ phôi nang chất lượng tốt cũng càng giảm từ 29,5% xuống 15,1%. Khi số lượng không bào tăng từ 1 – 2 không bào lên 11 – 30 không bào thì tỉ lệ phôi nang chất lượng tốt giảm từ 26% xuống 20,4%.
Kết quả phôi và lâm sàng của nhóm phôi có không bào nén một phần và nén toàn phần
Trong 796 phôi có không bào, 600 phôi phát triển đến giai đoạn phôi nén (75,4%). Trong số này, có 120 phôi có không bào tham gia vào quá trình nén phôi (nhóm VAC+C) và 480 phôi có không bào bị loại bỏ trong quá trình phôi nén (nhóm VAC-C). Ngoài ra, có 2930 phôi không có không bào phát triển đến giai đoạn phôi nén (nhóm NC). Tỉ lệ hình thành phôi nang ở nhóm NC là 83,3%, cao hơn so với nhóm VAC-C (69,2%) và nhóm VAC+C (65,2%). Ngược lại, tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ thai diễn tiến và tỉ lệ trẻ sinh sống của nhóm VAC+C thấp hơn rõ rệt so với nhóm NC. Không có khác biệt đáng kể về tỉ lệ hình thành phôi nang, tỉ lệ phôi nang chất lượng tốt, tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ thai diễn tiến và tỉ lệ trẻ sinh giữa 2 nhóm VAC-C và VAC+C. Nhóm VAC+C có tỉ lệ phôi khảm cao hơn rõ rệt so với nhóm VAC-C và nhóm NC. Kết quả chu sinh, bao gồm cách sinh, cân nặng trẻ sinh, trẻ nhẹ cân, thời gian mang thai, sinh non và khuyết tật sau sinh không khác biệt giữa các nhóm.
Kết luận
Tỉ lệ phôi xuất hiện không bào vào ngày 3 hoặc ngày 4 không liên quan đến nồng độ hormon LH vào ngày tiêm hCG và số lượng noãn chọc hút được. Không bào có ảnh hưởng lên chất lượng phôi và khả năng hình thành phôi nang, tuy nhiên không ảnh hưởng đến sự phát triển về sau của phôi. Việc loại bỏ không bào ra khỏi phôi bào trong quá trình nén phôi có thể được xem là cơ chế tự sửa chữa của phôi, cho phép phôi phát triển một cách bình thường.
Nguồn tham khảo: Chen L, Zhang S, Gu Y, Peng Y, Huang Z, Gong F, Lin G. Vacuolization in embryos on days 3 and 4 of in vitro development: Association with stimulation protocols, embryo development, chromosomal status, pregnancy and neonatal outcomes. Frontiers in Endocrinology. 2022;13.
Không bào là một túi dịch lỏng trong tế bào chất, dịch này có nguồn gốc từ khoảng không quanh noãn, có thể xuất hiện ở bất kì thời điểm nào, từ giai đoạn noãn đến các giai đoạn hình thành phôi. Các nhà nghiên cứu dự đoán không bào hình thành do bất thường trong quá trình xuất bào của tế bào trong quá trình tống xuất thể cực thứ nhất, kim chích vi thao tác làm vỡ màng tế bào trong quá trình tiêm tinh trùng vào bào tương noãn, sự hoà màng của các túi nang nhỏ tiết bởi các bào quan trong tế bào. Mặc dù ảnh hưởng của không bào lên noãn đã được phân tích và thấy rằng không bào là dấu hiệu cho sự già hoá của noãn và có liên quan đến tỉ lệ thai thấp, số lượng nghiên cứu về không bào vẫn còn khá hạn chế. Tác giả Ebner (2005) thấy rằng thời điểm xuất hiện không bào càng muộn thì ảnh hưởng của nó lên khả năng hình thành phôi nang càng nghiêm trọng. Vì vậy, cần nhiều sự quan tâm hơn nữa đến kết quả lâm sàng ở những phôi có xuất hiện không bào vào ngày thứ 3 hoặc thứ 4 trong giai đoạn phát triển.
Tác giả Zhang (2019) tập trung vào không bào vào ngày 3 và ngày 4 của sự phát triển phôi và nhận thấy chúng có những tác động không tốt lên khả năng phát triển phôi. Nhưng họ lại thiếu đi các thông tin liên quan đến tình trạng nhiễm sắc thể và kết quả trẻ sinh sống ở những phôi có xuất hiện không bào. Kết quả của Meyer (2015) cho thấy sẽ không có trẻ sinh sống nếu như tất cả phôi ở cùng một chu kì đều xuất hiện không bào vào ngày 3 và ngày 4, từ đó suy đoán rằng không bào có thể là dấu hiệu của hiện tượng chết theo chương trình hoặc hoại tử. Van Blerkom và cộng sự (1990) nhận định rằng không bào có thể cản trở quá trình di chuyển của thoi vô sắc vào thể cực, là nguyên nhân gây sai lệch trong quá trình phân chia nhiễm sắc thể. Tuy nhiên một báo cáo trường hợp nhận thấy rằng không bào kích thước lớn không liên quan đến sự thay thế vị trí thoi vô sắc. Vì vậy, liệu rằng không bào có ảnh hưởng quá trình nguyên phân và dẫn đến phôi khảm hay không vẫn còn chưa rõ ràng.
Nhóm nghiên cứu của Lagalla và cộng sự (2017) quan sát hiện tượng phôi bào bị loại bỏ trong quá trình nén phôi và họ thấy rằng những phôi bào này có tỉ lệ dị bội cao. Như vậy, quá trình loại bỏ các phôi bào dị bội trong quá trình phôi nén có thể được xem là cơ chế tự sửa chữa của phôi. Vì sự di chuyển của phôi bào trong quá trình phôi nén diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ nên rất khó để theo dõi và xác định phôi bào bị loại bỏ. Không bào có thể giúp chuyên viên phôi học theo dõi vị trí của phôi bào tốt hơn, từ đó cho phép họ thu được dữ liệu chính xác hơn, thuận lợi cho việc phân tích mối tương quan giữa các phôi bào bị loại bỏ và sự phát triển phôi.
Trong bài báo này, nhóm nghiên cứu phân tích mối liên hệ giữa sự xuất hiện không bào bên trong phôi vào ngày 3 và ngày 4 cùng các yếu tố liên quan đến bố mẹ, phác đồ kích thích buồng trứng, sự phát triển phôi, phôi nguyên bội, kết quả lâm sàng và trẻ sinh.
Hình ảnh time-lapse và thu nhận dữ liệu
Quá trình phát triển phôi từ giai đoạn hợp tử đến giai đoạn phôi nang được phân tích hồi cứu. Không bào là một thể tế bào chất có màng gần như hình tròn với đặc tính khúc xạ cao. Phôi được xem là có không bào khi không bào đó xuất hiện vào ngày thứ 3 hoặc thứ 4 trong giai đoạn phát triển phôi. Khi không bào được quan sát thấy ở phôi vào ngày thứ 3 hoặc thứ 4 thì nhóm nghiên cứu sẽ tính tổng số lượng không bào, tỉ lệ phần trăm phôi bị ảnh hưởng bởi không bào và kích thước không bào lớn nhất ở mỗi phôi. Đồng thời, khả năng phát triển của những phôi có không bào cũng được theo dõi.
Đánh giá phôi nang
Phôi được đánh giá dựa theo tiêu chuẩn của Gardner và Schoolcraft, bao gồm 3 tiêu chuẩn về hình thái: mức độ nở rộng phôi nang, mức độ nén của khối tế bào bên trong (inner cell mass – ICM) và số lượng tế bào lá nuôi (trophectoderm cell – TE). Những phôi nang có chất lượng ³ 4BC và 4CB đủ tiêu chuẩn để sinh thiết. Phôi có chất lượng ³ 4BB là phôi có chất lượng cao.
Sinh thiết phôi, đông lạnh, kiểm tra di truyền và chuyển phôi
Sáng ngày thứ 5 (D5), màng zona được mở ở một vị trí với kích thước 25 mm bằng tia laser. Từ D5 đến D7, những phôi đang thoát màng hoặc đã thoát màng được sinh thiết. Khoảng 3 – 8 tế bào TE được hút bằng kim sinh thiết dưới sự hỗ trợ của tia laser. Sau đó khoảng 1 – 2 giờ, phôi được trữ lạnh bằng phương pháp thuỷ tinh hoá. Phôi được định nghĩa là nguyên bội nếu không có thay đổi so với mức tham chiếu, phôi khảm nếu có 30 – 70% tế bào bất thường. Ít hơn 30% tế bào bất thường được xem là bình thường và lớn hơn 70% tế bào bất thường được xem là dị bội. Tất cả các chu kì chuyển phôi đều chỉ chuyển một phôi, phôi nang nguyên bội có điểm đánh giá hình thái cao nhất sẽ được chọn để chuyển.
Kết quả
Có tất cả 611 chu kì với 611 bệnh nhân tham gia, trong đó có 321 chu kì có ít nhất một phôi có chứa không bào và 290 chu kì không có phôi không bào. Trong 5703 phôi nuôi cấy được, có 796 phôi có xuất hiện không bào vào ngày nuôi cấy thứ 3 hoặc thứ 4 (chiếm 13,95%).
Kết quả phôi và lâm sàng giữa nhóm phôi có xuất hiện không bào và phôi không có không bào.
Nghiên cứu không ghi nhận khác biệt về tỉ lệ phôi khảm và phôi nguyên bội giữa nhóm phôi có không bào và phôi không có không bào. Ở nhóm phôi có không bào, tỉ lệ hình thành phôi nang (50,6% vs 54,8%) và tỉ lệ hình thành phôi nang chất lượng tốt (46,7% vs 53,4%) giảm đáng kể. Tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ thai diễn tiến và tỉ lệ trẻ sinh không có khác biệt giữa nhóm có và không có xuất hiện không bào. Các kết quả liên quan đến trẻ sinh như cân nặng sau sinh, tỉ lệ trẻ nhẹ cân, thời gian mang thai, tỉ lệ sinh non và tỉ lệ trẻ có các bất thường dị tật giữa 2 nhóm cũng tương đương nhau.
Tỉ lệ phôi bào bị ảnh hưởng bởi không bào càng cao thì tỉ lệ phôi nang chất lượng tốt càng giảm, từ 28,6% xuống 13,7%. Kích thước không bào càng lớn thì tỉ lệ phôi nang chất lượng tốt cũng càng giảm từ 29,5% xuống 15,1%. Khi số lượng không bào tăng từ 1 – 2 không bào lên 11 – 30 không bào thì tỉ lệ phôi nang chất lượng tốt giảm từ 26% xuống 20,4%.
Kết quả phôi và lâm sàng của nhóm phôi có không bào nén một phần và nén toàn phần
Trong 796 phôi có không bào, 600 phôi phát triển đến giai đoạn phôi nén (75,4%). Trong số này, có 120 phôi có không bào tham gia vào quá trình nén phôi (nhóm VAC+C) và 480 phôi có không bào bị loại bỏ trong quá trình phôi nén (nhóm VAC-C). Ngoài ra, có 2930 phôi không có không bào phát triển đến giai đoạn phôi nén (nhóm NC). Tỉ lệ hình thành phôi nang ở nhóm NC là 83,3%, cao hơn so với nhóm VAC-C (69,2%) và nhóm VAC+C (65,2%). Ngược lại, tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ thai diễn tiến và tỉ lệ trẻ sinh sống của nhóm VAC+C thấp hơn rõ rệt so với nhóm NC. Không có khác biệt đáng kể về tỉ lệ hình thành phôi nang, tỉ lệ phôi nang chất lượng tốt, tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ thai diễn tiến và tỉ lệ trẻ sinh giữa 2 nhóm VAC-C và VAC+C. Nhóm VAC+C có tỉ lệ phôi khảm cao hơn rõ rệt so với nhóm VAC-C và nhóm NC. Kết quả chu sinh, bao gồm cách sinh, cân nặng trẻ sinh, trẻ nhẹ cân, thời gian mang thai, sinh non và khuyết tật sau sinh không khác biệt giữa các nhóm.
Kết luận
Tỉ lệ phôi xuất hiện không bào vào ngày 3 hoặc ngày 4 không liên quan đến nồng độ hormon LH vào ngày tiêm hCG và số lượng noãn chọc hút được. Không bào có ảnh hưởng lên chất lượng phôi và khả năng hình thành phôi nang, tuy nhiên không ảnh hưởng đến sự phát triển về sau của phôi. Việc loại bỏ không bào ra khỏi phôi bào trong quá trình nén phôi có thể được xem là cơ chế tự sửa chữa của phôi, cho phép phôi phát triển một cách bình thường.
Nguồn tham khảo: Chen L, Zhang S, Gu Y, Peng Y, Huang Z, Gong F, Lin G. Vacuolization in embryos on days 3 and 4 of in vitro development: Association with stimulation protocols, embryo development, chromosomal status, pregnancy and neonatal outcomes. Frontiers in Endocrinology. 2022;13.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Chất lượng tinh dịch và nồng độ hormone sinh sản ở con trai của các cặp vợ chồng hiếm muộn: một nghiên cứu đoàn hệ của Đan Mạch - Ngày đăng: 18-12-2022
Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh lâm sàng: phương pháp phẫu thuật sử dụng robot - Ngày đăng: 16-12-2022
Tính khả thi của kĩ thuật cắt giãn tĩnh mạch dưới bẹn sử dụng kính lúp trong điều trị vô sinh nam - Ngày đăng: 16-12-2022
Đánh giá chức năng sinh tinh của tinh hoàn bằng phương pháp siêu âm đàn hồi ở bệnh nhân vô sinh do giãn tĩnh mạch thừng tinh - Ngày đăng: 12-12-2022
Nghiên cứu sơ bộ về định lượng hình ảnh mô cảm ứng ảo trong bệnh lý tinh hoàn gây vô sinh nam - Ngày đăng: 12-12-2022
Hàm lượng DNA ty thể phôi nang có ảnh hưởng đến tỷ lệ sảy thai ở bệnh nhân chuyển phôi trữ đơn phôi nguyên bội không? - Ngày đăng: 12-12-2022
Stress oxy hóa và hỗ trợ sinh sản: Một đánh giá toàn diện về vai trò sinh lý stress oxy hóa và các chiến lược để tối ưu hóa môi trường nuôi cấy phôi - Ngày đăng: 12-12-2022
Sức khỏe của những trẻ sinh ra sau chuyển phôi đông lạnh cho đến khi trưởng thành : một nghiên cứu của phần lan - Ngày đăng: 10-12-2022
Xác định hệ vi sinh vật âm đạo có liên quan đến mang thai từ thụ tinh ống nghiệm - Ngày đăng: 10-12-2022
Phụ nữ có nên cố gắng sinh thường sau mổ lấy thai? - Ngày đăng: 03-12-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK