Tin tức
on Sunday 18-12-2022 7:42am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Trương Thanh Ngọc – IVFMD PN
Hiện nay, vô sinh là một vấn đề sức khỏe mang tính toàn cầu khi có đến khoảng 15% các cặp vợ chồng trên thế giới bị ảnh hưởng, trong đó vô sinh do nam giới là một trong những nguyên nhân chính. Sự suy giảm khả năng sinh sản này do tác động từ nhiều khía cạnh như sinh học, xã hội và lối sống. Có ý kiến cho rằng do tác động của kế hoạch hóa gia đình và sử dụng biện pháp tránh thai trong thế kỷ qua đã làm giảm tỷ lệ sinh. Cụ thể là các cặp vợ chồng bình thường lại có ít con hơn các cặp đôi vô sinh có can thiệp các biện pháp hỗ trợ sinh sản (HTSS). Một số tác giả lý giải hiện trạng này với giả định là vô sinh hiếm muộn sẽ truyền đi qua các thế hệ, tuy vậy, hiện có rất ít chứng cứ để chứng minh giả thuyết này. Mặt khác, công nghệ HTSS trong nhiều thập kỷ qua đã cho thấy những bước tiến vượt bậc với minh chứng là số trẻ sinh sống ngày càng tăng. Dù vậy, hiện tại vẫn có ít các nghiên cứu theo dõi dài hạn sức khoẻ của trẻ sinh nhằm đánh giá các tác động tiềm ẩn của công nghệ HTSS lên sức khoẻ sinh sản của thế hệ sau. Điều đáng mừng là những năm gần đây chủ đề này dần nhận được nhiều sự chú ý hơn khi bố mẹ có khả năng sinh sản thấp (subfecundity- được định nghĩa là có thời gian mong con (time to pregnancy-TTP) từ 12 tháng trở lên) cho thấy có liên quan đến nguy cơ bé trai sinh ra mang dị tật bộ phận sinh dục, bị tinh hoàn ẩn, lỗ tiểu lệch thấp và từ đó, có thể là lý do dẫn đến chất lượng tinh dịch kém ở tuổi trưởng thành. Bằng chứng là những công bố của Jensen, Ramlau, Belva và cộng sự vào năm 2007 và 2016 cho thấy ở những bé trai được sinh ra từ các cặp vợ chồng hiếm muộn (subfertile) nhờ can thiệp HTSS có chất lượng tinh dịch khi trưởng thành kém hơn so với trẻ sinh tự nhiên.
Với cùng mối quan tâm, nhóm của Linn và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu đoàn hệ từ năm 2017–2019 trên 1.058 nam giới khoẻ mạnh từ 18 tuổi (+9 tháng) thuộc chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản (SKSS) của Đan Mạch. Tình nguyện viên tham gia nghiên cứu phải cung cấp các thông tin thời gian mong con (TTP) của cha mẹ mình trước đó và biện pháp HTSS đã được can thiệp (IUI/cIVF/ICSI) (nếu có) cũng như các yếu tố về nhân khẩu học, sức khỏe và lối sống. Để đánh giá SKSS, nhóm tác giả ghi nhận các chỉ số trong xét nghiệm tinh dịch đồ (WHO 2010), thể tích tinh hoàn và nồng độ các hormone sinh sản (FSH, LH, Testosterone, Estradiol, Hormone giới tính gắn globulin (SHBG) và chỉ số Androgen tự do).
Nhìn chung, không có mối tương quan nào giữa TTP của các cặp vợ chồng hiếm muộn với chất lượng tinh dịch của con trai họ khi trưởng thành. Cụ thể, chất lượng tinh dịch và nồng độ các hormone sinh sản không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở những người con của các cặp vợ chồng có TTP >6 tháng hoặc thụ thai nhờ vào phương pháp IUI so với nhóm chứng là con trai của các cặp chồng có TTP < hoặc = 5 tháng. Ở những nam giới được sinh ra từ c.IVF hoặc ICSI cho thấy mật độ tinh trùng trong tinh dịch cao hơn (29%; 95% KTC, -7%-79%) và tỷ lệ tinh trùng có hình dạng bình thường cao hơn (20%; 95% KTC, - 8%-56%) – nhưng khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, nồng độ estradiol ở nhóm nam giới này có cao hơn một chút (30%; 95% KTC, 7%-57%) so với ngưỡng tham chiếu với sự khác biệt là tương đối nhỏ. Tuy nhiên, ý nghĩa lâm sàng của những khác biệt này là vẫn chưa rõ ràng.
Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về chất lượng tinh dịch hoặc nồng độ các hormone sinh sản ở những nam giới được sinh ra từ các cặp vợ chồng suy giảm khả năng sinh sản (subfertile) - có hay không có can thiệp các phương pháp HTSS. Từ đó, có thể thấy những chứng cứ này đã không góp phần chứng minh cho giả thuyết sự suy giảm khả năng sinh sản ở bố mẹ là di truyền hoàn toàn hoặc việc có can thiệp HTSS mang lại ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản của con trai họ. Các kết quả này có thể làm yên lòng nhiều cặp vợ chồng trên thế giới đang chật vật với tình trạng hiếm muộn. Tuy vậy, trong tương lai vẫn cần nhân rộng thêm những nghiên cứu có cùng mối quan tâm nhằm xác định mối tương quan giữa TTP của bố mẹ và việc can thiệp HTSS lên SKSS về mặt dài hạn của thế hệ sau.
Tài liệu tham khảo
Arendt, L. H., Gaml-Sørensen, A., Ernst, A., Brix, N., Toft, G., Tøttenborg, S. S., ... & Ramlau-Hansen, C. H. (2022). Semen quality and reproductive hormones in sons of subfertile couples: a cohort study. Fertility and Sterility, 118(4), 671-678.
Hiện nay, vô sinh là một vấn đề sức khỏe mang tính toàn cầu khi có đến khoảng 15% các cặp vợ chồng trên thế giới bị ảnh hưởng, trong đó vô sinh do nam giới là một trong những nguyên nhân chính. Sự suy giảm khả năng sinh sản này do tác động từ nhiều khía cạnh như sinh học, xã hội và lối sống. Có ý kiến cho rằng do tác động của kế hoạch hóa gia đình và sử dụng biện pháp tránh thai trong thế kỷ qua đã làm giảm tỷ lệ sinh. Cụ thể là các cặp vợ chồng bình thường lại có ít con hơn các cặp đôi vô sinh có can thiệp các biện pháp hỗ trợ sinh sản (HTSS). Một số tác giả lý giải hiện trạng này với giả định là vô sinh hiếm muộn sẽ truyền đi qua các thế hệ, tuy vậy, hiện có rất ít chứng cứ để chứng minh giả thuyết này. Mặt khác, công nghệ HTSS trong nhiều thập kỷ qua đã cho thấy những bước tiến vượt bậc với minh chứng là số trẻ sinh sống ngày càng tăng. Dù vậy, hiện tại vẫn có ít các nghiên cứu theo dõi dài hạn sức khoẻ của trẻ sinh nhằm đánh giá các tác động tiềm ẩn của công nghệ HTSS lên sức khoẻ sinh sản của thế hệ sau. Điều đáng mừng là những năm gần đây chủ đề này dần nhận được nhiều sự chú ý hơn khi bố mẹ có khả năng sinh sản thấp (subfecundity- được định nghĩa là có thời gian mong con (time to pregnancy-TTP) từ 12 tháng trở lên) cho thấy có liên quan đến nguy cơ bé trai sinh ra mang dị tật bộ phận sinh dục, bị tinh hoàn ẩn, lỗ tiểu lệch thấp và từ đó, có thể là lý do dẫn đến chất lượng tinh dịch kém ở tuổi trưởng thành. Bằng chứng là những công bố của Jensen, Ramlau, Belva và cộng sự vào năm 2007 và 2016 cho thấy ở những bé trai được sinh ra từ các cặp vợ chồng hiếm muộn (subfertile) nhờ can thiệp HTSS có chất lượng tinh dịch khi trưởng thành kém hơn so với trẻ sinh tự nhiên.
Với cùng mối quan tâm, nhóm của Linn và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu đoàn hệ từ năm 2017–2019 trên 1.058 nam giới khoẻ mạnh từ 18 tuổi (+9 tháng) thuộc chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản (SKSS) của Đan Mạch. Tình nguyện viên tham gia nghiên cứu phải cung cấp các thông tin thời gian mong con (TTP) của cha mẹ mình trước đó và biện pháp HTSS đã được can thiệp (IUI/cIVF/ICSI) (nếu có) cũng như các yếu tố về nhân khẩu học, sức khỏe và lối sống. Để đánh giá SKSS, nhóm tác giả ghi nhận các chỉ số trong xét nghiệm tinh dịch đồ (WHO 2010), thể tích tinh hoàn và nồng độ các hormone sinh sản (FSH, LH, Testosterone, Estradiol, Hormone giới tính gắn globulin (SHBG) và chỉ số Androgen tự do).
Nhìn chung, không có mối tương quan nào giữa TTP của các cặp vợ chồng hiếm muộn với chất lượng tinh dịch của con trai họ khi trưởng thành. Cụ thể, chất lượng tinh dịch và nồng độ các hormone sinh sản không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở những người con của các cặp vợ chồng có TTP >6 tháng hoặc thụ thai nhờ vào phương pháp IUI so với nhóm chứng là con trai của các cặp chồng có TTP < hoặc = 5 tháng. Ở những nam giới được sinh ra từ c.IVF hoặc ICSI cho thấy mật độ tinh trùng trong tinh dịch cao hơn (29%; 95% KTC, -7%-79%) và tỷ lệ tinh trùng có hình dạng bình thường cao hơn (20%; 95% KTC, - 8%-56%) – nhưng khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, nồng độ estradiol ở nhóm nam giới này có cao hơn một chút (30%; 95% KTC, 7%-57%) so với ngưỡng tham chiếu với sự khác biệt là tương đối nhỏ. Tuy nhiên, ý nghĩa lâm sàng của những khác biệt này là vẫn chưa rõ ràng.
Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về chất lượng tinh dịch hoặc nồng độ các hormone sinh sản ở những nam giới được sinh ra từ các cặp vợ chồng suy giảm khả năng sinh sản (subfertile) - có hay không có can thiệp các phương pháp HTSS. Từ đó, có thể thấy những chứng cứ này đã không góp phần chứng minh cho giả thuyết sự suy giảm khả năng sinh sản ở bố mẹ là di truyền hoàn toàn hoặc việc có can thiệp HTSS mang lại ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản của con trai họ. Các kết quả này có thể làm yên lòng nhiều cặp vợ chồng trên thế giới đang chật vật với tình trạng hiếm muộn. Tuy vậy, trong tương lai vẫn cần nhân rộng thêm những nghiên cứu có cùng mối quan tâm nhằm xác định mối tương quan giữa TTP của bố mẹ và việc can thiệp HTSS lên SKSS về mặt dài hạn của thế hệ sau.
Tài liệu tham khảo
Arendt, L. H., Gaml-Sørensen, A., Ernst, A., Brix, N., Toft, G., Tøttenborg, S. S., ... & Ramlau-Hansen, C. H. (2022). Semen quality and reproductive hormones in sons of subfertile couples: a cohort study. Fertility and Sterility, 118(4), 671-678.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh lâm sàng: phương pháp phẫu thuật sử dụng robot - Ngày đăng: 16-12-2022
Tính khả thi của kĩ thuật cắt giãn tĩnh mạch dưới bẹn sử dụng kính lúp trong điều trị vô sinh nam - Ngày đăng: 16-12-2022
Đánh giá chức năng sinh tinh của tinh hoàn bằng phương pháp siêu âm đàn hồi ở bệnh nhân vô sinh do giãn tĩnh mạch thừng tinh - Ngày đăng: 12-12-2022
Nghiên cứu sơ bộ về định lượng hình ảnh mô cảm ứng ảo trong bệnh lý tinh hoàn gây vô sinh nam - Ngày đăng: 12-12-2022
Hàm lượng DNA ty thể phôi nang có ảnh hưởng đến tỷ lệ sảy thai ở bệnh nhân chuyển phôi trữ đơn phôi nguyên bội không? - Ngày đăng: 12-12-2022
Stress oxy hóa và hỗ trợ sinh sản: Một đánh giá toàn diện về vai trò sinh lý stress oxy hóa và các chiến lược để tối ưu hóa môi trường nuôi cấy phôi - Ngày đăng: 12-12-2022
Sức khỏe của những trẻ sinh ra sau chuyển phôi đông lạnh cho đến khi trưởng thành : một nghiên cứu của phần lan - Ngày đăng: 10-12-2022
Xác định hệ vi sinh vật âm đạo có liên quan đến mang thai từ thụ tinh ống nghiệm - Ngày đăng: 10-12-2022
Phụ nữ có nên cố gắng sinh thường sau mổ lấy thai? - Ngày đăng: 03-12-2022
Mối liên quan giữa tuổi vợ với giai đoạn phát triển, hình thái, và khả năng làm tổ của phôi nang tiềm năng: một nghiên cứu đoàn hệ đa trung tâm - Ngày đăng: 01-12-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK