Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 16-04-2021 11:13pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
NHS Trần Thị Diễm – Phòng khám Ngọc Lan

Theo khuyến cáo hiện tại của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, phụ nữ mang thai nên bổ sung sắt và acid folic hằng ngày bằng đường uống. Cụ thể, bổ sung từ 30 mg đến 60 mg sắt (a) và 40 µg (0.4 mg) acid folic (b) cho phụ nữ mang thai có thể ngăn ngừa thiếu máu ở mẹ, nhiễm trùng hậu sản, trẻ nhẹ cân và sinh non.
(a)  Tương đương với 60 mg sắt là 300 mg ferrous sulfat heptahydrate, 180 mg ferrous fumarate hoặc 500 mg ferrous gluconate.
(b)  Nên bổ sung acid folic càng sớm càng tốt (lý tưởng nhất là trước khi thụ thai) để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.

Khuyến cáo này thay thế cho hướng dẫn của WHO năm 2012: bổ sung sắt và acid folic hằng ngày cho phụ nữ có thai và khuyến cáo của WHO về chăm sóc tiền sản để có trải nghiệm mang thai tích cực.

Thiếu máu ở phụ nữ mang thai là một vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cộng đồng. Có ít nhất 40% phụ nữ mang thai có nồng độ hemoglobin (Hb) trong máu <110 g/l, vì thế, nên ưu tiên sử dụng liều 60 mg sắt hằng ngày hơn là sử dụng liều thấp hơn. Trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ, ngưỡng Hb để chẩn đoán thiếu máu là 110 g/l, trong 3 tháng giữa thai kỳ thì ngưỡng là 105 g/l. Nếu một phụ nữ được chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt, sắt bổ sung nên được tăng liều lên 120 mg cho đến khi nồng độ Hb tăng lên bình thường (Hb = 110 g/l hoặc cao hơn). Sau đó, có thể tiếp tục liều sắt tiêu chuẩn hằng ngày trước sinh để ngăn ngừa thiếu máu tái phát.

Tuyên truyền với phụ nữ mang thai về chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm cung cấp thông tin về nguồn thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và sự đa dạng trong chế độ ăn là một phần không thể thiếu trong việc ngăn ngừa thiếu máu và cung cấp dịch vụ chăm sóc tiền sản có chất lượng. Các chiến lược truyền thông sẽ rất quan trọng để cải thiện khả năng chấp nhận và tuân thủ của các thai phụ.

Ở những vùng có các bệnh truyền nhiễm có thể gây thiếu máu do mất máu, tăng phá hủy hồng cầu hoặc giảm sản xuất hồng cầu, chẳng hạn như sốt rét và giun móc, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị các bệnh lý này.

Thuốc uống bổ sung có sẵn dưới dạng viên nang hoặc viên nén (bao gồm viên nén hòa tan và viên nén giải phóng biến đổi và hòa tan). Cần thiết lập một quy trình để đảm bảo các chất bổ sung được sản xuất, đóng gói và lưu trữ trong một môi trường được kiểm soát và không bị ô nhiễm. Cần hiểu rõ hơn nguyên nhân gây thiếu máu (ví dụ: bệnh sốt rét, các bệnh lý hemoglobin) và các yếu tố nguy cơ phổ biến ở một quốc gia, để cung cấp thông tin theo hoàn cảnh cụ thể. Cần phát triển và cải thiện các hệ thống giám sát để đánh giá tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở cấp quốc gia và toàn cầu.

Để tiếp cận những nhóm dân cư dễ bị bệnh nhất và đảm bảo cung cấp kịp thời và liên tục các chất bổ sung, rất cần sự chung tay của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Nguồn: https://www.who.int/elena/titles/guidance_summaries/daily_iron_pregnancy/en/?fbclid=IwAR2ec1QwvfCnBX-Mhzz6t4hjpYHcpqE_nrhxYMslxs2DPMzwAdupIM9amGs

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK