Tin tức
on Tuesday 13-04-2021 4:57pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Võ Minh Tuấn – IVFMD Tân Bình
Hiện nay, chiến lược chuyển phôi trữ trong điều trị thụ tinh ống nghiệm ngày càng được sử dụng phổ biến tại các trung tâm IVF nhằm cải thiện cơ hội mang thai cho bệnh nhân. Lý do cơ bản là để tránh các tác động bất lợi có thể xảy ra trong quá trình kích thích buồng trứng lên sự tiếp nhận của nội mạc tử cung trong chu kỳ điều trị. Với chiến lược chuyển phôi trữ, bệnh nhân sẽ được tư vấn trữ phôi toàn bộ và chuyển phôi trữ vào chu kì tiếp theo. Đặc biệt, ở những phụ nữ có nguy cơ mắc hội chứng quá kích buồng trứng (Ovarian hyperstimulation syndrome – OHSS), chiến lược trữ phôi toàn bộ đã được áp dụng trong những năm gần đây nhằm ngăn ngừa OHSS. Cho đến nay, đã có sáu nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) so sánh tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn giữa chiến lược chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ ở những phụ nữ có nguy cơ OHSS cao, ở những phụ nữ có tiên lượng tốt dựa trên số nang thứ cấp, nhóm có hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic ovary syndrome – PCOS) và nhóm phụ nữ không có PCOS. Năm 2017, một phân tích tổng hợp các nghiên cứu trên cho thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ trẻ sinh sống cộng dồn giữa nhóm chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đều chỉ áp dụng trên một nhóm bệnh nhân nhất định nên vẫn chưa thể đưa ra kết luận chiến lược chuyển phôi trữ có làm tăng hiệu quả của IVF hay không. Vì thế, nhóm tác giả bắt đầu một nghiên cứu RCT đơn trung tâm so sánh tỷ lệ thai cộng dồn trên hai nhóm chuyển phôi trữ và chuyển phôi tươi. Trái ngược với các nghiên cứu RCT trước đây, đối tượng nghiên cứu của nhóm tác giả bao gồm các cặp vợ chồng điều trị với bất kỳ chỉ định IVF nào, không phụ thuộc vào số lượng nang noãn có được hoặc số lượng phôi.
Đây là nghiên cứu RCT đơn trung tâm được thực hiện từ năm 2013 đến năm 2015, đối tượng nghiên cứu bao gồm các cặp vợ chồng vô sinh với bất kì nguyên nhân nào và chưa từng thực hiện chu kỳ điều trị nào trước đó, với độ tuổi của người vợ từ 18 đến 43 tuổi. Tổng cộng có 205 cặp vợ chồng tham gia nghiên cứu và được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm: Nhóm 1 (chuyển phôi trữ, n = 103) và nhóm 2 (chuyển phôi tươi, n = 102). Nhóm 1 được chuyển phôi trữ ngày 6 với phác đồ HRT. Nhóm 2 được chuyển phôi tươi ngày 5, các phôi còn lại được nuôi cấy lên ngày 6 và trữ đông lại. Kết quả chính của nghiên cứu là tỉ lệ thai cộng dồn sau 12 tháng kể từ lúc phân phối ngẫu nhiên, ngoài ra, nghiên cứu cũng ghi nhận các kết quả về tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn, tỷ lệ thai lâm sàng cộng dồn, tỷ lệ thai sinh hóa cộng dồn giữa hai nhóm.
Tỷ lệ thai diễn tiến cộng dồn ở nhóm 1 thấp hơn đáng kể so với nhóm 2 (19% đối với nhóm 1 và 31% đối với nhóm 2, KTC 95%; 0,36-0,98). Bên cạnh đó, tỷ lệ thai lâm sàng cộng dồn và tỷ lệ thai sinh hóa cộng dồn trong nhóm 1 thấp hơn đáng kể (tỷ lệ thai lâm sàng và thai sinh hóa lần lượt là 19% và 24% đối với nhóm 1 so với 33% và 41% đối với nhóm 2). Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn không có sự khác biệt giữa hai nhóm (18% đối với nhóm 1 so với 28% đối với nhóm 2).
Như vậy, nghiên cứu này cho thấy chiến lược chuyển phôi trữ làm giảm đáng kể tỷ lệ có thai cộng dồn so với chiến lược chuyển phôi tươi, bao gồm cả những bệnh nhân có tiên lượng xấu. Vì đây là một nghiên cứu đơn trung tâm, nhóm tác giả không thể đánh giá sự khác biệt về quy trình nghiên cứu. Ngoài ra, cỡ mẫu hạn chế cũng là yếu tố cần được quan tâm. Nghiên cứu này thực hiện trên những bệnh nhân có tiên lượng khác nhau nên kết quả có thể khác nhau giữa các nhóm bệnh nhân có tiên lượng tốt và xấu.
Nguồn: Wong, K.M., van Wely, M., Verhoeve, H.R., Kaaijk, E.M., Mol, F., van der Veen, F., Repping, S., Mastenbroek, S., 2021. Transfer of fresh or frozen embryos: a randomised controlled trial. Hum. Reprod. 36, 998–1006. https://doi.org/10.1093/humrep/deaa305
Hiện nay, chiến lược chuyển phôi trữ trong điều trị thụ tinh ống nghiệm ngày càng được sử dụng phổ biến tại các trung tâm IVF nhằm cải thiện cơ hội mang thai cho bệnh nhân. Lý do cơ bản là để tránh các tác động bất lợi có thể xảy ra trong quá trình kích thích buồng trứng lên sự tiếp nhận của nội mạc tử cung trong chu kỳ điều trị. Với chiến lược chuyển phôi trữ, bệnh nhân sẽ được tư vấn trữ phôi toàn bộ và chuyển phôi trữ vào chu kì tiếp theo. Đặc biệt, ở những phụ nữ có nguy cơ mắc hội chứng quá kích buồng trứng (Ovarian hyperstimulation syndrome – OHSS), chiến lược trữ phôi toàn bộ đã được áp dụng trong những năm gần đây nhằm ngăn ngừa OHSS. Cho đến nay, đã có sáu nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) so sánh tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn giữa chiến lược chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ ở những phụ nữ có nguy cơ OHSS cao, ở những phụ nữ có tiên lượng tốt dựa trên số nang thứ cấp, nhóm có hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic ovary syndrome – PCOS) và nhóm phụ nữ không có PCOS. Năm 2017, một phân tích tổng hợp các nghiên cứu trên cho thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ trẻ sinh sống cộng dồn giữa nhóm chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đều chỉ áp dụng trên một nhóm bệnh nhân nhất định nên vẫn chưa thể đưa ra kết luận chiến lược chuyển phôi trữ có làm tăng hiệu quả của IVF hay không. Vì thế, nhóm tác giả bắt đầu một nghiên cứu RCT đơn trung tâm so sánh tỷ lệ thai cộng dồn trên hai nhóm chuyển phôi trữ và chuyển phôi tươi. Trái ngược với các nghiên cứu RCT trước đây, đối tượng nghiên cứu của nhóm tác giả bao gồm các cặp vợ chồng điều trị với bất kỳ chỉ định IVF nào, không phụ thuộc vào số lượng nang noãn có được hoặc số lượng phôi.
Đây là nghiên cứu RCT đơn trung tâm được thực hiện từ năm 2013 đến năm 2015, đối tượng nghiên cứu bao gồm các cặp vợ chồng vô sinh với bất kì nguyên nhân nào và chưa từng thực hiện chu kỳ điều trị nào trước đó, với độ tuổi của người vợ từ 18 đến 43 tuổi. Tổng cộng có 205 cặp vợ chồng tham gia nghiên cứu và được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm: Nhóm 1 (chuyển phôi trữ, n = 103) và nhóm 2 (chuyển phôi tươi, n = 102). Nhóm 1 được chuyển phôi trữ ngày 6 với phác đồ HRT. Nhóm 2 được chuyển phôi tươi ngày 5, các phôi còn lại được nuôi cấy lên ngày 6 và trữ đông lại. Kết quả chính của nghiên cứu là tỉ lệ thai cộng dồn sau 12 tháng kể từ lúc phân phối ngẫu nhiên, ngoài ra, nghiên cứu cũng ghi nhận các kết quả về tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn, tỷ lệ thai lâm sàng cộng dồn, tỷ lệ thai sinh hóa cộng dồn giữa hai nhóm.
Tỷ lệ thai diễn tiến cộng dồn ở nhóm 1 thấp hơn đáng kể so với nhóm 2 (19% đối với nhóm 1 và 31% đối với nhóm 2, KTC 95%; 0,36-0,98). Bên cạnh đó, tỷ lệ thai lâm sàng cộng dồn và tỷ lệ thai sinh hóa cộng dồn trong nhóm 1 thấp hơn đáng kể (tỷ lệ thai lâm sàng và thai sinh hóa lần lượt là 19% và 24% đối với nhóm 1 so với 33% và 41% đối với nhóm 2). Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn không có sự khác biệt giữa hai nhóm (18% đối với nhóm 1 so với 28% đối với nhóm 2).
Như vậy, nghiên cứu này cho thấy chiến lược chuyển phôi trữ làm giảm đáng kể tỷ lệ có thai cộng dồn so với chiến lược chuyển phôi tươi, bao gồm cả những bệnh nhân có tiên lượng xấu. Vì đây là một nghiên cứu đơn trung tâm, nhóm tác giả không thể đánh giá sự khác biệt về quy trình nghiên cứu. Ngoài ra, cỡ mẫu hạn chế cũng là yếu tố cần được quan tâm. Nghiên cứu này thực hiện trên những bệnh nhân có tiên lượng khác nhau nên kết quả có thể khác nhau giữa các nhóm bệnh nhân có tiên lượng tốt và xấu.
Nguồn: Wong, K.M., van Wely, M., Verhoeve, H.R., Kaaijk, E.M., Mol, F., van der Veen, F., Repping, S., Mastenbroek, S., 2021. Transfer of fresh or frozen embryos: a randomised controlled trial. Hum. Reprod. 36, 998–1006. https://doi.org/10.1093/humrep/deaa305
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của việc chuyển phôi khảm đến kết quả thai lâm sàng - Ngày đăng: 13-04-2021
Các chất được tiết ra từ tế bào hMSC giúp tăng sinh tế bào hạt ở người, hình thành steroid và phục hồi chức năng buồng trứng trên mô hình chuột suy buồng trứng nguyên phát - Ngày đăng: 13-04-2021
Quercetin thúc đẩy quá trình trưởng thành noãn trong ống nghiệm của noãn người và chuột cái già - Ngày đăng: 13-04-2021
Nuôi cấy tinh trùng thu nhận từ tinh hoàn trước ngày chọc hút cải thiện kết quả điều trị thụ tinh ống nghiệm - Ngày đăng: 12-04-2021
Sự giảm biểu hiện mir-149 trong tinh trùng có liên quan đến chất lượng của phôi phát triển giai đoạn sớm trong thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển - Ngày đăng: 12-04-2021
So sánh hiệu quả lâm sàng của việc làm mỏng hay đục thủng màng trong suốt khi hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser - Ngày đăng: 06-04-2021
Tác động của thời gian nuôi cấy sau rã đến kết quả lâm sàng ở chu kì chuyển đơn phôi nang đông lạnh - Ngày đăng: 06-04-2021
Ảnh hưởng của tuổi chồng lên kết quả phôi và kết quả thai khi chuyển đơn phôi nguyên bội: Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 03-04-2021
Kết quả lâm sàng và sơ sinh khi hỗ trợ thoát màng bằng laser ở bệnh nhân chuyển đơn phôi nang đông lạnh - Ngày đăng: 03-04-2021
Nguồn gốc tinh trùng không ảnh hưởng đến kết quả ICSI ở những bệnh nhân bị tổn thương nặng quá trình sinh tinh - Ngày đăng: 03-04-2021
Cơ chế và tác động của các yếu tố môi trường đến sinh sản nam giới - Ngày đăng: 02-04-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK