Tin tức
on Saturday 03-04-2021 10:29am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Ngọc Huệ - IVFMD Bình Dương
Kỹ thuật ICSI được áp dụng phổ biến cho các trường hợp vô sinh do yếu tố nam giới, đặc biệt là các trường hợp thiểu tinh hoặc không có tinh trùng trong tinh dịch. Bên cạnh đó, sự phân mảnh DNA tinh trùng cũng ảnh hưởng đến kết quả ICSI, đặc biệt là các trường hợp bất thường sinh tinh. Một số nghiên cứu cho rằng tinh trùng từ tinh hoàn có tỉ lệ phân mảnh DNA thấp hơn so với tinh trùng trong tinh dịch. Những kết quả này được một số tác giả sử dụng giải thích cho việc thực hiện thủ thuật trích tinh trùng ở bệnh nhân có bất thường trong quá trình sinh tinh. Dù vậy, việc sử dụng tinh trùng từ tinh hoàn để ICSI mặc dù bệnh nhân có số lượng ít tinh trùng trong tinh dịch đã xuất hiện những tranh cãi bởi một số quan điểm cho rằng các bằng chứng hiện tại không đủ mạnh, các biến chứng có thể xuất hiện sau phẫu thuật thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn cũng như khả năng không thu được tinh trùng sau phẫu thuật ở những bệnh nhân có số lượng tinh trùng rất ít (extremely severe oligozoospermia) là một vấn đề nghiêm trọng. Do đó, để tìm hiểu rõ hơn về mối tương quan giữa nguồn gốc tinh trùng đến kết quả điều trị, nghiên cứu này được thực hiện nhằm so sánh kết quả ICSI ở những bệnh nhân có số lượng tinh trùng rất ít (extremely severe oligozoospermia - ESO) từ tinh dịch và bệnh nhân vô tinh không do tắc (nonobstructive azoospermia - NOA) thu nhận từ tinh hoàn.
Dữ liệu phôi học của 1158 bệnh nhân có số lượng tinh trùng rất ít (ESO) và vô tinh không do tắc (NOA) từ năm 2010 đến năm 2013 đã được đánh giá và chia thành hai nhóm: nhóm 1 bao gồm 419 bệnh nhân ESO và nhóm 2 bao gồm 739 bệnh nhân NOA. Trong đó, bệnh nhân ESO có số lượng tinh trùng nhỏ hơn hoặc bằng 2 triệu/ml ở hai lần xét nghiệm liên tiếp, bệnh nhân NOA được thực hiện kỹ thuật TESE hoặc microTESE.
Kết quả cho thấy:
- Số lượng noãn thu được và số lượng noãn trưởng thành được ICSI không có sự khác biệt giữa hai nhóm.
- Tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ trẻ sinh sống tích lũy không có sự khác biệt giữa nhóm NOA và ESO, tương ứng tỉ lệ thụ tinh 56% và 50% (p=0,58), tỉ lệ thai lâm sàng 29,4% và 32,7% (p=0,239), tỉ lệ trẻ sinh sống tích lũy 25,8% và 27,2% (p=0,613). Phân tích hồi quy logistic cho thấy số lượng noãn MII được ICSI có thể sử dụng là một yếu tố dự đoán độc lập về tỉ lệ trẻ sinh sống (p=0,046).
Như vậy, các kết quả từ nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ trẻ sinh sống cộng dồn khi thực hiện kỹ thuật ICSI với nguồn tinh trùng từ tinh hoàn và tinh dịch có số lượng tinh trùng ít (oligozoospermia). Do đó, nhóm tác giả không ủng hộ việc sử dụng tinh trùng từ tinh hoàn ở nhóm bệnh nhân oligozoospermia, những nghiên cứu lâm sàng tiếp theo với cỡ mẫu lớn hơn nên được thực hiện để có thêm kết quả trong việc lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân.
Tài liệu tham khảo:
Ettore Caroppo, Cristina Campagna, Elisabetta M. Colpi và cộng sự. Sperm source does not affect the ICSI outcome of patients with severely compromised spermatogenesis; Andrologia; December 2020; 52, 11, e13884.
Kỹ thuật ICSI được áp dụng phổ biến cho các trường hợp vô sinh do yếu tố nam giới, đặc biệt là các trường hợp thiểu tinh hoặc không có tinh trùng trong tinh dịch. Bên cạnh đó, sự phân mảnh DNA tinh trùng cũng ảnh hưởng đến kết quả ICSI, đặc biệt là các trường hợp bất thường sinh tinh. Một số nghiên cứu cho rằng tinh trùng từ tinh hoàn có tỉ lệ phân mảnh DNA thấp hơn so với tinh trùng trong tinh dịch. Những kết quả này được một số tác giả sử dụng giải thích cho việc thực hiện thủ thuật trích tinh trùng ở bệnh nhân có bất thường trong quá trình sinh tinh. Dù vậy, việc sử dụng tinh trùng từ tinh hoàn để ICSI mặc dù bệnh nhân có số lượng ít tinh trùng trong tinh dịch đã xuất hiện những tranh cãi bởi một số quan điểm cho rằng các bằng chứng hiện tại không đủ mạnh, các biến chứng có thể xuất hiện sau phẫu thuật thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn cũng như khả năng không thu được tinh trùng sau phẫu thuật ở những bệnh nhân có số lượng tinh trùng rất ít (extremely severe oligozoospermia) là một vấn đề nghiêm trọng. Do đó, để tìm hiểu rõ hơn về mối tương quan giữa nguồn gốc tinh trùng đến kết quả điều trị, nghiên cứu này được thực hiện nhằm so sánh kết quả ICSI ở những bệnh nhân có số lượng tinh trùng rất ít (extremely severe oligozoospermia - ESO) từ tinh dịch và bệnh nhân vô tinh không do tắc (nonobstructive azoospermia - NOA) thu nhận từ tinh hoàn.
Dữ liệu phôi học của 1158 bệnh nhân có số lượng tinh trùng rất ít (ESO) và vô tinh không do tắc (NOA) từ năm 2010 đến năm 2013 đã được đánh giá và chia thành hai nhóm: nhóm 1 bao gồm 419 bệnh nhân ESO và nhóm 2 bao gồm 739 bệnh nhân NOA. Trong đó, bệnh nhân ESO có số lượng tinh trùng nhỏ hơn hoặc bằng 2 triệu/ml ở hai lần xét nghiệm liên tiếp, bệnh nhân NOA được thực hiện kỹ thuật TESE hoặc microTESE.
Kết quả cho thấy:
- Số lượng noãn thu được và số lượng noãn trưởng thành được ICSI không có sự khác biệt giữa hai nhóm.
- Tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ trẻ sinh sống tích lũy không có sự khác biệt giữa nhóm NOA và ESO, tương ứng tỉ lệ thụ tinh 56% và 50% (p=0,58), tỉ lệ thai lâm sàng 29,4% và 32,7% (p=0,239), tỉ lệ trẻ sinh sống tích lũy 25,8% và 27,2% (p=0,613). Phân tích hồi quy logistic cho thấy số lượng noãn MII được ICSI có thể sử dụng là một yếu tố dự đoán độc lập về tỉ lệ trẻ sinh sống (p=0,046).
Như vậy, các kết quả từ nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ trẻ sinh sống cộng dồn khi thực hiện kỹ thuật ICSI với nguồn tinh trùng từ tinh hoàn và tinh dịch có số lượng tinh trùng ít (oligozoospermia). Do đó, nhóm tác giả không ủng hộ việc sử dụng tinh trùng từ tinh hoàn ở nhóm bệnh nhân oligozoospermia, những nghiên cứu lâm sàng tiếp theo với cỡ mẫu lớn hơn nên được thực hiện để có thêm kết quả trong việc lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân.
Tài liệu tham khảo:
Ettore Caroppo, Cristina Campagna, Elisabetta M. Colpi và cộng sự. Sperm source does not affect the ICSI outcome of patients with severely compromised spermatogenesis; Andrologia; December 2020; 52, 11, e13884.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Cơ chế và tác động của các yếu tố môi trường đến sinh sản nam giới - Ngày đăng: 02-04-2021
Chuyển ty thể từ tế bào iPS giúp cải thiện tiềm năng phát triển của phôi thụ tinh trong ống nghiệm ở phụ nữ lớn tuổi - Ngày đăng: 02-04-2021
Những thay đổi về chiều dài telomere và các dấu hiệu lão hóa trong quá trình bảo quản lạnh mô buồng trứng ở người - Ngày đăng: 02-04-2021
Hội chứng nang trống trong hỗ trợ sinh sản và sự liên quan với các nguyên nhân vô sinh khác nhau ở nhóm bệnh nhân trẻ tuổi - Ngày đăng: 02-04-2021
Có nên thực hiện sụp khoang phôi nhân tạo trước khi thủy tinh hóa phôi nang hay không? - Một nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 31-03-2021
Đánh giá hiệu quả kỹ thuật chẩn đoán di truyền tiền làm tổ không xâm lấn sử dụng DNA tế bào tự do trong môi trường nuôi cấy phôi - Ngày đăng: 31-03-2021
ĐA HÌNH GEN PROTAMINE VÀ KẾT QUẢ NHUỘM CMA3 Ở NHỮNG BỆNH NHÂN VÔ SINH DO GIÃN TĨNH MẠCH THỪNG TINH - Ngày đăng: 30-03-2021
CHỈ SỐ KHỐI LƯỢNG CƠ THỂ VÀ CHẤT LƯỢNG TINH TRÙNG: CÓ MỐI LIÊN HỆ HAY KHÔNG? - Ngày đăng: 30-03-2021
NHỮNG LỢI ÍCH LÂM SÀNG CỦA CHẨN ĐOÁN DI TRUYỀN TIỀN LÀM TỔ (PGT-A) CHO TẤT CẢ CÁC CHU KỲ THỤ TINH ỐNG NGHIỆM - Ngày đăng: 30-03-2021
Chỉ số phân mảnh DNA (DFI) và HDS không ảnh hưởng đến kết quả thai sau ICSI - Ngày đăng: 30-03-2021
Sàng lọc bất thường nhiễm sắc thể thai nhi - Hướng dẫn lâm sàng của Hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ dành cho bác sĩ sản phụ khoa - Ngày đăng: 25-03-2021
CÀO NỘI MẠC TỬ CUNG Ở PHỤ NỮ THẤT BẠI IVF/ICSI MỘT LẦN – THỬ NGHIỆM NGẪU NHIÊN CÓ NHÓM CHỨNG - Ngày đăng: 21-03-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK