Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 02-04-2021 9:01am
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH Nguyễn Tâm Hoài – IVF Vạn Hạnh

Chất gây ô nhiễm môi trường bao gồm nhiều loại hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón, chất hóa dẻo và chất hoạt động bề mặt, nước thải thải ra từ các đơn vị sản xuất, polychlorinated biphenyls (PCB), hydrocacbon thơm đa vòng (PAH) và kim loại nặng. Khoảng hơn 80 nghìn hóa chất mới đã được đưa vào môi trường trong một trăm năm qua. Chúng phân bố khắp nơi trong hệ sinh thái và tìm đường xâm nhập vào đời sống con người thông qua chuỗi thức ăn. Hầu hết các chất gây ô nhiễm môi trường đã được tìm thấy trong trầm tích, nguồn nước, nước thải cũng như trong thực phẩm cho người và động vật hoang dã ở mức độ thấp hoặc cao.

Tỷ lệ leo thang của vô sinh nam và xu hướng giảm chất lượng tinh trùng có liên quan đến quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng và sự thải ra một lượng dư thừa các chất tổng hợp vào môi trường. Việc tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm môi trường phân bố khắp nơi có khả năng can thiệp vào sự phát triển và chức năng của cơ quan sinh sản nam.

Một số báo cáo dịch tễ học cho thấy sự liên quan giữa nồng độ của chất gây ô nhiễm môi trường trong máu và tinh dịch với chất lượng tinh trùng kém. Nhiều nghiên cứu in vivo và in vitro đã được thực hiện để nghiên cứu ảnh hưởng của nhiều chất gây ô nhiễm môi trường khác nhau đến sự sinh tinh, quá trình sản xuất steroids, số lượng tế bào Sertoli, hàng rào máu tinh hoàn, mào tinh và các chức năng của tinh trùng. Các ảnh hưởng gây độc được báo cáo bao gồm thay đổi chu kỳ sinh tinh, tăng apoptosis ở tế bào mầm, ức chế quá trình sản xuất steroids, giảm khả năng sống của tế bào Leydig, suy giảm cấu trúc và chức năng tế bào Sertoli, thay đổi biểu hiện của thụ thể LH, tăng tính thấm của hàng rào máu tinh hoàn, tăng nồng độ ROS gây ra stress oxy hoá, từ đó thay đổi biểu hiện gen trong tinh trùng dẫn đến chất lượng và chức năng của tinh trùng kém.
 
Bảng: Ảnh hưởng của một số chất gây ô nhiễm môi trường đến sự sinh tinh và sản xuất steroids
Chất độc Các ảnh hưởng Đối tượng nghiên cứu Tác giả
Sản phẩm nông nghiệp
Thuốc trừ sâu
2,2-bis(4-chlorophenyl)-1,1- dichloroethylene (DDE) Ức chế hệ thống phosphoryl hoá oxy hóa của ty thể tinh hoàn. Chuột Mota và cs, 2011
Endosulfan Tăng tế bào chết ở tế bào Sertoli do stress oxy hóa, khử cực của màng ty thể và kích hoạt con đường apoptosis. Chuột Rastogi và cs, 2014
Thuốc diệt côn trùng
Cypermethrin Tăng chiều cao biểu mô và sự biệt hoá ngược của tế bào Sertoli. Chuột Rodríguez và cs, 2017
Fenvalerate Giảm đáng kể mật độ tinh trùng và khả năng di chuyển của tinh trùng, tăng đường kính trong của các ống sinh tinh, rối loạn hướng của tế bào sinh tinh và tăng quá trình apoptosis của tế bào mầm. Chuột Zhang và cs, 2018
Thuốc diệt nấm
1,2-Dibromo-3- chloropropane (DBCP) Tạo ra ROS; giảm khả năng sống của tế bào mầm, tinh nguyên bào, tỉ lệ tinh bào đơn bội. Người (in vitro) Easley và cs, 2015
Thuốc diệt giun
Chlorothalonil Giảm khả năng di động của tinh trùng lợn đực in vitro, ức chế quá trình sinh tinh ở chuột do làm gián đoạn tín hiệu của thụ thể estrogen. Tinh trùng lợn (in vitro)
Chuột
Zhang và cs, 2019
Các chất trong nhựa
Bisphenol A (BPA) Các ống sinh tinh biến dạng ở các mức độ khác nhau, apoptosis ở tinh hoàn và giảm số lượng tinh trùng ở đời con. Chuột Wei và cs, 2019
 
Chất lượng tinh dịch giảm, mức độ chống oxy hóa với các tác nhân xấu trong tinh dịch. Tinh trùng người Omran, Gaber và cs, 2018
Giảm hoạt động tế bào Leydig và số lượng tinh trùng. Tinh trùng người Adoamnei và cs, 2018
Bisphenol S Tăng tổn thương DNA của tinh trùng, ảnh hưởng xấu đến chất lượng, chức năng và hình thái của tinh trùng. Chuột Ikhlas & Ahmad, 2020
Polybrominated diphenyl ethers (PBDEs) Giảm mật độ và độ di động tinh trùng. Tinh trùng người Albert và cs, 2018
Diethylhexyl phthalate (DEHP) Khả năng sống, khả năng di chuyển và tính toàn vẹn của DNA của tinh trùng bị xáo trộn. Chó Lea và cs, 2018
Hỗn hợp Phthalate Tiếp xúc trước khi sinh làm giảm sự biểu hiện của các gen sinh steroids ở tinh hoàn. Chuột Barakat
và cs, 2019
Ảnh hưởng công nghiệp
Perfluorinated (PFC) Sự phân chia tế bào bị thay đổi do làm tăng biến đổi các thông số tinh trùng, dị bội tinh trùng và tăng sự phân mảnh DNA tinh trùng ở các đối tượng bị nhiễm PFC. Tinh trùng người Governini và cs, 2015
Polychlorinated biphenyl 153 (PCB 153) Khả năng sống, khả năng di chuyển và tính toàn vẹn của DNA của tinh trùng bị xáo trộn. Chuột Lea và cs, 2016
Perfluoroalkyl acids (PFAAs) Giảm nồng độ testosterone trong tinh hoàn và huyết thanh kèm theo giảm biểu hiện của StAR, 3β- và 17β-HSD trong tinh hoàn. Chuột Singh & Singh, 2019
Ô nghiễm không khí
PM2.5 Giảm mật độ, độ di động, hình dạng tinh trùng.
Giảm mức độ sinh tổng hợp testosterone liên quan đến gen, StAR, P450scc, P450arom, ER và FSHR.
Chuột Yang và cs, 2019
Hoá chất tẩy rửa
2-Bromopropane (2-BP) Tăng ROS; giảm khả năng sống của tế bào mầm, tinh trùng, tỉ lệ tinh bào đơn bội. Người (in vitro) Easley và cs, 2015
Kim loại nặng
Chromium Giảm tinh bào gần hoàn thiện và tinh tử tròn, tăng bất thường phức hợp synaptonemal. Chuột Geoffroy-Siraudin và cs, 2010



Tài liệu tham khảo:
Selvaraju, V., Baskaran, S., Agarwal, A., Henkel, R., 2021. Environmental contaminants and male infertility: Effects and mechanisms. Andrologia 53. https://doi.org/10.1111/and.13646

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK