Tin tức
on Monday 12-04-2021 10:55am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Võ Minh Tuấn – IVFMD Tân Bình
Có khoảng 15% các cặp vợ chồng vô sinh, trong 15% này, nam giới góp phần gây vô sinh trong 30% - 40% trường hợp. Chẩn đoán vô sinh nam chủ yếu dựa vào phân tích tinh dịch đồ bao gồm phân tích hình thái, độ di động và mật độ của tinh trùng. Tuy nhiên, tiềm năng chẩn đoán của phương pháp này đã được đặt câu hỏi từ những năm 1980. Một trong những lập luận chính chống lại phương pháp này là sự không đồng nhất của các mẫu tinh dịch, có thể nhận thấy ngay cả giữa các mẫu liên tiếp từ cùng một cá nhân. Ngoài ra, trong các trường hợp vô sinh nam được chẩn đoán, vẫn có khoảng 30% vô sinh nam không rõ nguyên nhân không thể phát hiện được bằng tinh dịch đồ.
Hiện nay, nhu cầu về các phương pháp chẩn đoán thay thế đang khuyến khích tìm kiếm các dấu ấn sinh học vô sinh nam hiệu quả mới. Các nhà nghiên cứu đã đào sâu vào khả năng dự đoán của các nhiễm sắc thể dị bội, tính toàn vẹn DNA của tinh trùng, dấu hiệu biểu sinh và profiling RNA. Việc đánh giá RNA tinh trùng tạo thành một nguồn cho các chỉ số vô sinh phân tử không xâm lấn. Mặc dù tinh trùng là các tế bào không hoạt động phiên mã, chúng mang một lượng nhỏ RNA (10 – 20 fg), bao gồm các phân tử RNA vận chuyển (transfer RNA – tRNA), RNA thông tin (messenger RNA – mRNA), RNA ribosomal (rRNA) và các RNA không mã hóa (non-coding RNA, gồm IncRNA, miRNA và piRNA). Trong số các non-coding RNA, microRNA (miRNA) rất quan trọng cho biểu hiện gen thông qua ức chế làm thoái hóa mRNA hoặc ức chế dịch mã, đây là các điều rất cần thiết trong một số quá trình sinh học. Trong quá trình thụ tinh, tinh trùng không chỉ cung cấp vật chất di truyền mà còn cung cấp các RNA đóng vai trò riêng biệt trong quá trình phát triển phôi sớm (Jodar và cs, 2015) và làm trung gian cho quá trình di truyền biểu sinh (Gapp và cs, 2018). Nghiên cứu của Yalas và cs (2019) cho rằng miRNA đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của phôi giai đoạn tiền làm tổ, tuy nhiên có rất ít nghiên cứu về tác động của miRNA sinh ra từ tinh trùng. Theo nghiên cứu gần đây của Yuan và cs (2016), phôi có nguồn gốc thụ tinh từ tinh trùng khiếm khuyết một phần miRNA làm giảm đáng kể tiềm năng phát triển. Điều này cho thấy rằng miRNA từ tinh trùng rất quan trọng đối với sự phát triển phôi giai đoạn tiền làm tổ, hơn nữa các nghiên cứu trước xác định được 2 loại miRNA có nguồn gốc từ tinh trùng là miR-34c và miR-149 quan trọng đối với sự phân chia của phôi (Liu và cs, 2012; Salas và cs, 2016; Xu và cs, 2020). Vì vậy, nghiên cứu này nhằm làm rõ hơn mối tương quan của hai miRNA này với sự phát triển của phôi giai đoạn tiền làm tổ trong các chu kỳ IVF cổ điển.
Phương pháp nghiên cứu: 154 cặp vợ chồng được nhận vào nghiên cứu với tiêu chuẩn nhận của nam giới bao gồm kết quả tinh dịch đồ có tỉ lệ di động tiến tới trên 20% và mật độ trên 20.106 tinh trùng /ml, ngoài ra không mắc các nguyên nhân gây suy giảm khả năng sinh tinh. Các mẫu tinh trùng được chia làm ba nhóm theo tỉ lệ phôi chất lượng tốt: nhóm tỉ lệ phôi chất lượng tốt cao (H-GQE, tỉ lệ phôi tốt >75%), nhóm tỉ lệ phôi chất lượng tốt trung bình (M-GQE, tỉ lệ phôi tốt trong khoảng 25-75%) và nhóm tỉ lệ phôi chất lượng tốt thấp (L-GQE, tỉ lệ phôi tốt <25%). Hai miRNA mục tiêu là miR-34c và miR-149 được phân lập từ tinh dịch và được định lượng bằng phương pháp qRT-PCR.
Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu cho thấy mức độ biểu hiện của miR-34c không có sự khác biệt ở cả ba nhóm, ngược lại mức độ biểu hiện của miR-149 có sự khác biệt rõ rệt ở ba nhóm. Cụ thể khi so sánh với nhóm H-GQE, mức độ biểu hiện của miR-149 ở hai nhóm M-GQE và L-GQE đều cao hơn hẳn so với nhóm H-GQE (P<0,0001) và mức độ biểu hiện miR-149 ở hai nhóm này không có sự khác biệt (P=0,4332). Khi phân tích đồ thị tương quan giữa mức độ biểu hiện miRNA và tỉ lệ phôi chất lượng tốt cao, kết quả cho thấy sự giảm mức độ biểu hiện của miR-149 giúp tăng tỉ lệ phôi chất lượng tốt.
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy sự biểu hiện của miR-149 trong tinh trùng có tương quan với quá trình phát triển sớm của phôi trong các chu kì IVF cổ điển và miR-149 có nguồn gốc từ tinh trùng không cần thiết cho sự phát triển sớm của phôi nhưng nó đóng một vai trò là biomarker hỗ trợ. Tuy nhiên, sự giảm biểu hiện của miR-149 có thể được sử dụng như một dấu hiệu đánh giá sự phát triển sớm của phôi và có thể cung cấp một sự hiểu biết mới chuyên sâu về bản chất sinh học ở các bệnh nhân vô sinh nam không rõ nguyên nhân.
Nguồn: Li, H., Li, L., Lin, C., Hu, M., Liu, X., Wang, L., ... & Jin, F. (2021). Decreased miR-149 expression in sperm is correlated with the quality of early embryonic development in conventional in vitro fertilization. Reproductive Toxicology, 101, 28-32.
Có khoảng 15% các cặp vợ chồng vô sinh, trong 15% này, nam giới góp phần gây vô sinh trong 30% - 40% trường hợp. Chẩn đoán vô sinh nam chủ yếu dựa vào phân tích tinh dịch đồ bao gồm phân tích hình thái, độ di động và mật độ của tinh trùng. Tuy nhiên, tiềm năng chẩn đoán của phương pháp này đã được đặt câu hỏi từ những năm 1980. Một trong những lập luận chính chống lại phương pháp này là sự không đồng nhất của các mẫu tinh dịch, có thể nhận thấy ngay cả giữa các mẫu liên tiếp từ cùng một cá nhân. Ngoài ra, trong các trường hợp vô sinh nam được chẩn đoán, vẫn có khoảng 30% vô sinh nam không rõ nguyên nhân không thể phát hiện được bằng tinh dịch đồ.
Hiện nay, nhu cầu về các phương pháp chẩn đoán thay thế đang khuyến khích tìm kiếm các dấu ấn sinh học vô sinh nam hiệu quả mới. Các nhà nghiên cứu đã đào sâu vào khả năng dự đoán của các nhiễm sắc thể dị bội, tính toàn vẹn DNA của tinh trùng, dấu hiệu biểu sinh và profiling RNA. Việc đánh giá RNA tinh trùng tạo thành một nguồn cho các chỉ số vô sinh phân tử không xâm lấn. Mặc dù tinh trùng là các tế bào không hoạt động phiên mã, chúng mang một lượng nhỏ RNA (10 – 20 fg), bao gồm các phân tử RNA vận chuyển (transfer RNA – tRNA), RNA thông tin (messenger RNA – mRNA), RNA ribosomal (rRNA) và các RNA không mã hóa (non-coding RNA, gồm IncRNA, miRNA và piRNA). Trong số các non-coding RNA, microRNA (miRNA) rất quan trọng cho biểu hiện gen thông qua ức chế làm thoái hóa mRNA hoặc ức chế dịch mã, đây là các điều rất cần thiết trong một số quá trình sinh học. Trong quá trình thụ tinh, tinh trùng không chỉ cung cấp vật chất di truyền mà còn cung cấp các RNA đóng vai trò riêng biệt trong quá trình phát triển phôi sớm (Jodar và cs, 2015) và làm trung gian cho quá trình di truyền biểu sinh (Gapp và cs, 2018). Nghiên cứu của Yalas và cs (2019) cho rằng miRNA đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của phôi giai đoạn tiền làm tổ, tuy nhiên có rất ít nghiên cứu về tác động của miRNA sinh ra từ tinh trùng. Theo nghiên cứu gần đây của Yuan và cs (2016), phôi có nguồn gốc thụ tinh từ tinh trùng khiếm khuyết một phần miRNA làm giảm đáng kể tiềm năng phát triển. Điều này cho thấy rằng miRNA từ tinh trùng rất quan trọng đối với sự phát triển phôi giai đoạn tiền làm tổ, hơn nữa các nghiên cứu trước xác định được 2 loại miRNA có nguồn gốc từ tinh trùng là miR-34c và miR-149 quan trọng đối với sự phân chia của phôi (Liu và cs, 2012; Salas và cs, 2016; Xu và cs, 2020). Vì vậy, nghiên cứu này nhằm làm rõ hơn mối tương quan của hai miRNA này với sự phát triển của phôi giai đoạn tiền làm tổ trong các chu kỳ IVF cổ điển.
Phương pháp nghiên cứu: 154 cặp vợ chồng được nhận vào nghiên cứu với tiêu chuẩn nhận của nam giới bao gồm kết quả tinh dịch đồ có tỉ lệ di động tiến tới trên 20% và mật độ trên 20.106 tinh trùng /ml, ngoài ra không mắc các nguyên nhân gây suy giảm khả năng sinh tinh. Các mẫu tinh trùng được chia làm ba nhóm theo tỉ lệ phôi chất lượng tốt: nhóm tỉ lệ phôi chất lượng tốt cao (H-GQE, tỉ lệ phôi tốt >75%), nhóm tỉ lệ phôi chất lượng tốt trung bình (M-GQE, tỉ lệ phôi tốt trong khoảng 25-75%) và nhóm tỉ lệ phôi chất lượng tốt thấp (L-GQE, tỉ lệ phôi tốt <25%). Hai miRNA mục tiêu là miR-34c và miR-149 được phân lập từ tinh dịch và được định lượng bằng phương pháp qRT-PCR.
Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu cho thấy mức độ biểu hiện của miR-34c không có sự khác biệt ở cả ba nhóm, ngược lại mức độ biểu hiện của miR-149 có sự khác biệt rõ rệt ở ba nhóm. Cụ thể khi so sánh với nhóm H-GQE, mức độ biểu hiện của miR-149 ở hai nhóm M-GQE và L-GQE đều cao hơn hẳn so với nhóm H-GQE (P<0,0001) và mức độ biểu hiện miR-149 ở hai nhóm này không có sự khác biệt (P=0,4332). Khi phân tích đồ thị tương quan giữa mức độ biểu hiện miRNA và tỉ lệ phôi chất lượng tốt cao, kết quả cho thấy sự giảm mức độ biểu hiện của miR-149 giúp tăng tỉ lệ phôi chất lượng tốt.
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy sự biểu hiện của miR-149 trong tinh trùng có tương quan với quá trình phát triển sớm của phôi trong các chu kì IVF cổ điển và miR-149 có nguồn gốc từ tinh trùng không cần thiết cho sự phát triển sớm của phôi nhưng nó đóng một vai trò là biomarker hỗ trợ. Tuy nhiên, sự giảm biểu hiện của miR-149 có thể được sử dụng như một dấu hiệu đánh giá sự phát triển sớm của phôi và có thể cung cấp một sự hiểu biết mới chuyên sâu về bản chất sinh học ở các bệnh nhân vô sinh nam không rõ nguyên nhân.
Nguồn: Li, H., Li, L., Lin, C., Hu, M., Liu, X., Wang, L., ... & Jin, F. (2021). Decreased miR-149 expression in sperm is correlated with the quality of early embryonic development in conventional in vitro fertilization. Reproductive Toxicology, 101, 28-32.
Các tin khác cùng chuyên mục:
So sánh hiệu quả lâm sàng của việc làm mỏng hay đục thủng màng trong suốt khi hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser - Ngày đăng: 06-04-2021
Tác động của thời gian nuôi cấy sau rã đến kết quả lâm sàng ở chu kì chuyển đơn phôi nang đông lạnh - Ngày đăng: 06-04-2021
Ảnh hưởng của tuổi chồng lên kết quả phôi và kết quả thai khi chuyển đơn phôi nguyên bội: Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 03-04-2021
Kết quả lâm sàng và sơ sinh khi hỗ trợ thoát màng bằng laser ở bệnh nhân chuyển đơn phôi nang đông lạnh - Ngày đăng: 03-04-2021
Nguồn gốc tinh trùng không ảnh hưởng đến kết quả ICSI ở những bệnh nhân bị tổn thương nặng quá trình sinh tinh - Ngày đăng: 03-04-2021
Cơ chế và tác động của các yếu tố môi trường đến sinh sản nam giới - Ngày đăng: 02-04-2021
Chuyển ty thể từ tế bào iPS giúp cải thiện tiềm năng phát triển của phôi thụ tinh trong ống nghiệm ở phụ nữ lớn tuổi - Ngày đăng: 02-04-2021
Những thay đổi về chiều dài telomere và các dấu hiệu lão hóa trong quá trình bảo quản lạnh mô buồng trứng ở người - Ngày đăng: 02-04-2021
Hội chứng nang trống trong hỗ trợ sinh sản và sự liên quan với các nguyên nhân vô sinh khác nhau ở nhóm bệnh nhân trẻ tuổi - Ngày đăng: 02-04-2021
Có nên thực hiện sụp khoang phôi nhân tạo trước khi thủy tinh hóa phôi nang hay không? - Một nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 31-03-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK