Tin tức
on Tuesday 13-04-2021 4:56pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Võ Minh Tuấn – IVFMD Tân Bình
Phôi khảm là một thuật ngữ trong di truyền học dùng để chỉ các phôi có hai hoặc nhiều phôi bào mang bộ nhiễm sắc thể bất thường khác nhau, xuất hiện trong quá trình sinh thiết phôi giai đoạn phân chia và phôi nang. Một số nghiên cứu cho tuổi có tương quan với sự phân li bất thường của nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân và nguyên phân. Chính các bất thường trong quá trình phân bào này là nguyên nhân hình thành phôi khảm với đặc trưng là tồn tại hai hoặc nhiều dòng tế bào khác nhau trong phôi. Hiện nay, chẩn đoán di truyền tiền làm tổ nhằm phát hiện phôi lệch bội (Preimplantation Genetic Testing for Aneuploidy – PGT-A) bằng phương pháp giải trình tự có giới hạn phát hiện phôi khảm ở mức khảm 20 – 30%. Trong một nghiên cứu về các trường hợp mang thai từ chuyển phôi khảm, kết quả karyotype từ mẫu sinh thiết gai nhau (Chorionic villus sampling – CVS) phát hiện 1,3% trường hợp khảm ở nhau thai và 0,2% trường hợp khảm ở thai. Ở góc độ khác, tỉ lệ phôi khảm được báo cáo trong các kết quả PGT-A là 3 – 40%. Bên cạnh đó, trong khi chuyển phôi đơn bội có chọn lọc có thể đạt tỉ lệ thai diễn tiến là 50% ở nhóm bệnh nhân tiên lượng tốt, kết quả này không có sự khác biệt đáng kể so với lựa chọn phôi chuyển dựa trên hình thái học. Điều này có ngụ ý rằng khi chuyển phôi khảm, vẫn có khả năng thai phát triển có kết quả karyotype bình thường.
Greco và cộng sự lần đầu tiên báo cáo về trường hợp trẻ sinh sống khỏe mạnh từ phôi khảm monosomy từ 35 – 50% và khảm ở nhiều nhiễm sắc thể khác nhau. Vào năm 2016, Hiệp hội Chẩn đoán di truyền tiền làm tổ Quốc tế (PGDIS) đã công bố khuyến cáo về việc chuyển phôi khảm. Lần cập nhật mới nhất vào năm 2019 cung cấp các nguyên tắc quan trọng cho việc chuyển phôi khảm. Vì một số nghiên cứu cho rằng khả năng làm tổ của phôi khảm giảm, mối quan tâm chính của việc chuyển phôi khảm vẫn là các bất thường này liệu có ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh sống, cũng như sức khỏe trước và sau sinh hay không. Do đó, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu tiến cứu đa trung tâm với mục đích mô tả các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ sinh và thu thập thêm thông tin di truyền trước và sau sinh của các trường hợp chuyển phôi khảm.
Phương pháp: Đây là nghiên cứu tiến cứu thực hiện ở ba trung tâm hỗ trợ sinh sản, các bệnh nhân đều trải qua chu kì thụ tinh ống nghiệm bằng kĩ thuật IVF hoặc ICSI và được chia làm ba nhóm. Nhóm 1 gồm các bệnh nhân có thực hiện PGT và chuyển phôi khảm (137 phôi khảm được chuyển trong 133 chu kỳ chuyển phôi trữ, gồm 129 chu kỳ chuyển đơn phôi và 4 chu kỳ chuyển 2 phôi). Nhóm 2: các bệnh nhân có thực hiện PGT và chuyển phôi đơn bội (476 phôi đơn bội được chuyển trong 447 chu kỳ chuyển phôi trữ, gồm 418 chu kỳ chuyển đơn phôi và 29 chu kỳ chuyển 2 phôi). Nhóm 3: 835 phôi không PGT được chuyển cho bệnh nhân trong 777 chu kỳ chuyển phôi trữ là nhóm đối chứng. Các kết quả thai lâm sàng, thai diễn tiến và tỉ lệ sẩy thai được ghi nhận ở ba nhóm.
Nghiên cứu ghi nhận sự khác biệt về kết quả thai lâm sàng ở nhóm 1 so với nhóm 2 và 3:
Như vậy nhìn chung, các kết quả mang thai từ các chu kỳ chuyển phôi khảm thấp hơn về mặt thống kê so với nhóm chuyển phôi đơn bội, nhưng không có sự khác biệt so với nhóm đối chứng không thực hiện PGT.
Bên cạnh đó, một phân tích tổng hợp gồm 9 nghiên cứu trước đó nhằm so sánh hiệu quả chuyển phôi khảm được tiến hành song song với nghiên cứu này. Có 319/924 phôi khảm được chuyển có thai (33,8%) so với 2714/4556 phôi đơn bội được chuyển có thai (59,5%). Trong đánh giá chung về tỉ lệ sẩy thai, tỉ lệ sẩy thai ở các trường hợp chuyển phôi khảm cao hơn đáng kể so với các trường hợp chuyển phôi đơn bội (24,3% so với 12,8%). Trong các chu kỳ có trẻ sinh sống ở cả hai nhóm, không có sự khác biệt về cân nặng lúc sinh ở trẻ sinh từ chuyển phôi khảm và trẻ sinh từ chuyển phôi đơn bội (3180 ± 505g so với 3047 ± 560g, P = 0,325).
Như vậy, nghiên cứu này chứng minh được khả năng có thai ở các trường hợp chuyển phôi khảm thấp hơn đáng kể so với chuyển phôi đơn bội và kết quả này tương tự so với các nghiên cứu trước về hiệu quả chuyển phôi khảm trong bài phân tích tổng hợp. Tuy nhiên, hiệu quả của việc lựa chọn phôi khảm để chuyển vẫn còn gây tranh cãi do tính chính xác của nó khi kết quả sinh thiết chỉ đại diện cho số lượng phôi bào được lấy đi, vì thế vẫn có khả năng dương tính giả trong xét nghiệm. Do đó, việc lựa chọn có nên chuyển phôi khảm hay không cần được cân nhắc cẩn trọng và phải cung cấp đầy đủ thông tin về các nguy cơ có thể xảy ra khi chuyển phôi khảm cho bệnh nhân, đặc biệt là phải theo dõi quá trình phát triển của thai và thực hiện các xét nghiệm tiền sản.
Nguồn: Zhang, Ying Xin, et al. "The Pregnancy Outcome of Mosaic Embryo Transfer: A Prospective Multicenter Study and Meta-Analysis." Genes 11.9 (2020): 973.
Phôi khảm là một thuật ngữ trong di truyền học dùng để chỉ các phôi có hai hoặc nhiều phôi bào mang bộ nhiễm sắc thể bất thường khác nhau, xuất hiện trong quá trình sinh thiết phôi giai đoạn phân chia và phôi nang. Một số nghiên cứu cho tuổi có tương quan với sự phân li bất thường của nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân và nguyên phân. Chính các bất thường trong quá trình phân bào này là nguyên nhân hình thành phôi khảm với đặc trưng là tồn tại hai hoặc nhiều dòng tế bào khác nhau trong phôi. Hiện nay, chẩn đoán di truyền tiền làm tổ nhằm phát hiện phôi lệch bội (Preimplantation Genetic Testing for Aneuploidy – PGT-A) bằng phương pháp giải trình tự có giới hạn phát hiện phôi khảm ở mức khảm 20 – 30%. Trong một nghiên cứu về các trường hợp mang thai từ chuyển phôi khảm, kết quả karyotype từ mẫu sinh thiết gai nhau (Chorionic villus sampling – CVS) phát hiện 1,3% trường hợp khảm ở nhau thai và 0,2% trường hợp khảm ở thai. Ở góc độ khác, tỉ lệ phôi khảm được báo cáo trong các kết quả PGT-A là 3 – 40%. Bên cạnh đó, trong khi chuyển phôi đơn bội có chọn lọc có thể đạt tỉ lệ thai diễn tiến là 50% ở nhóm bệnh nhân tiên lượng tốt, kết quả này không có sự khác biệt đáng kể so với lựa chọn phôi chuyển dựa trên hình thái học. Điều này có ngụ ý rằng khi chuyển phôi khảm, vẫn có khả năng thai phát triển có kết quả karyotype bình thường.
Greco và cộng sự lần đầu tiên báo cáo về trường hợp trẻ sinh sống khỏe mạnh từ phôi khảm monosomy từ 35 – 50% và khảm ở nhiều nhiễm sắc thể khác nhau. Vào năm 2016, Hiệp hội Chẩn đoán di truyền tiền làm tổ Quốc tế (PGDIS) đã công bố khuyến cáo về việc chuyển phôi khảm. Lần cập nhật mới nhất vào năm 2019 cung cấp các nguyên tắc quan trọng cho việc chuyển phôi khảm. Vì một số nghiên cứu cho rằng khả năng làm tổ của phôi khảm giảm, mối quan tâm chính của việc chuyển phôi khảm vẫn là các bất thường này liệu có ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh sống, cũng như sức khỏe trước và sau sinh hay không. Do đó, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu tiến cứu đa trung tâm với mục đích mô tả các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ sinh và thu thập thêm thông tin di truyền trước và sau sinh của các trường hợp chuyển phôi khảm.
Phương pháp: Đây là nghiên cứu tiến cứu thực hiện ở ba trung tâm hỗ trợ sinh sản, các bệnh nhân đều trải qua chu kì thụ tinh ống nghiệm bằng kĩ thuật IVF hoặc ICSI và được chia làm ba nhóm. Nhóm 1 gồm các bệnh nhân có thực hiện PGT và chuyển phôi khảm (137 phôi khảm được chuyển trong 133 chu kỳ chuyển phôi trữ, gồm 129 chu kỳ chuyển đơn phôi và 4 chu kỳ chuyển 2 phôi). Nhóm 2: các bệnh nhân có thực hiện PGT và chuyển phôi đơn bội (476 phôi đơn bội được chuyển trong 447 chu kỳ chuyển phôi trữ, gồm 418 chu kỳ chuyển đơn phôi và 29 chu kỳ chuyển 2 phôi). Nhóm 3: 835 phôi không PGT được chuyển cho bệnh nhân trong 777 chu kỳ chuyển phôi trữ là nhóm đối chứng. Các kết quả thai lâm sàng, thai diễn tiến và tỉ lệ sẩy thai được ghi nhận ở ba nhóm.
Nghiên cứu ghi nhận sự khác biệt về kết quả thai lâm sàng ở nhóm 1 so với nhóm 2 và 3:
- Tỉ lệ thai làm tổ: Trong số 137 phôi khảm được chuyển ở nhóm 1, có 55 phôi từ 54 chu kỳ chuyển phôi trữ làm tổ thành công và tỉ lệ thai làm tổ ghi nhận ở nhóm này là 40,1%, thấp hơn so với nhóm 2 (59%, P <0,001) nhưng không có sự khác biệt so với nhóm 3 (45,7%, P = 0,153).
- Tỉ lệ thai lâm sàng: Tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ thai diễn tiến ở nhóm 1 (lần lượt là 40,1% và 27,1%) thấp hơn đáng kể so với nhóm 2 (59,0% và 47,0%). Ngoài ra, tỉ lệ sẩy thai nhóm chuyển phôi khảm được ghi nhận là cao hơn đáng kể (33,3% so với 20,5% P = 0,05). Khi so sánh nhóm chuyển phôi khảm và nhóm đối chứng, không có sự khác biệt về tỉ lệ thai lâm sàng (40,1% so với 48,4%, P = 0,153), tỉ lệ thai diễn tiến (27,1% so với 35,1%, P = 0,486) và tỉ lệ sẩy thai (33,3% so với 27,4%, P = 0,652) ở hai nhóm này.
Như vậy nhìn chung, các kết quả mang thai từ các chu kỳ chuyển phôi khảm thấp hơn về mặt thống kê so với nhóm chuyển phôi đơn bội, nhưng không có sự khác biệt so với nhóm đối chứng không thực hiện PGT.
Bên cạnh đó, một phân tích tổng hợp gồm 9 nghiên cứu trước đó nhằm so sánh hiệu quả chuyển phôi khảm được tiến hành song song với nghiên cứu này. Có 319/924 phôi khảm được chuyển có thai (33,8%) so với 2714/4556 phôi đơn bội được chuyển có thai (59,5%). Trong đánh giá chung về tỉ lệ sẩy thai, tỉ lệ sẩy thai ở các trường hợp chuyển phôi khảm cao hơn đáng kể so với các trường hợp chuyển phôi đơn bội (24,3% so với 12,8%). Trong các chu kỳ có trẻ sinh sống ở cả hai nhóm, không có sự khác biệt về cân nặng lúc sinh ở trẻ sinh từ chuyển phôi khảm và trẻ sinh từ chuyển phôi đơn bội (3180 ± 505g so với 3047 ± 560g, P = 0,325).
Như vậy, nghiên cứu này chứng minh được khả năng có thai ở các trường hợp chuyển phôi khảm thấp hơn đáng kể so với chuyển phôi đơn bội và kết quả này tương tự so với các nghiên cứu trước về hiệu quả chuyển phôi khảm trong bài phân tích tổng hợp. Tuy nhiên, hiệu quả của việc lựa chọn phôi khảm để chuyển vẫn còn gây tranh cãi do tính chính xác của nó khi kết quả sinh thiết chỉ đại diện cho số lượng phôi bào được lấy đi, vì thế vẫn có khả năng dương tính giả trong xét nghiệm. Do đó, việc lựa chọn có nên chuyển phôi khảm hay không cần được cân nhắc cẩn trọng và phải cung cấp đầy đủ thông tin về các nguy cơ có thể xảy ra khi chuyển phôi khảm cho bệnh nhân, đặc biệt là phải theo dõi quá trình phát triển của thai và thực hiện các xét nghiệm tiền sản.
Nguồn: Zhang, Ying Xin, et al. "The Pregnancy Outcome of Mosaic Embryo Transfer: A Prospective Multicenter Study and Meta-Analysis." Genes 11.9 (2020): 973.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Các chất được tiết ra từ tế bào hMSC giúp tăng sinh tế bào hạt ở người, hình thành steroid và phục hồi chức năng buồng trứng trên mô hình chuột suy buồng trứng nguyên phát - Ngày đăng: 13-04-2021
Quercetin thúc đẩy quá trình trưởng thành noãn trong ống nghiệm của noãn người và chuột cái già - Ngày đăng: 13-04-2021
Nuôi cấy tinh trùng thu nhận từ tinh hoàn trước ngày chọc hút cải thiện kết quả điều trị thụ tinh ống nghiệm - Ngày đăng: 12-04-2021
Sự giảm biểu hiện mir-149 trong tinh trùng có liên quan đến chất lượng của phôi phát triển giai đoạn sớm trong thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển - Ngày đăng: 12-04-2021
So sánh hiệu quả lâm sàng của việc làm mỏng hay đục thủng màng trong suốt khi hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser - Ngày đăng: 06-04-2021
Tác động của thời gian nuôi cấy sau rã đến kết quả lâm sàng ở chu kì chuyển đơn phôi nang đông lạnh - Ngày đăng: 06-04-2021
Ảnh hưởng của tuổi chồng lên kết quả phôi và kết quả thai khi chuyển đơn phôi nguyên bội: Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 03-04-2021
Kết quả lâm sàng và sơ sinh khi hỗ trợ thoát màng bằng laser ở bệnh nhân chuyển đơn phôi nang đông lạnh - Ngày đăng: 03-04-2021
Nguồn gốc tinh trùng không ảnh hưởng đến kết quả ICSI ở những bệnh nhân bị tổn thương nặng quá trình sinh tinh - Ngày đăng: 03-04-2021
Cơ chế và tác động của các yếu tố môi trường đến sinh sản nam giới - Ngày đăng: 02-04-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK