Tin tức
on Friday 16-04-2021 5:59am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Lê Ngọc Bảo Tâm – IVFMD Tân Bình
Tình trạng cryptozoospermia (crypto) ở nam giới ngày nay đã được hỗ trợ bằng các kĩ thuật như ICSI để người bệnh vẫn có khả năng có con. Nhiều trường hợp crypto sau khi ly tâm tinh dịch, trong cặn thu được vẫn không có sự hiện diện của tinh trùng, với những trường hợp này, kĩ thuật TESE/ micro TESE được áp dụng để thu nhận tinh trùng. Nhiều bài báo cáo đã ghi nhận lại ở những bệnh nhân được chẩn đoán Crypto khi sử dụng tinh trùng từ tinh dịch cho kết quả ICSI cao hơn so với những trường hợp nhờ phẫu thuật TESE/ micro TESE. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến ngược lại về hiệu quả ICSI ở những trường hợp này. Trong bài nghiên cứu này, các tác giả đánh giá về ảnh hưởng của độ tuổi bệnh nhân Cryptozoospermia lên kết quả ICSI sử dụng tinh trùng từ tinh dịch và tinh hoàn. Mục đích của bài nghiên cứu nhằm đánh giá liệu nguồn gốc của tinh trùng có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả điều trị ICSI ở những độ tuổi nam giới crypto khác nhau.
Đây là một nghiên cứu quan sát hồi cứu ở những bệnh nhân nam vô sinh được chẩn đoán Cryptozoospermia theo các tiêu chí của WHO. Các bệnh nhân được chia làm 2 nhóm tuổi <35 và ≥35, trong mỗi nhóm tuổi lại chia thành 2 nhóm nhỏ hơn theo nguồn gốc của tinh trùng (xuất tinh tự nhiên hay tinh trùng thu nhận từ phẫu thuật). Các bệnh nhân đều đảm bảo đủ tinh trùng để thực hiện ICSI. Tất cả các mẫu tinh dịch đều được xét nghiệm karyotype và xoá đoạn trên NST Y.
Khảo sát ghi nhận trên các bệnh nhân không có sự khác biệt về chỉ số cơ thể BMI, thể tích tinh hoàn, hay nồng độ FSH, LH, testosterone. Kết quả cho thấy, 35 bệnh nhân trải qua 38 chu kỳ chọc hút, với nồng độ estradiol và tỉ lệ thụ tinh 2PN cao ở nhóm bệnh nhân nhỏ hơn 35 tuổi. Các chỉ số đánh giá khác như tỉ lệ phôi làm tổ, chất lượng phôi và tỉ lệ trẻ sinh sống của nhóm bệnh nhân nhỏ hơn 35 tuổi cũng được ghi nhận cao hơn so với nhóm từ 35 tuổi trở lên.
Kết quả
Về hiệu quả ICSI từ hai nguồn gốc tinh trùng khác nhau, bài nghiên cứu ghi nhận được, ở nhóm tuổi nhỏ hơn 35, tỉ lệ thụ tinh bình thường và tỉ lệ phôi có chất lượng tốt khi sử dụng tinh trùng từ tinh dịch cao hơn đáng kể so với các trường hợp bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật lấy tinh trùng từ tinh hoàn (74,7% vs. 62,4%, P = ,02; 50,5% vs. 36,6%, P = ,03). Tuy nhiên các tỉ lệ như tỉ lệ thai làm tổ, thai lâm sàng và trẻ sinh sống thì không ghi nhận được sự khác biệt giữa hai nhóm bệnh nhân này.
Đối với nhóm bệnh nhân từ 35 tuổi trở lên, tinh trùng thu nhận từ TESE lại cho các kết quả tốt hơn so với tinh trùng từ tinh dịch về tỷ lệ phôi tốt và thai lâm sàng với kết quả lần lượt là 26,2% vs. 63%, P=,002; 12,5% vs. 71,4%, P=,04.
Kết luận
Bài nghiên cứu chỉ ra rằng, các bệnh nhân nam được chẩn đoán tình trạng Cryptozoospermia nên được tiến hành thực hiện ICSI càng sớm càng tốt. Khi tuổi của người chồng <35 tuổi, việc sử dụng tinh trùng từ tinh dịch có thể mang lại hiệu quả cao. Với những trường hợp tuổi chồng từ 35 trở lên, kĩ thuật TESE được khuyến nghị sử dụng để mang lại hiệu quả tốt hơn cho nhóm bệnh nhân này.
Nguồn: Yang Yu, Ruixue Wang, Qi Xi và cs (2019), Effect of paternal age on intracytoplasmic sperm injection outcomes in cryptozoospermic men. Ejaculated or testicular sperm?
Medicine 10.1097/MD.0000000000016209
Tình trạng cryptozoospermia (crypto) ở nam giới ngày nay đã được hỗ trợ bằng các kĩ thuật như ICSI để người bệnh vẫn có khả năng có con. Nhiều trường hợp crypto sau khi ly tâm tinh dịch, trong cặn thu được vẫn không có sự hiện diện của tinh trùng, với những trường hợp này, kĩ thuật TESE/ micro TESE được áp dụng để thu nhận tinh trùng. Nhiều bài báo cáo đã ghi nhận lại ở những bệnh nhân được chẩn đoán Crypto khi sử dụng tinh trùng từ tinh dịch cho kết quả ICSI cao hơn so với những trường hợp nhờ phẫu thuật TESE/ micro TESE. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến ngược lại về hiệu quả ICSI ở những trường hợp này. Trong bài nghiên cứu này, các tác giả đánh giá về ảnh hưởng của độ tuổi bệnh nhân Cryptozoospermia lên kết quả ICSI sử dụng tinh trùng từ tinh dịch và tinh hoàn. Mục đích của bài nghiên cứu nhằm đánh giá liệu nguồn gốc của tinh trùng có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả điều trị ICSI ở những độ tuổi nam giới crypto khác nhau.
Đây là một nghiên cứu quan sát hồi cứu ở những bệnh nhân nam vô sinh được chẩn đoán Cryptozoospermia theo các tiêu chí của WHO. Các bệnh nhân được chia làm 2 nhóm tuổi <35 và ≥35, trong mỗi nhóm tuổi lại chia thành 2 nhóm nhỏ hơn theo nguồn gốc của tinh trùng (xuất tinh tự nhiên hay tinh trùng thu nhận từ phẫu thuật). Các bệnh nhân đều đảm bảo đủ tinh trùng để thực hiện ICSI. Tất cả các mẫu tinh dịch đều được xét nghiệm karyotype và xoá đoạn trên NST Y.
Khảo sát ghi nhận trên các bệnh nhân không có sự khác biệt về chỉ số cơ thể BMI, thể tích tinh hoàn, hay nồng độ FSH, LH, testosterone. Kết quả cho thấy, 35 bệnh nhân trải qua 38 chu kỳ chọc hút, với nồng độ estradiol và tỉ lệ thụ tinh 2PN cao ở nhóm bệnh nhân nhỏ hơn 35 tuổi. Các chỉ số đánh giá khác như tỉ lệ phôi làm tổ, chất lượng phôi và tỉ lệ trẻ sinh sống của nhóm bệnh nhân nhỏ hơn 35 tuổi cũng được ghi nhận cao hơn so với nhóm từ 35 tuổi trở lên.
Kết quả
Về hiệu quả ICSI từ hai nguồn gốc tinh trùng khác nhau, bài nghiên cứu ghi nhận được, ở nhóm tuổi nhỏ hơn 35, tỉ lệ thụ tinh bình thường và tỉ lệ phôi có chất lượng tốt khi sử dụng tinh trùng từ tinh dịch cao hơn đáng kể so với các trường hợp bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật lấy tinh trùng từ tinh hoàn (74,7% vs. 62,4%, P = ,02; 50,5% vs. 36,6%, P = ,03). Tuy nhiên các tỉ lệ như tỉ lệ thai làm tổ, thai lâm sàng và trẻ sinh sống thì không ghi nhận được sự khác biệt giữa hai nhóm bệnh nhân này.
Đối với nhóm bệnh nhân từ 35 tuổi trở lên, tinh trùng thu nhận từ TESE lại cho các kết quả tốt hơn so với tinh trùng từ tinh dịch về tỷ lệ phôi tốt và thai lâm sàng với kết quả lần lượt là 26,2% vs. 63%, P=,002; 12,5% vs. 71,4%, P=,04.
Kết luận
Bài nghiên cứu chỉ ra rằng, các bệnh nhân nam được chẩn đoán tình trạng Cryptozoospermia nên được tiến hành thực hiện ICSI càng sớm càng tốt. Khi tuổi của người chồng <35 tuổi, việc sử dụng tinh trùng từ tinh dịch có thể mang lại hiệu quả cao. Với những trường hợp tuổi chồng từ 35 trở lên, kĩ thuật TESE được khuyến nghị sử dụng để mang lại hiệu quả tốt hơn cho nhóm bệnh nhân này.
Nguồn: Yang Yu, Ruixue Wang, Qi Xi và cs (2019), Effect of paternal age on intracytoplasmic sperm injection outcomes in cryptozoospermic men. Ejaculated or testicular sperm?
Medicine 10.1097/MD.0000000000016209
Các tin khác cùng chuyên mục:
So sánh hiệu quả chuyển phôi trữ và chuyển phôi tươi - Ngày đăng: 13-04-2021
Ảnh hưởng của việc chuyển phôi khảm đến kết quả thai lâm sàng - Ngày đăng: 13-04-2021
Các chất được tiết ra từ tế bào hMSC giúp tăng sinh tế bào hạt ở người, hình thành steroid và phục hồi chức năng buồng trứng trên mô hình chuột suy buồng trứng nguyên phát - Ngày đăng: 13-04-2021
Quercetin thúc đẩy quá trình trưởng thành noãn trong ống nghiệm của noãn người và chuột cái già - Ngày đăng: 13-04-2021
Nuôi cấy tinh trùng thu nhận từ tinh hoàn trước ngày chọc hút cải thiện kết quả điều trị thụ tinh ống nghiệm - Ngày đăng: 12-04-2021
Sự giảm biểu hiện mir-149 trong tinh trùng có liên quan đến chất lượng của phôi phát triển giai đoạn sớm trong thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển - Ngày đăng: 12-04-2021
So sánh hiệu quả lâm sàng của việc làm mỏng hay đục thủng màng trong suốt khi hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser - Ngày đăng: 06-04-2021
Tác động của thời gian nuôi cấy sau rã đến kết quả lâm sàng ở chu kì chuyển đơn phôi nang đông lạnh - Ngày đăng: 06-04-2021
Ảnh hưởng của tuổi chồng lên kết quả phôi và kết quả thai khi chuyển đơn phôi nguyên bội: Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 03-04-2021
Kết quả lâm sàng và sơ sinh khi hỗ trợ thoát màng bằng laser ở bệnh nhân chuyển đơn phôi nang đông lạnh - Ngày đăng: 03-04-2021
Nguồn gốc tinh trùng không ảnh hưởng đến kết quả ICSI ở những bệnh nhân bị tổn thương nặng quá trình sinh tinh - Ngày đăng: 03-04-2021
Cơ chế và tác động của các yếu tố môi trường đến sinh sản nam giới - Ngày đăng: 02-04-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK