Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 06-10-2020 5:42pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Lê Thị Bích Phượng- Chuyên viên phôi học- IVFMD Phú Nhuận

Đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, bắt buộc mọi người luôn phải tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội nhằm giảm thiểu nguy cơ lây bệnh. Trong các hướng dẫn hạn chế lây nhiễm trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, một số Hiệp hội đã đề nghị bệnh nhân nên hạn chế thời gian có mặt ở cơ sở y tế và lấy mẫu tinh dịch tại nhà là một nội dung được khuyến cáo. Theo hướng dẫn của WHO 2010, mẫu tinh dịch nên được lấy tại phòng lấy mẫu của cơ sở y tế, gần phòng xét nghiệm nam học để giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực từ các thành phần của tinh tương, nhiệt độ và thời gian vận chuyển mẫu lên chất lượng tinh dịch. WHO khuyến nghị rằng chỉ nên lấy tinh dịch tại nhà khi bệnh nhân gặp khó khăn trong vấn đề lấy mẫu tại cơ sở y tế. Cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy có sự tác động của nơi lấy mẫu lên chất lượng tinh trùng và kết quả điều trị IVF/ICSI. Vì vậy Martin Stimpfel và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu này với mục đích đánh giá tác động của nơi lấy mẫu lên kết quả điều trị IVF/ ICSI.



Nghiên cứu hồi cứu trên 1081 mẫu tinh trùng tươi được dùng để thực hiện IVF cổ điển hay ICSI trong năm 2019. Kết quả được so sánh trên hai nhóm lấy mẫu tại cơ sở y tế và tại nhà.

Độ tuổi trung bình của vợ là 35,4 ± 4,7 tuổi với số noãn trung bình thu nhận được là 8,7 ± 7,0 noãn. Tỉ lệ thụ tinh là 63,7% với khoảng 4,5 ± 4,2 phôi trên một chu kỳ. Đa phần phôi được nuôi cấy lên giai đoạn phôi nang. Có khoảng 78,2% chu kỳ thực hiện chuyển phôi với số lượng phôi chuyển trung bình là 1,3 ± 0,4 phôi.

Phân tích dữ liệu dựa trên nơi thu nhận mẫu có 837 mẫu thu nhận tại nhà và 244 mẫu thu nhận tại cơ sở y tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy mẫu tinh dịch thu nhận tại nhà tốt hơn mẫu tinh dịch lấy tại cơ sở y tế với mật độ trung bình (60,7 ± 33,0 triệu/ml với 51,9 ± 36,9 triệu/ml; P=0,001), tổng số tinh trùng (156,3 ± 113,6 triệu với 138,6 ± 131,4 triệu; P=0,004), tỉ lệ di động tiến tới (59,5% ± 19,6% với 55,1% ± 21,9%; P=0,005) nhưng không có sự khác biệt về thể tích tinh dịch và hình dạng tinh trùng. So sánh trên kết quả phôi học cho thấy số lượng phôi phân chia tương đương giữa hai nhóm (4,4 ± 4,3 với 4,5 ± 3,8; P=0,301) nhưng tỉ lệ phôi nang cao hơn ở nhóm thu nhận tinh dịch tại nhà (52,2% với 46,4%; P=0,001). Tỉ lệ phôi trữ được và tỉ lệ phôi hữu dụng cũng cao hơn ở nhóm lấy mẫu tại nhà. Mặc dù có sự khác biệt về tỉ lệ phôi học nhưng tỉ lệ thai không có sự khác biệt giữa hai nhóm (33,8% với 34,4%; P=0,888).

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mẫu tinh dịch lấy tại nhà có tác động tích cực đến chất lượng tinh trùng, tỉ lệ phôi nang và tỉ lệ phôi hữu dụng mặc dù không ảnh hưởng đến tỉ lệ thai.

Nguồn: Collecting a semen sample at home for an ART procedure positively affects the blastocyst and embryo utilization rate. 10.1016/j.rbmo.2020.09.021. Reproductive BioMedicine Online 2020.
 

Các tin khác cùng chuyên mục:
Thuốc lá và khả năng sinh sản - Ngày đăng: 01-10-2020
Hút thuốc lá và khả năng sinh sản - Ngày đăng: 01-10-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK