Tin tức
on Tuesday 06-10-2020 5:41pm
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Lê Thị Bích Phượng- Chuyên viên phôi học- IVFMD Phú Nhuận
Hiện nay, nhiều gia đình quyết định trì hoãn việc có con để phát triển sự nghiệp, học vấn, ổn định tình hình tài chính. Tuy nhiên, tuổi mẹ tỉ lệ nghịch với khả năng sinh sản của họ. Tuổi mẹ cao làm tăng nguy cơ sẩy thai tự phát, sinh non, trẻ mang bất thường nhiễm sắc thể. Tuy nhiên, với những tiến bộ của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như hiện nay như đông lạnh noãn, xin cho noãn, thì việc mang thai khi tuổi mẹ cao là điều khả thi. Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác động của tuổi mẹ cao đến kết cục mang thai tự nhiên hoặc sau hỗ trợ sinh sản nhưng số lượng nghiên cứu về tác động của tuổi bố vẫn còn hạn chế. Kết quả nghiên cứu đánh giá về tác động của tuổi bố lên kết quả thai cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Trong nghiên cứu này, Durga Rao G và cộng sự thực hiện đánh giá vai trò của tuổi bố lên kết quả điều trị của chu kỳ xin noãn từ những người phụ nữ trẻ tuổi để loại bỏ yếu tố tuổi mẹ cao ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Nghiên cứu hồi cứu trên 153 mẫu tinh dịch thực hiện ICSI trong chu kỳ xin cho noãn từ năm 2010 đến năm 2016. Nghiên cứu tiến hành đánh giá tác động của tuổi bố lên tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ thai, số lần sẩy thai và tỉ lệ sinh sống.
Tuổi bố trong nghiên cứu dao động từ 28-54 tuổi với độ tuổi trung bình là 39,6 ± 7,3 tuổi. Độ tuổi trung bình của người cho noãn dao động trong khoảng 25 tuổi. Không có mối tương quan nào được tìm thấy giữa tuổi bố và tỉ lệ thụ tinh, chất lượng phôi và tỉ lệ làm tổ. Trong 359 phôi được chuyển có 111 trường hợp mang thai. Không có mối tương quan giữa tuổi bố đến tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ thai sinh hoá, tỉ lệ sẩy thai và tỉ lệ sinh sống trong nghiên cứu.
Như vậy theo nghiên cứu này, không có tác động đáng kể nào được báo cáo giữa tuổi bố với tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ thai, tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ sinh sống và tỉ lệ sẩy thai trong các chu kỳ xin cho noãn.
Nguồn: Paternal Age Does Not In uence the Outcomes of Assisted Reproduction in Donor Oocyte Cycles. Fertility & Reproduction 10.1142/S2661318220500073 2020
Các tin khác cùng chuyên mục:
Lạc nội mạc tử cung và nguy cơ sẩy thai - Ngày đăng: 06-10-2020
Mắc Cytomegalovirus bẩm sinh có phải là nguyên nhân hàng đầu gây tật đầu nhỏ? - Ngày đăng: 06-10-2020
Tần suất rối loạn chức năng tuyến giáp và bệnh tự miễn ở phụ nữ có tiền sử sẩy thai hoặc vô sinh - Ngày đăng: 06-10-2020
Thuốc lá và khả năng sinh sản - Ngày đăng: 01-10-2020
Hút thuốc lá và khả năng sinh sản - Ngày đăng: 01-10-2020
Vai trò của prokineticins ở những bệnh nhân thất bại làm tổ liên tiếp - Ngày đăng: 30-09-2020
Ảnh hưởng của thời điểm tách trứng và tiêm tinh trùng lên kết cục điều trị của các chu kì ICSI: hiểu biết mới về nguy cơ lão hoá noãn trong ống nghiệm - Ngày đăng: 30-09-2020
Chuyển phôi nang đông lạnh làm giảm tỷ lệ thai ngoài tử cung so với chuyển phôi nang tươi - Ngày đăng: 30-09-2020
Nồng độ INHIBIN B và HORMONE kích thích nang noãn (FSH) trong huyết thanh ở nam giới có khả năng sinh sản bình thường và vô sinh - Ngày đăng: 30-09-2020
Kết quả sinh sống sau ICSI với tinh trùng từ tinh hoàn và mào tinh - Ngày đăng: 30-09-2020
Tỷ lệ làm tổ và sinh sống của phôi có màng ZP được làm mỏng hoặc đục lỗ bằng laser - Ngày đăng: 30-09-2020
Đi du lịch trong thai kỳ cần lưu ý gì? - Ngày đăng: 30-09-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK