Tin tức
on Wednesday 30-09-2020 12:23pm
Danh mục: Tin quốc tế
Phạm Hoàng Huy – Chuyên viên phôi học IVFMD Phú Nhuận
Sự trưởng thành của noãn bào là một quá trình phức tạp, liên quan đến những thay đổi cấu trúc và sinh hóa bên trong tế bào, giúp hỗ trợ quá trình thụ tinh và phát triển phôi sớm. Noãn bào trưởng thành về nhân có thể dễ dàng xác định bằng sự hiện diện của thể cực thứ nhất, trong khi sự trưởng thành của tế bào chất không thể được đánh giá thông qua kính hiển vi. Nuôi cấy phức hợp noãn bào và các tế bào xung quanh (COCs) trước ICSI có thể tăng cường sự hoàn thiện của quá trình trưởng thành tế bào chất trong ống nghiệm; ngược lại, nuôi cấy kéo dài có thể gây thoái hóa tế bào. Khoảng thời gian nuôi cấy tối ưu trước khi tách cumulus hoặc ICSI có liên quan như thế nào đến kết cục trẻ sinh sống vẫn chưa được khẳng định.
Một nghiên cứu hồi cứu vừa công bố trên tạp chí Human Reproduction, thực hiện trên 1378 chu kì ICSI từ 2005 đến 2018. Dữ liệu được chia nhóm theo:
(i) khoảng thời gian giữa OPU và tách trứng (< 3 giờ, 3–4 giờ và >4 giờ)
(ii) khoảng thời gian giữa tách trứng và ICSI (<1,5 giờ, 1,5–2 giờ, >2 giờ)
(iii) khoảng thời gian giữa OPU và ICSI (<5 giờ, 5–6 giờ và >6 giờ).
Ảnh hưởng của những thời điểm này đến tỷ lệ thụ tinh, thai lâm sàng (CP), trẻ sinh sống (LB) và trẻ sinh sống cộng dồn (CLB) được so sánh. Khoảng thời gian nuôi cấy của các chu kì phụ thuộc hoàn toàn vào khối lượng công việc của phòng thí nghiệm. Chu kỳ ICSI được nhận vào nghiên cứu khi tuổi vợ dưới 40, giao tử tự thân và có ít nhất một noãn MII được ICSI. Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy noãn trước khi tách và ICSI được so sánh bằng cách sử dụng hồi quy đa biến.
Kết quả cho thấy thời gian OPU trung bình là 35,3h sau mũi hCG. Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ thoái hoá sau khi ICSI không phụ thuộc vào khoảng thời gian tách trứng (< 3 giờ, 3–4 giờ và >4 giờ) và ICSI (<5 giờ, 5–6 giờ và >6 giờ). Tăng thời gian nuôi cấy COC trước khi tách (>4 giờ) cải thiện đáng kể tỷ lệ CP (29,5%, 42,7% và 50,6%), LB (25,1%, 34,4% và 40,7%) và tỷ lệ CLB (26,0%, 36,1% và 42,2%). Ngoài ra, LB (31,7%, 35,8% và 27,4%) và CBL (34,2%, 36,6% và 27,7%) giảm khi kéo dài thời gian từ OPU đến ICSI >6 giờ.
Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy tác động tiêu cực của việc gia tăng thời gian nuôi cấy noãn trước ICSI lên tỷ lệ trẻ sinh sống và trẻ sinh sống cộng dồn. Do đó, việc điều chỉnh khung thời gian thực hiện tách noãn và ICSI trong IVF labo có thể cải thiện kết cục điều trị cho bệnh nhân.
Nguồn: The effect of denudation and injection timing in the reproductive outcomes of ICSI cycles: new insights into the risk of in vitro oocyte ageing. Human reproduction, 2020.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Chuyển phôi nang đông lạnh làm giảm tỷ lệ thai ngoài tử cung so với chuyển phôi nang tươi - Ngày đăng: 30-09-2020
Nồng độ INHIBIN B và HORMONE kích thích nang noãn (FSH) trong huyết thanh ở nam giới có khả năng sinh sản bình thường và vô sinh - Ngày đăng: 30-09-2020
Kết quả sinh sống sau ICSI với tinh trùng từ tinh hoàn và mào tinh - Ngày đăng: 30-09-2020
Tỷ lệ làm tổ và sinh sống của phôi có màng ZP được làm mỏng hoặc đục lỗ bằng laser - Ngày đăng: 30-09-2020
Đi du lịch trong thai kỳ cần lưu ý gì? - Ngày đăng: 30-09-2020
Sinh thưa có giúp phụ nữ giảm mắc đái tháo đường thai kỳ? - Ngày đăng: 30-09-2020
Vitamin D có quan trọng cho sự thành công của IVF? - Ngày đăng: 30-09-2020
Bắt đầu chụp nhũ ảnh từ 40 tuổi nhằm dự phòng tử vong do ung thư vú - Ngày đăng: 29-09-2020
Biến chứng của đa thai - Ngày đăng: 29-09-2020
Quan hệ tình dục trong tam cá nguyệt thứ ba thai kỳ - Ngày đăng: 29-09-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK