Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 30-09-2020 12:22pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH. Nguyễn Thị Thu Thảo - IVFMD Bình Dương

Thai ngoài tử cung (EP) là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở mẹ và phần lớn xảy ra ở ống dẫn trứng, và vỡ ống dẫn trứng là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong mẹ trong ba tháng đầu của thai kỳ. Bên cạnh đó, tỉ lệ hiếm muộn ngày càng tăng, ngày càng có nhiều bệnh nhân sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (ART). IVF-ET được cho là có làm gia tăng tỷ lệ thai ngoài tử cung (khoảng 2,1% –8,6%) so với các trường hợp mang thai tự nhiên (khoảng 2%). Mặc dù cơ chế chính xác của thai ngoài tử cung chưa rõ ràng, một số yếu tố có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ thai ngoài tử cung sau IVF như tuổi nữ, vô sinh do yếu tố ống dẫn trứng, hỗ trợ thoát màng, chuyển phôi (ET) tươi so với đông lạnh, ngày ET, số ET và các loại nội tiết tố khác nhau. Một số can thiệp đã được thực hiện để giảm tỷ lệ thai ngoài tử cung như chuyển phôi nang (BT). Năm 2017, một phân tích tổng hợp cho thấy BT có thể là lựa chọn tốt hơn để giảm tỷ lệ EP so với giai đoạn phân cắt trong ART. Về mặt lý thuyết, BT giống với chu kỳ tự nhiên hơn so với giai đoạn phân cắt, có khả năng tiếp nhận nội mạc tử cung tốt hơn và tiềm năng làm tổ của phôi cao hơn. Chuyển phôi giai đoạn phôi nang có thể là giai đoạn chính xác nhất về mặt sinh học đối với phôi trong tử cung. Bên cạnh đó, ETs đông lạnh so với ETs tươi đã làm giảm tỷ lệ EP. Về mặt lý thuyết, trong chu kỳ ET tươi, môi trường nội tiết tố siêu sinh lý làm tăng tỷ lệ EP so với chu kỳ ET đông lạnh. Do đó, BT có thể là lựa chọn tốt hơn để giảm tỷ lệ EP. Tuy nhiên, tỷ lệ EP sau BT tươi và BT đông lạnh là khác nhau và không nhất quán. Năm 2007, Jun và Milki báo cáo rằng tỷ lệ EP lần lượt là 2,8% và 1,8% ở BT đông lạnh và BT tươi. Năm 2013, Relji và cộng sự thấy rằng BT đông lạnh bằng phương pháp thủy tinh hóa có tỷ lệ EP cao hơn so với BT tươi. Gần đây, Xiao và cộng sự báo cáo rằng tỷ lệ EP không có sự khác biệt đáng kể trong chu kỳ BT tươi và chu kỳ BT đông lạnh-rã đông. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đã chứng minh rằng BT đông lạnh có thể làm giảm tỷ lệ EP so với BT tươi. Vì những phát hiện này không nhất quán trong các nghiên cứu, Mei Fang Zeng và cộng sự tiến hành phân tích tổng hợp nhằm so sánh tỷ lệ EP của BT tươi với BT đông lạnh, để đánh giá xem liệu tỷ lệ EP do chu kỳ BT đông lạnh có giảm so với chu kỳ BT tươi hay không.

Nghiên cứu phân tích tổng hợp 14 nghiên cứu so sánh tỷ lệ EP sau BT tươi so với BT đông lạnh trong các chu kỳ IVF hoặc ICSI sử dụng noãn tự thân. Mười bốn nghiên cứu hồi cứu bao gồm 154.214 chu kỳ trải qua BT tươi và 97.548 chu kỳ trải qua BT đông lạnh.

Kết quả cho thấy so với BT tươi, BT đông lạnh có liên quan đến việc giảm tỷ lệ EP [OR = 1,79; 95% CI = 1,37–2,34], tỷ lệ EP là 1,74% (2683/154.214 thai kỳ) đối với BT tươi và 0,97% (949/97.548 thai kỳ) đối với BT đông lạnh. Khi phân tích theo số lượng phôi chuyển cho thấy tỷ lệ EP trong BT đông lạnh thấp hơn BT tươi (OR = 1,62; 95% CI = 1,38–1,91) bất kể chuyển một phôi hay hai phôi, tỷ lệ EP là 1,2% (206/16.610 thai kỳ) đối với chuyển 1 phôi nang tươi và 0,8% (153/19.569 thai kỳ) với chuyển 1 phôi nang đông lạnh, tỷ lệ EP là 1,9% (78/4043 thai kỳ) với trường hợp chuyển hai phôi nang tươi và 1,1% (19/1790 thai kỳ) với trường hợp chuyển hai phôi nang đông lạnh.

Nghiên cứu cho thấy chuyển phôi nang đông lạnh có liên quan đến việc giảm tỷ lệ thai ngoài tử cung so với chuyển phôi nang tươi ở bệnh nhân IVF/ICSI. Ngoài ra, nghiên cứu cũng nhận thấy rằng chuyển một phôi nang đông lạnh là lựa chọn tốt hơn như một phương pháp để giảm tỷ lệ thai ngoài tử cung. Bên cạnh đó, việc áp dụng chính sách chuyển phôi nang đông lạnh toàn bộ cho tất cả các chu kỳ IVF/ICSI là không phù hợp, việc cá nhân hóa và lựa chọn cẩn thận với các tiêu chí như tuổi mẹ và chất lượng phôi là rất quan trọng để đưa ra chính sách phù hợp nhằm mang lại kết quả tốt nhất cho bệnh nhân.

Nguồn: Mei Fang Zeng (2018), “Frozen blastocyst transfer reduces incidence of ectopic pregnancy compared with fresh blastocyst transfer: a meta-analysis”, Gynecological Endocrinology, https://doi.org/10.1080/09513590.2018.1497154.
 

Các tin khác cùng chuyên mục:
Biến chứng của đa thai - Ngày đăng: 29-09-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ Nhật ngày 9 . 6 . 2024

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

Năm 2020

Khách sạn Caravelle Saigon, Chủ nhật 21.1.2024 (9:00 - 11:15)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK