Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 30-09-2020 12:18pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH. VŨ ĐOAN MỸ TRINH- IVFMD Bình Dương

Trong hỗ trợ sinh sản, chuyển phôi trữ được cho là có ưu điểm hơn so với chuyển phôi tươi do hạn chế được nguy cơ quá kích buồng trứng, đa thai và có tỷ lệ trẻ sinh sống cao. Tuy nhiên, việc đông lạnh phôi có thể làm màng Zona (ZP) cứng hơn gây khó khăn cho việc thoát màng của phôi. Kỹ thuật hỗ trợ thoát màng bằng cách đục lỗ hoặc làm mỏng màng ZP của phôi trước khi chuyển đã được áp dụng trong các chu kỳ IVF để khắc phục tình trạng này, tuy nhiên hiệu quả của hai phương pháp này còn nhiều tranh luận.

Nhóm tác giả Liu và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu nhằm so sánh ảnh hưởng của hai phương pháp làm mỏng và đục lỗ màng ZP bằng laser với các kết quả tỷ lệ làm tổ, thai lâm sàng, kết cục trẻ sinh sống và những rủi ro. Đây là nghiên cứu hồi cứu thực hiện trên 6365 phôi trữ đã rã đông để chuyển, chia thành 2 nhóm: (1) Nhóm làm mỏng màng ZP (30–40 μm) bằng laser; (2) Nhóm đục lỗ màng ZP (60–80 μm) bằng laser. Các phôi nang được đông lạnh bằng phương pháp thủy tinh hóa, phôi tốt nhất được chuyển vào chu kỳ đầu tiên.

Kết quả cho thấy, trong chuyển phôi đơn, tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ trẻ sinh sống của nhóm đục lỗ màng ZP (73,9%, 73,9%, 61,8%, tương ứng) cao hơn đáng kể so với nhóm làm mỏng màng ZP (lần lượt là 60,9%, 60,9%, 46,7%). Tỷ lệ sẩy thai, tỷ lệ sinh non, dị tật bẩm sinh và cân nặng sơ sinh không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser trong chuyển phôi trữ đơn phôi bằng cách đục lỗ màng ZP cho khả năng làm tổ, tỷ lệ thai và tỷ lệ sinh sống cao hơn so với làm mỏng màng ZP; không có sự khác biệt về ảnh hưởng thai kỳ và trẻ sơ sinh giữa hai phương pháp này.

Nguồn: Liu, C., Su, K., Shang, W. et al. Higher implantation and live birth rates with laser zona pellucida breaching than thinning in single frozen-thawed blastocyst transfer. Lasers Med Sci 35, 1349–1355 (2020). https://doi.org/10.1007/s10103-019-02946-7

Các tin khác cùng chuyên mục:
Biến chứng của đa thai - Ngày đăng: 29-09-2020
Tăng huyết áp trong thai kỳ - Ngày đăng: 26-09-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK