Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Saturday 26-09-2020 6:58pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

NHS NGUYỄN THỊ MAI LOAN, PHÒNG KHÁM NGỌC LAN


Để thực hiện thiên chức làm mẹ, người phụ nữ phải trải qua thời kỳ mang thai nặng nhọc. Có nhiều vấn đề gặp trong thai kỳ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con. Trong đó, tăng huyết áp trong thai kỳ là bệnh lý phổ biến, thường gặp với tần suất là 10% trên tổng số thai kỳ. Bài viết này xin được đề cập đến định nghĩa, phân loại, yếu tố nguy cơ và chế độ sinh hoạt của phụ nữ có vấn đề về tăng huyết áp trong thai kỳ.
  1. ĐỊNH NGHĨA
Tăng huyết áp là khi đo huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg, huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg. Khoảng cách đo giữa 2 lần là 4 – 6 giờ.
  1. PHÂN LOẠI
  • Tăng huyết áp trong thai kỳ xảy ra trong lúc mang thai có huyết áp tăng, không có protein trong nước tiểu, không có các vấn đề về bệnh tim mạch, bệnh thận. Được chẩn đoán sau tuần thứ 20 của thai kỳ, hoăc gần sinh. Tăng huyết áp thai kỳ thường kéo dài đến sau sinh. Phụ nữ có tăng huyết áp trong thai kỳ thường có nguy cơ cao về tăng huyết áp mãn về sau.
  • Tăng huyết áp mãn: là huyết áp tăng trước khi có thai, hay trước thai 20 tuần. Phụ nữ có tăng huyết áp mãn có nguy cơ bị tiền sản giật ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Tăng huyết áp mãn trên nền tiền sản giật: Tiền sản giật xảy ra khi thai phụ có huyết áp bình thường, đột nhiên tăng huyết áp kèm theo đạm trong nước tiểu, hoặc 1 số vấn đề khác sau tuần 20 của thai kỳ. Thai phụ có tăng huyết áp mãn có nguy cơ tiền sản giật cao.
  • Tiền sản giật: tiền sản giật xảy ra khi huyết áp tăng sau thai 20 tuần, có kèm theo 1 số biểu hiện khác như tổn thương gan, thận, máu hoặc não. Tiền sản giật không được điều trị dẫn đến biến chứng nghiêm trọng cho mẹ và con thậm chí dẫn đến tử vong.
 
  1. YẾU TỐ NGUY CƠ
  • Phụ nữ mang thai lần đầu tiên
  • Có tiền sử tiền sản giật trong lần mang thai trước
  • Người tăng huyết áp mãn kèm theo bệnh thận mãn
  • Người có tiền sử mắc bệnh huyết khối
  • Mang đa thai (song thai hoặc tam thai)
  • Thai kỳ sau thụ tinh trong ống nghiệm
  • Gia đình chị em có tiền sử tiền sản giật
  • Người bị đái tháo đường type 1 hoặc type 2
  • Người bị béo phì
  • Người bị mắc bệnh tự miễn dịch như lupus ban đỏ
  • Phụ nữ mang thai trên 40 tuổi
 
  1. KẾ HOẠCH CHĂM SÓC TRƯỚC, TRONG VÀ SAU KHI MANG THAI
4.1 Trước khi mang thai:
  • Lên kế hoạch trước khi mang thai và đi khám kiểm tra sức khỏe
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ phù hợp cho thai kỳ
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
  • Lập chế độ thể dục thể thao phù hợp
4.2 Trong lúc mang thai
  • Đi khám thai sớm
  • Không được tự ý giảm hay ngưng thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ
  • Theo dõi huyết áp tại nhà, và đi khám ngay khi huyết áp không ổn định
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý và giữ cân nặng hợp lý
4.3 Sau khi sinh
  • Cần tái khám theo chỉ định của bác sĩ, nếu trong thai kỳ có tăng huyết áp
Tóm lại, tăng huyết áp là 1 bệnh lý nội khoa thường giặp trong thai kỳ. Bệnh lý này làm tăng nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên có thể dự phòng và điều trị được. cần có chế độ theo dõi chăm sóc đặc biệt trước trong và sau sinh đối với thai phụ có yếu tố nguy cơ cao.

Nguồn: https://www.cdc.gov/bloodpressure/pregnancy.htm

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

Năm 2020

Khách sạn Caravelle Saigon, Chủ nhật 21.1.2024 (9:00 - 11:15)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK