Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 25-09-2020 9:33am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

Dương Nguyễn Duy Tuyền – IVFMD Bình Dương

Thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn bằng vi phẫu (microTESE) được coi là tiêu chuẩn vàng trong việc thu hồi tinh trùng từ tinh hoàn ở những bệnh nhân vô tinh không bế tắc (non-obstructive azoospermia-NOA). Mặc dù luôn đánh giá cẩn thận và kỹ lưỡng, việc bỏ sót những ống sinh tinh phù hợp và đưa ra kết luận sai vẫn thường gặp trong microTESE. Một số báo cáo cho thấy vẫn tìm thấy tinh trùng ở những trường hợp thất bại microTESE trước đó. Do vậy, việc bộc lộ tối đa hóa diện tích thu nhận ống sinh tinh từ tinh hoàn là cần thiết để tăng khả năng tìm thấy và thu nhận tinh trùng trong microTESE. Ngoài ra, nghiên cứu của Ishikawa và cộng sự cho thấy tỷ lệ thu nhận tinh trùng bằng microTESE phụ thuộc rất nhiều và kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật và cách xẻ mô tinh hoàn vẫn còn nhiều tranh luận.

Nhóm tác giả Ichioka và cộng sự đã xây dựng mô hình 3D mô phỏng microTESE và áp dụng các thuật toán để tính toán diện tích bề mặt của các phương pháp xẻ mô tinh hoàn khác nhau. Sau khi tính toán, nhóm tác giả đề xuất phương án rạch dọc bao trắng (tunica albuginea) và sau đó xẻ ngang nhu mô tinh hoàn cho microTESE. Mô hình này sau đó được áp dụng trên 102 bệnh nhân NOA không bất thường về AZFa và AZFb từ năm 2014 đến 2018. Kết quả này được so sánh với các ca NOA được microTESE bằng phương pháp cũ từ năm 2011 đến 2014.

Kết quả cho thấy 46 bệnh nhân (chiếm 45%) trong số 102 bệnh nhân áp dụng kỹ thuật microTESE theo mô hình 3D thu nhận tinh trùng thành công trong khi tỷ lệ này ở nhóm bệnh nhân áp dụng microTESE theo phương pháp cũ là 16 (chiếm 29%) trong số 56 bệnh nhân (P=0.04). Số lượng ống sinh tinh được trích xuất và mức độ đau sau phẫu thuật của hai nhóm không có sự khác biệt. Bên cạnh đó, phương pháp mới không có bệnh nhân xuất hiện triệu chứng thiếu hụt androgen sau phẫu thuật.

Mặc dù chưa đánh giá được tác động lâu dài lên chức năng tinh hoàn nhưng nghiên cứu này cho thấy việc rạch ngang trên bao trắng, sau đó rạch dọc trên nhu mô tinh hoàn giúp tối đa hóa diện tích bề mặt thu nhận ống sinh tinh và cải thiện tỷ lệ thu nhận tinh trùng ở microTESE.

Nguồn: Ichioka, K, Matsui, Y, Terada, N, Negoro, H, Goto, T, Ogawa, O. Three‐dimensional simulation analysis of microdissection testicular sperm extraction for patients with non‐obstructive azoospermia. Andrology. 2020; 8: 1214– 1221. https://doi.org/10.1111/andr.12812

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK