Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 22-09-2020 2:54pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

Bs. Lê Tiểu My

Hội chứng song thai thiếu máu – đa hồng cầu (Twin anemia – polycythemia sequence – TAPS) được định nghĩa là có hiện tượng thiếu máu ở thai cho, đa hồng cầu ở thai nhận trên song thai một bánh nhau. Đây là một trong các biến chứng có thể gặp ở song thai một bánh nhau, do sự thông nối các mạch máu nhỏ giữa hai thai trong vòng tuần hoàn rốn. Hội chứng này liên quan đến khả năng tăng bệnh suất và nguy cơ tử vong chu sinh. Hướng dẫn thực hành của hiệp hội siêu âm Sản phụ khoa thế giới khuyến cáo theo dõi, chẩn đoán TAPS ở tất cả thai kỳ song thai một bánh nhau, đặc biệt ở các trường hợp sau liệu pháp laser điều trị truyền máu song thai (TTTS), bằng cách đánh giá vận tốc đỉnh tâm thu động mạch não giữa (PSV-MCA) mỗi 2 tuần. Trong khi đó hội Y học Mẹ và Thai lại không khuyến cáo theo dõi TAPS vì cho rằng đánh giá PVS-MCA không cải thiện kết cục chu sinh. Tiêu chuẩn chẩn đoán TAPS trước sinh hiện nay được sử dụng nhiều nhất là dựa vào sự chênh lệch PSV-MCA của hai thai: thai cho > 1.5 MoM và thai nhận < 1.0 MoM.

Tuy nhiên, sự không thống nhất tiêu chuẩn chẩn đoán xác định TAPS giữa các bác sĩ lâm sàng và nhà nghiên cứu có thể dẫn đến chẩn đoán nhầm và khó so sánh các nghiên cứu, kết hợp dữ liệu trong tổng quan hệ thống, thiết lập các quy trình quản lý dựa trên bằng chứng. Để cải thiện kết cục thai kỳ của những trường hợp TAPS cần có đồng thuận của chuyên gia về các tiêu chuẩn chẩn đoán của TAPS.

Hội siêu âm Sản phụ khoa thế giới (ISUOG) vừa công bố tiêu chuẩn chẩn đoán TAPS dựa trên đồng thuận của 132 chuyên gia theo quy trình Delphi. Theo đó:
  • Khoảng thời gian theo dõi sự phát triển của TAPS là mỗi 2 tuần và cần chẩn đoán độ nặng của TAPS trước sinh dựa trên PSV-MCA nhưng chưa có đồng thuận về tuổi thai bắt đầu theo dõi.
  • Sau khi chẩn đoán TAPS được thiết lập, nên giám sát định kỳ hàng tuần.
  • Chẩn đoán TAPS tiền sản cần kết hợp MCA-PSV ≥ 1,5 MoM ở thai thiếu máu và ≤ 0,8 MoM ở thai đa hồng cầu.
  • Bất tương đồng PSV-MCA ≥ 1 MoM có thể được sử dụng để chẩn đoán TAPS.
  • Chẩn đoán sau sinh: dựa vào sự chênh lệch hemoglobin giữa hai thai ≥ 8.0 g/dL và tỷ lệ hồng cầu lưới > 1.7.
  • Chưa có đồng thuận về ngưỡng cắt can thiệp trước sinh của PSV-MCA cũng như sự bất tương đồng của PSV.
  • Hội đồng thẩm định thống nhất ưu tiên các nghiên cứu đánh giá kết cục chu sinh và các ảnh hưởng dài hạn của TAPS.
 
Lược dịch từ: Consensus diagnostic criteria and monitoring of twin anemia–polycythemia sequence: Delphi procedure. Ultrasound Obstet Gynecol 2020; 56: 388–394. DOI: 10.1002/uog.21882
 
Các tin khác cùng chuyên mục:
Stress khi mang thai và thai chết lưu - Ngày đăng: 27-03-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK