Tin tức
on Friday 25-09-2020 9:41am
Danh mục: Tin quốc tế
HỒ THỊ DIỆU - PHÒNG KHÁM NGỌC LAN
Điều trị viêm âm đạo khi mang thai là vấn đề thường xuyên được các mẹ bầu quan tâm. Viêm âm đạo là một thuật ngữ chung để chỉ tình trạng viêm nhiễm âm đạo. Viêm âm đạo là bệnh phổ biến nhưng có thể rất gây khó chịu vì thường có xu hướng tái phát và có thể cản trở quan hệ tình dục.
Bốn tác nhân viêm âm đạo thường gặp bao gồm: trùng roi trichomonas, nhiễm nấm, viêm âm đạo do vi khuẩn và viêm teo âm đạo. Bài viết này sẽ tập trung vào hai tác nhân phổ biến nhất đối với phụ nữ mang thai, đó là nhiễm nấm và viêm âm đạo do vi khuẩn.
Điều trị viêm âm đạo khi mang thai bằng các phương pháp không dùng thuốc
Nhiễm nấm là do nấm (không phải do vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng). Người ta ước tính rằng 75% phụ nữ từng nhiễm nấm âm đạo trong suốt cuộc đời của họ.
Những người dễ mắc các bệnh nhiễm trùng này nhất là phụ nữ có thai, phụ nữ bị đái tháo đường, dùng thuốc kháng sinh, thuốc corticosteroid hoặc thuốc viên tránh thai và / hoặc bị thiếu sắt.
Mặc dù một số người có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào, nhưng các triệu chứng phổ biến nhất của nhiễm nấm âm đạo bao gồm:
- Ngứa vùng âm đạo
- Tiết dịch bất thường
- Tiết dịch nhiều
- Dịch có màu trắng hoặc vàng
- Dịch có mùi hôi, giống như bánh mì/men
- Cảm giác bỏng rát ở vùng âm đạo khi đi tiểu và/hoặc quan hệ tình dục
- Phòng ngừa luôn là biện pháp tốt nhất để tránh các loại bệnh. Các nghiên cứu cho thấy việc mặc quần lót bó sát có thể làm tăng độ ẩm ướt ở vùng âm đạo, tạo ra môi trường thuận lợi cho việc nhiễm nấm. Hạn chế ẩm ướt vùng âm đạo bằng cách mặc quần rộng rãi có thể là một biện pháp phòng ngừa. Vì vậy, hãy thử mặc đồ lót rộng rãi và thoáng khí (như chất liệu bằng cotton).
- Các nghiên cứu khác cho thấy rằng giao hợp thường xuyên (từ 7 lần trở lên trong một tuần) có liên quan đến việc tăng nguy cơ nhiễm nấm ở phụ nữ. Điều này có thể liên quan đến tính chất kiềm của tinh dịch, có thể phá vỡ sự cân bằng pH của âm đạo. Vì vậy, bạn có thể quan hệ tình dục ít lại và đảm bảo vệ sinh sau khi quan hệ tình dục (rửa sạch xung quanh âm đạo bằng xà phòng nhẹ nhàng, không thụt rửa sâu bên trong âm đạo).
- Bổ sung thêm sữa chua có chứa lợi khuẩn có thể làm giảm nguy cơ nhiễm nấm âm đạo ở phụ nữ. Điều này tương tự như việc uống bổ sung probiotic.
Việc tự chẩn đoán không được khuyến khích, vì khả năng chẩn đoán sai có thể dẫn đến lạm dụng hoặc sử dụng thuốc sai.
Nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm nấm, tốt nhất là liên hệ với bác sĩ để thảo luận về các hướng điều trị.
Nếu chẩn đoán nhiễm nấm âm đạo được xác nhận bởi chuyên gia y tế, có khả năng họ sẽ đề xuất phương pháp điều trị không dùng thuốc hoặc họ có thể kê cho bạn thuốc uống, kem chống nấm hoặc thuốc đặt âm đạo.
Điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn khi mang thai
Viêm âm đạo do vi khuẩn (BV) (còn được gọi là viêm âm đạo không đặc hiệu) do một số loại vi khuẩn khác nhau gây ra. Nhiều phụ nữ không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào, nhưng một số có thể tiết dịch màu trắng hoặc xám, có mùi tanh. Trong một số trường hợp, dịch tiết cũng có thể có bọt.
Thật không may, viêm âm đạo do vi khuẩn không thể được chữa khỏi nếu không dùng thuốc. Bạn phải đến khám ở các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời vì viêm âm đạo do vi khuẩn có liên quan đến sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân, vỡ màng ối non tháng hoặc sẩy thai muộn.
Có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau cho BV bao gồm: thuốc uống, thuốc đặt âm đạo và kem bôi. Các phương pháp điều trị kháng sinh uống 7 ngày hiện nay là clindamycin và metronidazole.
Điều trị BV bằng thuốc đặt và kem sulfa có thể làm giảm các triệu chứng nhưng được cho là không đủ để ngăn ngừa các biến chứng khi mang thai.
Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng khiến bạn tin rằng mình có thể bị viêm âm đạo do vi khuẩn, bạn cần liên hệ bác sĩ để được điều trị thích hợp.
Nguồn: https://americanpregnancy.org/naturally/treating-vaginitis-naturally-during-pregnancy-11550?fbclid=IwAR2T3fGmOd_QUyebFHe9o2VZJGnPe0OjearqIRZRnc2GAcNR3pOi2YfL4PU
Từ khóa: Điều trị viêm âm đạo khi mang thai
Các tin khác cùng chuyên mục:
Vai trò của các tế bào kẽ trong sự phát triển và chức năng tinh hoàn - Ngày đăng: 25-09-2020
Mô hình mô phỏng 3D – Microtese và khả năng thu nhận tinh trùng ở bệnh nhân vô tinh không bế tắc - Ngày đăng: 25-09-2020
Cắt bỏ một phần tinh hoàn và khả năng sinh sản ở nam giới bị ung thư tinh hoàn - Ngày đăng: 25-09-2020
Tỷ lệ sinh sống và kết quả sơ sinh khi chuyển phôi giai đoạn phân chia so với chuyển phôi nang với chiến lược trữ phôi toàn bộ - Ngày đăng: 25-09-2020
Kết cục sơ sinh của thai giới hạn tăng trưởng khởi phát sớm và sinh cực non - Ngày đăng: 25-09-2020
Ảnh hưởng của kích thước khối lạc nội mạc tử cung buồng trứng đối với đáp ứng kích thích buồng trứng - Ngày đăng: 25-09-2020
Tư vấn cho phụ nữ trẻ bị ung thư vú giai đoạn đầu về phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản - Ngày đăng: 22-09-2020
Độ nở rộng khoang phôi nang: yếu tố quan trọng dự đoán sự thành công trong chu kỳ chuyển phôi đông lạnh - Ngày đăng: 22-09-2020
Đồng thuận về chẩn đoán và theo dõi hội chứng song thai thiếu máu – đa hồng cầu - Ngày đăng: 22-09-2020
Nguy cơ bất thường di truyền ở thế hệ tiếp theo sau khi điều trị hóa trị hoặc xạ trị - Ngày đăng: 22-09-2020
Tầm soát ung thư cổ tử cung bằng PAP SMEAR - Ngày đăng: 22-09-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK