Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Saturday 26-09-2020 11:44am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CTV Nguyễn Vĩnh Xuân Phương

Số người hút cần sa ngày càng tăng trên toàn thế giới, tuy nhiên dữ liệu về mối liên quan giữa hút cần sa ở nam và nữ với kết cục điều trị vô sinh hiện vẫn còn rất khan hiếm. Để xác định mối liên quan của hút cần sa ở nam và nữ với kết quả điều trị vô sinh bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (ART), các nhà nghiên cứu đã theo dõi 421 phụ nữ được thực hiện 730 chu kì ART khi họ tham gia vào một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu (Nghiên cứu Sức khỏe Sinh sản và Môi trường) từ năm 2004 đến năm 2017. Trong số này, có 200 phụ nữ (368 chu kì) có bạn tình cũng tham gia nghiên cứu.

Kết cục điều trị ART của nhóm nghiên cứu được trích lục từ hồ sơ y tế điện tử. Các nhà nghiên cứu sử dụng các mô hình tổng hợp tuyến tính chung với sai số tiêu chuẩn được lựa chọn theo kinh nghiệm để đánh giá mối liên quan của hút cần sa với kết quả ART điều chỉnh theo độ tuổi, chủng tộc, BMI, hút thuốc, uống rượu, cà phê và sử dụng ma túy của người tham gia. Họ ước đoán xác suất điều chỉnh của tỉ lệ làm tổ, thai lâm sàng, và sinh sống trên số chu kì ART, cũng như khả năng sẩy thai ở nhóm B-hCG dương tính.

Có 44% phụ nữ và 61% nam giới đã từng hút cần sa; 3% nữ và 12% nam hút cần sa tại thời điểm tham gia nghiên cứu. Trong số 317 nữ (395 chu kì) với beta hCG dương tính, những người hút cần sa tại thời điểm tham gia nghiên cứu (N=9, chu kì=16) có nguy cơ sẩy thai cao gấp đôi những người hút cần sa trong quá khứ hoặc không hề hút cần sa (N = 308, 379 chu kì) (54% so với 26%; P = 0.0003). Ước tính này dựa trên dữ liệu rời rạc. Tuy nhiên, cặp đôi mà trong đó bạn tình nam là người hút cần sa tại thời điểm tham gia nghiên cứu (N = 23, 41 chu kì) có xác suất điều chỉnh sinh sống cao hơn đáng kể so với cặp đôi có bạn tình nam hút cần sa trong quá khứ hoặc chưa bao giờ hút cần sa (N= 177, 327 chu kì) (48% so với 29%; P = 0.04), kết quả này độc lập với tình trạng hút cần sa của người nữ. Kết quả điều trị của nhóm nam và nữ từng hút cần sa trong quá khứ thì không khác biệt so với nhóm chưa bao giờ hút cần sa.

Hạn chế của nghiên cứu là thông tin hút cần sa là do chính người tham gia tự báo cáo. Các kết quả phát hiện được có thể là do ngẫu nhiên có cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ, và kết quả nghiên cứu không thể được khái quát hoá cho dân số chung.

Mặc dù không được xác định trong các nghiên cứu trước đây về mối liên quan với kết cục thai kỳ, kết quả nghiên cứu này cho thấy nữ giới hút cần sa có thể bị tăng nguy cơ sẩy thai ở những cặp đôi được điều trị vô sinh.

Nguồn: Feiby L Nassan, Mariel Arvizu, Lidia Mínguez-Alarcón, Audrey J Gaskins, Paige L Williams, John C Petrozza, Russ Hauser, Jorge E Chavarro, EARTH Study Team. Marijuana smoking and outcomes of infertility treatment with assisted reproductive technologies. Hum Reprod. 2019 Sep 29;34(9):1818-1829. doi: 10.1093/humrep/dez098.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK