Tin tức
on Tuesday 29-09-2020 3:55pm
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Nguyễn Hữu Duy – IVF Vạn Hạnh
Thai ngoài tử cung (TNTC) là hiện tượng phôi làm tổ bên ngoài tử cung, phần lớn các trường hợp là ở một trong hai ống dẫn trứng. Ngoài ra, TNTC còn có thể nằm ở cổ tử cung, buồng trứng, hoặc trong ổ bụng. Tỷ lệ TNTC trong thai tự nhiên chiếm khoảng 1 – 2%. Tuy nhiên, trong IVF người ta thấy rằng TNTC thường chiếm tỷ lệ cao hơn. Chuyển phôi tươi, niêm mạc tử cung quá dày, các bệnh lý liên quan đến tử cung và ống dẫn trứng thường được cho là các nguyên nhân gây nên TNTC trong IVF. Một nghiên cứu phân tích gộp gần đây của Zhang và cộng sự (2017) cho thấy việc chuyển phôi ngày 3 là một yếu tố gây TNTC trong IVF.
Với mục đích đánh giá các yếu tố nguy cơ chính liên quan đến TNTC và tỷ lệ thực sự của TNTC trong IVF, Murtinger và cộng sự (2020) đã tiến hành nghiên cứu hồi cứu trên 12.429 ca chuyển phôi (8182 ca chuyển phôi tươi và 4247 ca chuyển phôi đông lạnh), được thực hiện từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 12 năm 2017.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số 5061 bệnh nhân có kết quả thử thai dương tính có 43 người được chẩn đoán bị TNTC (0,85%). Tuổi vợ (36,7 so với 35,8 tuổi), chỉ số khối cơ thể, kỹ thuật chuyển phôi hay phác đồ kích thích buồng trứng đều không ảnh hưởng đến tỷ lệ TNTC, nhưng tiền sử TNTC trước đó (OR 3,26; P = 0,0080), phẫu thuật ống dẫn trứng, hoặc cả hai (OR 6,20; P <0,0001) có liên quan đến nguy cơ TNTC. Tỷ lệ TNTC tăng lên ở những phụ nữ có dị tật tử cung (OR 3,85; P = 0,0052), bệnh lý tử cung (OR 5,35; P = 0,0001), phẫu thuật tử cung (OR 2,29; P = 0,0154) hoặc độ dày niêm mạc tử cung dưới mức tối ưu (quá dày hoặc quá mỏng) (OR 4,46 - 5,31; P <0,0001). Đặc biệt trong nghiên cứu này còn phát hiện việc chuyển phôi nang chậm phát triển (biểu hiện bằng độ nở rộng thấp từ 0-2) làm tăng đáng kể nguy cơ TNTC (OR 2,59; P = 0,0102) so với khi chuyển phôi nang nở rộng.
Như vậy, môi trường tử cung không thuận lợi bao gồm bệnh lý tử cung, phẫu thuật tử cung hoặc ống dẫn trứng và độ dày niêm mạc tử cung dưới mức tối ưu có liên quan đến TNTC. Độ nở rộng thấp của phôi nang (độ 0-2) được xác định là một yếu tố tăng thêm nguy cơ TNTC qua đó cho thấy tầm quan trọng của việc đồng bộ giữa phôi thai với tử cung người mẹ. Tỷ lệ TNTC chung sau khi chuyển phôi trong nghiên cứu này chỉ 0,85% tương đương với tỷ lệ TNTC được báo cáo trong các trường hợp có thai tự nhiên. Đánh giá đầy đủ các bệnh lý của ống dẫn trứng và tử cung, tối ưu hóa việc chuẩn bị niêm mạc tử cung và chuyển phôi nang nở rộng trong chu kỳ chuyển phôi đông lạnh là những yếu tố có thể có lợi trong việc giảm nguy cơ TNTC.
Nguồn: Murtinger, Maximilian et al. (2020). Suboptimal endometrial-embryonal synchronization is a risk factor for ectopic pregnancy in assisted reproduction techniques. Reproductive BioMedicine Online, Volume 41, Issue 2, 254 – 262.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Cha hút thuốc và hiện tượng chết tế bào mầm: Cơ chế ảnh hưởng của khói thuốc lên quá trình sinh tinh và di chứng lâu dài trên thế hệ con - Ngày đăng: 29-09-2020
Nồng độ caspase-3 và glycoprotein giàu histidine trong hệ tiết chế của phôi là dấu ấn sinh học của phôi ngày 2 và phôi nang chất lượng tốt - Ngày đăng: 29-09-2020
Ảnh hưởng của chiến lược chuyển phôi trữ tự chọn hay chuyển phôi tươi lên tỉ lệ trẻ sinh sống cộng dồn - Ngày đăng: 29-09-2020
Hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ liên quan đến sự thiếu hụt Vitamin D trong thai kỳ - Ngày đăng: 26-09-2020
Tăng huyết áp trong thai kỳ - Ngày đăng: 26-09-2020
Mô hình quyết định nên chuyển phôi tươi hay trữ phôi toàn bộ trên đối tượng có nguy cơ quá kích buồng trứng thể nặng sau khi tiêm mũi trưởng thành noãn bằng hCG? - Ngày đăng: 26-09-2020
Xác định đồng thời sự hiện diện của nicotine, cotinine và nicotine N-oxide trong huyết tương, tinh dịch và tinh trùng người bằng LC-Orbitrap MS - Ngày đăng: 26-09-2020
Hút cần sa và kết quả điều trị vô sinh bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 26-09-2020
Hút thuốc và chất lượng tinh dịch: Một phân tích gộp mới nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp xét nghiệm tinh dịch đồ của WHO 2010 lên kết quả tinh dịch ở nam giới - Ngày đăng: 26-09-2020
Đột biến mất Gene GSTT1 là một yếu tố nguy cơ hình thành hội chứng buồng trứng đa nang ở phụ nữ vô sinh - Ngày đăng: 25-09-2020
Phát hiện kháng thể kháng tinh trùng bằng xét nghiệm mar cải tiến - Ngày đăng: 25-09-2020
Điều trị viêm âm đạo khi mang thai - Ngày đăng: 25-09-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK