Tin tức
on Tuesday 06-10-2020 5:39pm
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Lê Thị Bích Phượng- Chuyên viên phôi học- IVFMD Phú Nhuận
Lạc nội mạc tử cung là một trong những bệnh phụ khoa thường mắc phải ở phụ nữ và có đến 25-40% phụ nữ lạc nội mạc tử cung vô sinh. Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ngày càng phát triển giúp tỉ lệ điều trị thành công ngày càng tăng cao ở phụ nữ lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu bệnh sinh trên kết quả thai cho thấy lạc nội mạc tử cung làm tăng nguy cơ sinh non, hạn chế sự phát triển của thai cũng như rối loạn nhau thai. Sẩy thai là biến chứng phổ biến nhất trong tam cá nguyệt thứ nhất. Các bằng chứng về mối tương quan giữa sẩy thai và lạc nội mạc tử cung cho đến nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Do đó, Puyu Yang và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của lạc nội mạc tử cung lên kết quả thai và nguy cơ sẩy thai ở phụ nữ mang đơn thai.
Nghiên cứu hồi cứu trên 1006 phụ nữ lạc nội mạc tử cung mang đơn thai sau chu kỳ chuyển phôi tươi đầu tiên thực hiện từ tháng 01/2008 đến tháng 06/2016. Tỉ lệ sẩy thai được so sánh trên 2 nhóm phụ nữ có và không có lạc nội mạc tử cung.
Một số đặc điểm nền của bệnh nhân như BMI, số lần mang thai và số lần sinh khác biệt đáng kể giữa hai nhóm. Nhóm nghiên cứu cần thời gian kích thích buồng trứng với tổng liều FSH cao hơn nhưng thu nhận số lượng noãn ít hơn so với nhóm chứng. Nồng độ E2 tại thời điểm tiêm hCG tương đương giữa hai nhóm. Tỉ lệ sẩy thai ở nhóm phụ nữ có kích thước khối u <30mm và ≥ 30 mm không có sự khác biệt (18,5 và 24,7%; P = 0,229). Đánh giá tỉ lệ sẩy thai khi chia bệnh nhân thành 4 nhóm nhỏ dựa vào kích thước của khối u nội mạc tử cung cũng không cho thấy có sự khác biệt (p=0,213). Tỉ lệ sẩy thai ở phụ nữ có hoặc không có lạc nội mạc tử cung là tương đương nhau (22,4 và 20,1%; P = 0,085).
Nghiên cứu này cho thấy nguy cơ sẩy thai không tương quan với lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ mang đơn thai sau chu kỳ chuyển phôi tươi.
Nguồn: Risk of miscarriage in women with endometriosis undergoing IVF fresh cycles: a retrospective cohort study. Reproductive Biology and Endocrinology. 10.1186/s12958-019-0463-1 2020
Các tin khác cùng chuyên mục:
Mắc Cytomegalovirus bẩm sinh có phải là nguyên nhân hàng đầu gây tật đầu nhỏ? - Ngày đăng: 06-10-2020
Tần suất rối loạn chức năng tuyến giáp và bệnh tự miễn ở phụ nữ có tiền sử sẩy thai hoặc vô sinh - Ngày đăng: 06-10-2020
Thuốc lá và khả năng sinh sản - Ngày đăng: 01-10-2020
Hút thuốc lá và khả năng sinh sản - Ngày đăng: 01-10-2020
Vai trò của prokineticins ở những bệnh nhân thất bại làm tổ liên tiếp - Ngày đăng: 30-09-2020
Ảnh hưởng của thời điểm tách trứng và tiêm tinh trùng lên kết cục điều trị của các chu kì ICSI: hiểu biết mới về nguy cơ lão hoá noãn trong ống nghiệm - Ngày đăng: 30-09-2020
Chuyển phôi nang đông lạnh làm giảm tỷ lệ thai ngoài tử cung so với chuyển phôi nang tươi - Ngày đăng: 30-09-2020
Nồng độ INHIBIN B và HORMONE kích thích nang noãn (FSH) trong huyết thanh ở nam giới có khả năng sinh sản bình thường và vô sinh - Ngày đăng: 30-09-2020
Kết quả sinh sống sau ICSI với tinh trùng từ tinh hoàn và mào tinh - Ngày đăng: 30-09-2020
Tỷ lệ làm tổ và sinh sống của phôi có màng ZP được làm mỏng hoặc đục lỗ bằng laser - Ngày đăng: 30-09-2020
Đi du lịch trong thai kỳ cần lưu ý gì? - Ngày đăng: 30-09-2020
Sinh thưa có giúp phụ nữ giảm mắc đái tháo đường thai kỳ? - Ngày đăng: 30-09-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK