Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 06-04-2020 9:31am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
Lê Thị Bích Phượng- Chuyên viên phôi học- IVFMD Phú Nhuận

Những năm gần đây, tính toàn vẹn DNA tinh trùng được nghiên cứu ngày càng nhiều vì DNA toàn vẹn đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi chính xác thông tin di truyền của tinh trùng. Tính toàn vẹn DNA dễ bị phá vỡ trước một số tác nhân nội và ngoại sinh như apoptosis, sai hỏng trong quá trình đóng gói nhiễm sắc chất, ROS, bức xạ ion hoá, … Dữ liệu về ảnh hưởng của sai hỏng DNA tinh trùng lên khả năng thụ tinh, chất lượng phôi cũng như kết cục thai kỳ vẫn còn nhiều tranh cãi. Kỹ thuật đánh giá phân mảnh DNA tinh trùng cũng được biết đến nhiều hơn, có thể kể đến như SCSA, TUNEL, Comet, SCD… Mỗi kỹ thuật đều có ưu và nhược điểm riêng, nhưng trong nghiên cứu này nhóm tác giả lựa chọn đánh giá phân mảnh DNA tinh trùng bằng kỹ thuật SCD vì kỹ thuật này có độ nhạy cao, đơn giản, dễ thực hiện. Mục đích nghiên cứu nhằm tìm ra mối tương quan giữa phân mảnh DNA tinh trùng với các thông số tinh dịch đồ, đặc điểm nền của bệnh nhân (tuổi, chiều cao, cân nặng) cũng như tác động của chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng (DFI) lên kết quả phôi học ở những bệnh nhân thực hiện chu kỳ xin noãn.



Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu từ tháng 11/2013 đến tháng 10/2014 tại Hy Lạp trên tổng cộng 150 cặp đôi thực hiện chu kỳ xin noãn đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu. DFI được đánh giá bằng kỹ thuật SCD bởi bộ kit Halosperm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy DFI càng tăng khi tuổi càng cao (r = 0,23; p = 0,0046) và không tương quan với chiều cao, cân nặng của nam giới tham gia nghiên cứu. Kết quả đánh giá trên các thông số tinh dịch đồ chỉ ra rằng DFI tương quan nghịch với tỉ lệ di động, đặc biệt là di động tiến tới (r= -0,29; p<0,05) và không có tương quan với mật độ (r= 0,01; p=0,012) cũng như hình dạng tinh trùng (r= - 0,07; p= 0,019). Đánh giá lên kết cục phôi học và điều trị cho thấy không có mối tương quan giữa DFI với tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ hình thành phôi nang và tỉ lệ thai của bệnh nhân.

Nghiên cứu này cho thấy tuổi tác có thể làm tăng phân mảnh DNA tinh trùng, chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng tỉ lệ nghịch với tỉ lệ tinh trùng di động tiến tới và DFI cao không ảnh hưởng đến kết quả ICSI cũng như kết quả thai của bệnh nhân trong chu kỳ xin noãn.

Nguồn: The impact of sperm DNA fragmentation on ICSI outcome in cases of donated oocytes. Archives of Gynecology and Obstetrics. 10.1007/s00404-019-05133-9 2019.
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Indochine Palace, TP Huế, chiều thứ sáu 9.8.2024 (14:20 - 17:30)

Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời tác giả gửi bài cộng tác trước 15.12.2024

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK