Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 06-04-2020 9:21am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
Hồ Lan Trâm – Chuyên viên phôi học IVFMD Tân Bình.

Hiện nay, sinh thiết tế bào lá nuôi phôi (TE) và sàng lọc di truyền để phát hiện thể lệch bội (PGT-A) đã được chứng minh giúp cải thiện kết quả điều trị trong các nghiên cứu RCT. Về thời điểm sinh và các phương pháp chẩn đoán di truyền đến nay đã có nhiều cải tiến, tuy nhiên, về kỹ thuật sinh thiết vẫn chưa được quan tâm nhiều. Hiện tại, có 2 quy trình sinh thiết TE đã được công bố như sau:
-          Trong quy trình 1, màng zona (ZP) làm thủng vào ngày 3 và tiếp tục nuôi cấy đến giai đoạn phôi nang. Vào ngày 5, các tế bào TE thoát từ lỗ trên ZP sẽ được sinh thiết. Phôi chậm (phôi dâu và phôi nang giai đoạn sớm - EB) tiếp tục được nuôi cấy và sinh thiết 24 giờ sau. Một số phòng thí nghiệm có thể lựa chọn chọc thủng ZP ở giai đoạn hợp tử trong quá trình kiểm tra thụ tinh hoặc vào ngày 4 của giai đoạn phôi dâu/EB để có thể quan sát ICM tiền trưởng thành.
-          Trong quy trình 2, phôi được nuôi cấy đến giai đoạn phôi nang, tiếp đó, ZP được tạo lỗ thủng và việc sinh thiết TE sẽ được tiến hành ở phía đối diện ICM để tránh làm tổn thương ICM. Một số phòng thí nghiệm sẽ tạo lỗ thủng trên ZP trước, sau đó tiếp tục nuôi cấy trong vài giờ. Điều này làm cho các tế bào TE sẽ thoát màng ở vị trí ZP thủng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh thiết.
 

Hiện nay, các phòng thí nghiệm có thể lựa chọn 1 trong 2 quy trình trên để thực hiện vì hiện tại không có nhiều công bố so sánh dữ liệu. Trong một nghiên cứu gần đây được đăng vào 3/2020, Rubino P và cs đã tiến hành đánh giá các kết quả lâm sàng để so sánh hiệu quả 2 quy trình sinh thiết phôi nang đã đề cập. Đây là nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu được thực hiện từ 10/2016-11/2017 trên 1670 chu kỳ chuyển phôi trữ kết hợp PGT-A theo 2 quy trình trên. Kết quả lâm sàng thu nhận được so sánh bao gồm: tỷ lệ sống sót sau rã (SR), tỷ lệ thai lâm sàng (CPR), tỷ lệ làm tổ (IR) và tỷ lệ sinh sống (LBR).

Kết quả nghiên cứu:
- Số chu kỳ FET thực hiện quy trình 1 và 2 đều là 835, chỉ những chu kỳ FET có phôi nang nguyên bội không thấp hơn 4BB mới được đưa vào đánh giá và các chu kỳ ít hơn 5 noãn sẽ được loại ra không đánh giá.
- Các kết cục SR, CPR, IR, LBR cao hơn có ý nghĩa thống kê ở các chu kỳ FET với phôi được sinh thiết bằng quy trình 2: hỗ trợ thoát màng và sinh thiết ở giai đoạn phôi nang. Có 4 trường hợp song thai được báo cáo khi sử dụng quy trình 1.

Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy việc sử dụng các quy trình sinh thiết phôi nang khác nhau có khả năng tác động lên các kết quả lâm sàng. Hạn chế của nghiên cứu này là thiết kế hồi cứu, những kết quả này nên được xác nhận bằng một nghiên cứu tiến cứu.
 
Nguồn: Trophectoderm biopsy protocols can affect clinical outcomes: time to focus on the blastocyst biopsy technique. Rubino P, Tapia L, Ruiz de Assin Alonso R, Mazmanian K, Guan L, Dearden L, Thiel A, Moon C, Kolb B. Fertil Steril. 2020 Mar 20. doi: 10.1016/j.fertnstert.2019.12.034.
 
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Indochine Palace, TP Huế, chiều thứ sáu 9.8.2024 (14:20 - 17:30)

Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời tác giả gửi bài cộng tác trước 15.12.2024

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK