Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 01-04-2020 3:55pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH. Nguyễn Thị Ngọc Huệ - IVFMD Bình Dương

Vô tinh do tắc được định nghĩa là sự vắng mặt của tinh trùng trong tinh dịch mặc dù nam giới có khả năng sinh tinh bình thường (Karen Baker, 2013). Việc thu nhận tinh trùng từ thủ thuật ở nam giới vô tinh do tắc (Obstructive Azoospermia - OA) được xem là kỹ thuật phổ biến trong hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên, kỹ thuật nào hiệu quả hơn để chỉ định cho nam giới OA trong chu kì thụ tinh trong ống nghiệm vẫn còn tranh cãi, trong đó có kỹ thuật hút tinh trùng từ mào tinh - MESA (microsurgical epididymal sperm aspiration) và phân lập tinh trùng từ mô tinh hoàn - TESE (testicular sperm extraction). Bên cạnh kết quả từ các nghiên cứu so sánh tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ thai cho thấy tinh trùng thu nhận từ kỹ thuật MESA cao hơn so với tinh trùng thu nhận từ kỹ thuật TESE (Palermo GD, 1999), một phân tích tổng hợp trên 10 nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ thai giữa hai nhóm MESA và TESE ở nam giới OA (Nicopoullos JD, 2004). Ngoài ra, mối tương quan giữa tỉ lệ phân mảnh DNA tinh trùng giữa hai nguồn gốc tinh trùng cũng được quan tâm. Nghiên cứu của Hammoud I đánh giá tỉ lệ phân mảnh DNA tinh trùng thu nhận ở tinh hoàn cho thấy tính toàn vẹn của DNA tinh trùng cao hơn tinh trùng từ mào tinh (Hammoud I, 2017). Hiện tại, hiệu quả của việc sử dụng tinh trùng từ MESA và TESE cho kết quả tốt hơn vẫn còn chưa đồng nhất. Các nghiên cứu đánh giá đến giai đoạn phôi nang và tỉ lệ trẻ sinh sống vẫn còn hạn chế, do đó Scott J Morin và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu này nhằm so sánh hiệu quả của ICSI khi sử dụng tinh trùng từ MESA hoặc TESE.

Đây là một nghiên cứu hồi cứu dữ liệu từ năm 2012 đến năm 2016 trên 169 bệnh nhân được chỉ định MESA (n=76) và TESE (n=93) kết hợp ICSI. Tất cả phôi trong nghiên cứu được nuôi cấy đến giai đoạn phôi nang, phôi được đông lạnh hoặc chuyển phôi tươi tùy vào chất lượng phôi.

Kết quả cho thấy tỉ lệ thụ tinh khi sử dụng kỹ thuật MESA cao hơn so với TESE (tương ứng 78,3% và 71,5%, p<0,01). Tương tự, tỉ lệ hình thành phôi nang ở nhóm MESA là 58,6%, cao hơn đáng kể so với nhóm TESE là 49,3%, p<0,01. Tỉ lệ trẻ sinh sống sau lần chuyển phôi đầu tiên không khác biệt ở hai nhóm, tương ứng 48,6% ở nhóm MESA và 50,5% ở nhóm TESE, p=0,77.

Như vậy, các kết quả từ nghiên cứu cho thấy tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ hình thành phôi nang ở nhóm tinh trùng từ MESA cao hơn đáng kể so với nhóm tinh trùng từ TESE. Không có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ trẻ sinh sống sau lần chuyển phôi đầu tiên ở cả hai nhóm.

Nguồn: Scott J Morin và cs., (2020). A comparison of the relative efficiency of ICSI and extended culture with epididymal sperm versus testicular sperm in patients with obstructive azoospermia, Asian Journal of Andrology. DOI:10.4103/aja.aja_58_19.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Indochine Palace, TP Huế, chiều thứ sáu 9.8.2024 (14:20 - 17:30)

Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời tác giả gửi bài cộng tác trước 15.12.2024

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK