Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 01-04-2020 3:54pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH. Huỳnh Trọng Kha – IVFMD Tân Bình

Sự ra đời và dần hoàn thiện của kỹ thuật trữ mô buồng trứng đã giúp cho nhiều bệnh nhân suy buồng trứng sớm, bệnh nhân ung thư và nhiều trường hợp khác có cơ hội được làm mẹ sinh học với chính nang noãn của mình. Bảo quản lạnh mô buồng trứng có thể được thực hiện bằng hai phương pháp đông lạnh chậm và thủy tinh hóa. Mặc dù đông lạnh chậm ra đời trước, với thành công là sự ra đời của 37 đứa trẻ trên toàn thế giới sau khi tái cấy ghép (Sanfilippo và cs, 2015). Tuy nhiên, đông lạnh chậm lại gặp các nhược điểm lớn là mất nhiều thời gian, sử dụng trang thiết bị đắt tiền, quy trình phức tạp. Vì thế, đến năm 2000 thì phương pháp thủy tinh hóa được áp dụng và báo cáo kết quả trên đối tượng mô buồng trứng. Với việc khắc phục những khuyết điểm của đông lạnh chậm, thủy tinh hóa dần được chú trọng và nghiên cứu sâu hơn. Trong một nghiên cứu của Sanfilippo và cộng sự (2015) tác giả tiến hành so sánh hiệu quả giữa hai phương pháp thủy tinh hóa và đông lạnh chậm trên mô buồng trứng người.

Nghiên cứu tiến hành từ 1/10/2013 đến 1/5/2014 trên mô buồng trứng thu từ 5 bệnh nhân chuẩn bị điều trị khối u, tuổi trung bình 28.0 ± 1.1 tuổi. Mô buồng trứng được thu với kích thước 1x1x5mm và trữ lạnh theo các công thức thành công trước đó. Sau đó, mô buồng trứng sẽ được đánh giá mô học và độ phân mảnh DNA.

Kết quả thu được như sau:

- Mật độ nang giữa các nhóm không có sự khác biệt về mặt thống kê (p>0.05): thủy tinh hóa (0.6 nang/mm2), mô tươi (0.7 nang/mm2), đông lạnh chậm (0.5 nang/mm2).

- Tỉ lệ nang giữ nguyên hình thái sau đông lạnh của hai nhóm thủy tinh hóa và đông lạnh chậm lần lượt là 83.6% và 80.7% (không có sự khác biệt thống kê). Tuy nhiên, tỷ lệ nang ở trạng thái tạm ngưng hoạt động đã giảm đáng kể khi so với mô tươi (100%), tỷ lệ nang có hình thái nguyên vẹn của 2 nhóm thủy tinh hóa và đông lạnh chậm lần lượt là 84% và 80.3%.

- Tỉ lệ phân mảnh DNA của 3 nhóm mô tươi, thủy tinh hóa, đông lạnh chậm lần lượt là 35%, 20.8%, 31.3% (p>0.05).

Nghiên cứu cho thấy thuỷ tinh hóa có ưu điểm là trang thiết bị đơn giản, tiết kiệm thời gian, chi phí thấp, kĩ thuật đơn giản. Đặc biệt, tỉ lệ tổn thương tế bào tương đối thấp do thủy tinh hóa hạn chế sự hình thành tinh thể đá. Vì vậy, mặc dù ra đời sau, nhưng hiệu quả của nó đã dần được chứng minh và được làm sáng tỏ.

Nguồn: Sanfilippo S, Canis M, Smitz J, et al. Vitrification of human ovarian tissue: a practical and relevant alternative to slow freezing. Reprod Biol Endocrinol. 2015;13:67. Published 2015 Jun 25. doi:10.1186/s12958-015-0065-5.
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Indochine Palace, TP Huế, chiều thứ sáu 9.8.2024 (14:20 - 17:30)

Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời tác giả gửi bài cộng tác trước 15.12.2024

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK