Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 28-02-2020 1:38pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH. Trịnh Thị Thùy Trang - IVFVH
 
U xơ cơ tử cung (UFs - uterine fibroids; leiomyoma) là khối u lành tính phổ biến nhất của phụ nữ ở độ tuổi sinh sản. Các khối u này xảy ra ở khoảng 77% phụ nữ ở độ tuổi 50 và được biểu hiện lâm sàng ở 25% - 50% phụ nữ. Mặc dù lành tính, những khối u này có thể gây ra một số triệu chứng như xuất huyết tử cung bất thường, thiếu máu, đau vùng chậu, vô sinh và biến chứng sản khoa. UFs ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của nhiều phụ nữ và mang lại gánh nặng tài chính lớn, ước tính khoảng 34 tỷ đô la chỉ riêng ở Hoa Kỳ.

Các bệnh do UFs gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến phụ nữ thuộc tất cả các dân tộc, nhưng ảnh hưởng không tương xứng đến phụ nữ Mỹ gốc Phi. Những phụ nữ này có tỷ lệ mắc cao hơn gấp ba lần và có nguy cơ mắc UFs cao hơn so với phụ nữ da trắng. Mặc dù các nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác biệt này không hoàn toàn rõ ràng, các nghiên cứu cho thấy thiếu vitamin D là một yếu tố đóng góp chính. Phụ nữ Mỹ gốc Phi có nguy cơ thiếu vitamin D cao gấp 10 lần so với phụ nữ da trắng. Những phát hiện này, vitamin D3 và các chất tương tự đã ngăn chặn hiệu quả sự tăng trưởng của UFs trên mô hình động vật, có thể đưa ra các lựa chọn đầy hứa hẹn để phòng ngừa và điều trị sớm UFs.

Hiện tại cơ chế bệnh sinh của UFs là không rõ ràng. Cho đến nay, các đột biến MED12 là phổ biến nhất, chiếm khoảng 80% UFs. Một số yếu tố có thể gây ra sự mất ổn định bộ gen và do đó chuyển đổi các tế bào gốc cơ tử cung bình thường thành các tế bào u xơ, bao gồm thiếu vitamin D thông qua việc gây tổn thương DNA. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra vai trò quan trọng của vitamin D trong sự hình thành u xơ, với các khối u riêng lẻ biểu hiện thụ thể vitamin D ít hơn so với mô khỏe mạnh liền kề, làm cho thiếu vitamin D là yếu tố nguy cơ quan trọng nhưng có thể phòng ngừa được.

Về vấn đề này, lần đầu tiên, Corachán và cộng sự đã cho thấy hiệu quả của việc điều trị vitamin D ngắn hạn và dài hạn đối với các mô u xơ ở người trong mô hình động vật. Nghiên cứu rất đáng khích lệ và cho thấy rằng điều trị ngắn hạn vitamin D duy trì kích thước u xơ và ngăn ngừa sự tăng trưởng so với nhóm đối chứng. Điều thú vị là việc điều trị lâu dài có thể thu nhỏ kích thước khối u như đã thấy về mặt vĩ mô và sử dụng chụp positron cắt lớp và / hoặc chụp cắt lớp vi tính. Ở cấp độ phân tử, các nhà nghiên cứu cho thấy rằng điều trị bằng vitamin D có thể làm giảm biểu hiện của các protein liên quan đến chất nền ngoại bào như collagen-1 và PAI-1, cũng như yếu tố tăng trưởng biến đổi cytokine. Ngoài ra, vitamin D gây ra apoptosis tế bào u xơ thông qua việc cảm ứng phân tách caspase 3.
Mặc dù phẫu thuật cắt tử cung vẫn là phương pháp điều trị duy nhất cho UFs, nhưng nó rất tốn kém, xâm lấn và không áp dụng cho tất cả phụ nữ, vì ảnh hưởng đến khả năng sinh con trong tương lai.

Các phương pháp điều trị dược lý hiện có cho UFs bao gồm các bộ điều biến thụ thể progesterone chọn lọc, như ulipristal acetate được phê duyệt ở châu Âu, Canada và Vilaprisan vẫn đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng. Thuốc đối kháng hormone giải phóng gonadotropin đường uống, như Elagolix, Linzagolix và Relugolix, vẫn đang được nghiên cứu như là liệu pháp chống UFs tiềm năng. Đáng chú ý, các lựa chọn trên đều có thể ảnh hướng không tốt lên khả năng sinh sản và chỉ được thử nghiệm trong thời gian ngắn (1 năm), để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra đôi khi cần kết hợp với liệu pháp bổ sung nội tiết tố nếu thời gian điều trị dài hơn dự tính.

Các liệu pháp dài hạn nhằm mục đích giảm kích thước UFs và giảm các triệu chứng phổ biến đang được tích cực tìm hướng giải quyết. Lý tưởng nhất là những lựa chọn này không nên ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai và an toàn cũng như mang lại hiệu quả về khoản chi phí. Các hợp chất tự nhiên như vitamin D và chiết xuất trà xanh có thể đáp ứng các yêu cầu này.

Để tìm ra các công dụng lâm sàng của vitamin D ở bệnh nhân mắc UFs, một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có kiểm soát giả dược được thiết kế tốt là rất cần thiết để xác nhận bằng chứng hỗ trợ từ các nghiên cứu lâm sàng thử nghiệm tiền lâm sàng. Nếu hiệu quả được chứng minh, việc bổ sung vitamin D3 sẽ giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân mắc UFs, vì đây là một biện pháp can thiệp chi phí thấp có khả năng giúp giảm gánh nặng của căn bệnh này ở các nơi có nền kinh tế chậm phát triển như châu Phi cận Sahara. Ngoài ra, bổ sung vitamin D có thể cung cấp các lựa chọn điều trị dự phòng ở phụ nữ bị UFs tái phát cũng như ở phụ nữ có triệu chứng (có nguy cơ) kể từ khi có kinh. Tuy nhiên, một số yếu tố phải được xem xét khi thiết kế thử nghiệm. Chúng bao gồm liều cần thiết, đặc biệt là ở phụ nữ béo phì, vì béo phì là yếu tố nguy cơ của UFs và vitamin D là vitamin tan trong chất béo và phụ nữ thiếu vitamin D cần bổ sung lượng dự trữ cho cơ thể. Ngoài ra, nồng độ canxi huyết thanh cần được theo dõi để đảm bảo an toàn.

Tóm lại, UFs vẫn là một vấn đề sức khỏe quan trọng đối với nhiều phụ nữ, với tác động không đồng nhất đối với phụ nữ da màu. Khi có các lựa chọn dược phẩm, các hợp chất tự nhiên cũng cần được xem xét để điều trị UFs. Vitamin D có thể sẵn sàng cho các thử nghiệm lâm sàng ở người để thiết lập sự an toàn và hiệu quả lâm sàng.


Nguồn: Mohamed Ali, Lillian Prince, Ayman Al-Hendy. Vitamin D and uterine fibroids: preclinical evidence is in; time for an overdue clinical study! Fertility and Sterility 2020. Volume 113, Issue 1, Pages 89–90.
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Indochine Palace, TP Huế, chiều thứ sáu 9.8.2024 (14:20 - 17:30)

Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời tác giả gửi bài cộng tác trước 15.12.2024

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK