Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 21-02-2020 12:50pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH. Nguyễn Thị Ngọc Huệ - IVFMD Bình Dương

Vitamin D là một hormone steroid hòa tan trong chất béo, đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng nội môi Canxi - Phosphate (Ca-P) và chuyển hóa xương. Nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu là từ ánh sáng mặt trời, chỉ một lượng nhỏ vitamin D từ chế độ dinh dưỡng. Vitamin D có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển của noãn, sản xuất hormone steroid của buồng trứng và chức năng nhau thai. Thiếu vitamin D được xem là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, béo phì, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, tăng huyết áp thai kì và tiền sản giật (Rosen CJ, 2012). Nhiều nghiên cứu đã tiến hành đánh giá mối tương quan giữa nồng độ vitamin D và kết quả lâm sàng trong hỗ trợ sinh sản. Các kết quả cho thấy vitamin D có thể cải thiện kết quả trong chu kì hỗ trợ sinh sản, một số khác cho rằng không có mối tương quan giữa vitamin D và kết quả hỗ trợ sinh sản. Vì vậy, vai trò thật sự của vitamin D trong ART còn chưa rõ ràng. Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá mối tương quan giữa nồng độ vitamin D trong máu và kết quả điều trị ART.

Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu được thực hiện từ ngày 1-1-2017 đến 31-12-2017 trên 848 bệnh nhân và được chia thành 4 nhóm: nhóm 1 có nồng độ vitamin D trung bình 9.04 ng/ml (n=216), nhóm 2 có nồng độ vitamin D trung bình 13.67 ng/ml (n=210), nhóm 3 có nồng độ vitamin D trung bình 16,2 ng/ml (n=211), nhóm 4 có nồng độ vitamin D trung bình 23,22 ng/ml (n=211).

Kết quả cho thấy nồng độ vitamin D trung bình là 15,25 ng/ml và nồng độ vitamin D của dịch nang (FF) có tương quan thuận với nồng độ vitamin D trong máu (r=0,85, p<0,001). Các nồng độ vitamin D của FF cao hơn đáng kể so với nồng độ vitamin D trong máu (p<0,001). Tỉ lệ thụ tinh bình thường ở 4 nhóm có sự khác biệt đáng kể (p=0,007). Trong đó, nhóm bệnh nhân có nồng độ viatmin D trong máu cao nhất có tỉ lệ thụ tinh cao nhất. Tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ làm tổ và tỉ lệ trẻ sinh sống không có sự khác biệt đáng kể giữa 4 nhóm. Ngoài ra, nồng độ vitamin D trong máu cao hơn đáng kể ở những bệnh nhân IVF so với bệnh nhân R-ICSI (p=0,013).

Như vậy, đối với nhóm bệnh nhân nữ được nghiên cứu tại Trung Quốc, nồng độ vitamin D thấp có tương quan với tỉ lệ thụ tinh thấp trong IVF, tuy nhiên không liên quan đến tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ trẻ sinh sống sau IVF.
 
Nguồn: Xuemei Liu và cs., (2019). Effect of vitamin D status on normal fertilization rate following in vitro fertilization, Reproductive Biology and Endocrinology. DOI: 10.1186/s12958-019-0500-0

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Indochine Palace, TP Huế, chiều thứ sáu 9.8.2024 (14:20 - 17:30)

Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời tác giả gửi bài cộng tác trước 15.12.2024

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK