Tin tức
on Wednesday 19-02-2020 9:34am
Danh mục: Tin quốc tế
BS. Trần Thị Thu Vân – Bệnh viện Mỹ Đức
Trong quá trình kích thích buồng trứng (KTBT) làm thụ tinh trong ống nghiệm, hCG (Human Chorionic Gonadotropin) thường được sử dụng để thay thế giúp tạo đỉnh LH và khởi động trưởng thành noãn. Các quá trình như hoàng thể hóa, phát triển khối phức hợp cumulus, tái hoạt giảm phân sẽ diễn ra từ khi trigger bằng hCG cho đến thời điểm chọc hút noãn, vì vậy xác định khoảng thời gian này vô cùng quan trọng. Theo các nghiên cứu sinh lý học, sự phóng noãn diễn ra vào bất kì thời điểm nào từ 24 đến 56 giờ, trung bình 32 giờ sau tăng LH. Nader và cộng sự nghiên cứu về dược động học hCG cho thấy sự phóng noãn có thể diễn ra sớm khoảng từ 35 đến 36 giờ. Khoảng thời gian này càng dài càng làm tăng sự phát triển khối phức hợp cumulus, tăng tỉ lệ trưởng thành noãn và chất lượng giao tử. Tuy nhiên, quan điểm hiện nay giữa các trung tâm trên thế giới vẫn chưa được thống nhất.
Chính vì vậy, Wei Wang và cộng sự thực hiện nghiên cứu phân tích gộp nhằm trả lời câu hỏi: “Có phải thời gian từ lúc trigger và chọc hút càng dài thì càng cải thiện kết cục lâm sàng trong hỗ trợ sinh sản?”. Nghiên cứu phân tích gộp được thực hiện theo hướng dẫn PRISMA, dữ liệu được tìm kiếm trên Pubmed, EMBASE, Cochrane Library, Science Citation Index, Chinese biomedicine (CBM) literature database, và Chinese Journal Full-text Database với từ khóa chính “human chorionic gonadotropin” và “interval”. Nhóm nghiên cứu tìm được tổng cộng 326 công trình nghiên cứu có liên quan và cuối cùng có 5 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng thỏa tiêu chuẩn nhận loại. Các thử nghiệm lâm sàng này đều chia bệnh nhân thành 2 nhóm: khoảng cách từ lúc trigger đến lúc chọc hút noãn dài (> 36 giờ) và ngắn (< 36 giờ).
Sau khi phân tích từ 895 bệnh nhân, nghiên cứu đưa ra kết quả như sau: tỉ lệ noãn trưởng thành được xác định khi xuất hiện thể cực thứ nhất cao hơn ở nhóm > 36 giờ ((RR, 0.67; KTC 95% 0.62–0.73; I2=33%). Ngoài ra, không có sự khác biệt có ý nghĩa ở tỉ lệ thụ tinh bình thường xuất hiện 2 tiền nhân (RR, 0.99; KTC 95%, 0.94–1.04; I2=47%), tỉ lệ phôi làm tổ (RR, 0.91; KTC 95%, 0.40–2.04; I2=58%), tỉ lệ thai lâm sàng khi thấy túi thai trong tử cung trên siêu âm (RR, 0.79; 95% CI, 0.58–1.08; I2=18%) ở cả 2 nhóm.
Khoảng thời gian từ lúc trigger đến khi chọc hút noãn có thể quyết định mức độ trưởng thành của nhân và tế bào chất. Khoảng thời gian này càng dài, càng làm tăng sự ảnh hưởng nội bào dẫn đến noãn trưởng thành hoàn chỉnh, kết quả tạo được hợp tử 2 tiền nhân bình thường và phôi chất lượng tốt. Ngoài ra, chọc hút noãn trưởng thành dễ dàng hơn vì khi đó khối noãn được tách ra khỏi thành nang.
Tóm lại, tỉ lệ trưởng thành noãn tăng khi kéo dài khoảng cách từ lúc trigger đến lúc chọc hút noãn > 36 giờ. Mặc dù tỉ lệ thụ tinh, phôi làm tổ, thai lâm sàng không có sự khác biệt giữa 2 nhóm nhưng vì cỡ mẫu nhỏ nên trong tương lai cần thêm nhiều thử nghiệm lâm sàng lớn, đa trung tâm về vấn đề này.
Nguồn: Wang W, Zhang X-H, Wang W-H, Liu Y-L, Zhao L-H, Xue S-L, Yang K-H. The time interval between hCG priming and oocyte retrieval in ART program: a meta-analysis. J Assist Reprod Genet 2011;28(10):901–10.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sinh con bằng phương pháp trưởng thành noãn trong ống nghiệm (IVM) kết hợp tiền nuôi cấy (pre-IVM) ở những phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 19-02-2020
Số lượng tế bào Natural killer ở niêm mạc tử cung không dự đoán sự làm tổ thành công ở nhóm thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 12-02-2020
Tinh trùng thu nhận từ mô tinh hoàn tốt hơn tinh trùng xuất tinh khi thực hiện ICSI ở nhóm cryptozoospermia: Nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 12-02-2020
Nồng độ hormone anti-Müllerian (AMH) của dịch nang tương ứng với noãn chọc hút dự đoán tốt trẻ sinh sống khi chuyển đơn phôi tươi - Ngày đăng: 12-02-2020
Chuẩn bị tâm lý để đối đầu với thất bại khi điều trị hiếm muộn - Ngày đăng: 12-02-2020
Mối tương quan giữa tuổi tác và tính toàn vẹn DNA tinh trùng - Ngày đăng: 12-02-2020
Béo phì và sự thay đổi biểu hiện của hệ protein ở nam giới - Ngày đăng: 12-02-2020
Không phải quy trình IVF mà tình trạng vô sinh mới liên quan đến trạng thái thần kinh của trẻ 9 tuổi - Ngày đăng: 12-02-2020
Vô sinh nam và dị tật bẩm sinh ở trẻ sinh ra sau IVF và ICSI - Ngày đăng: 13-02-2020
Mối liên quan giữa tiền sử sẩy thai và kết cục chuyển phôi nguyên bội - Ngày đăng: 12-02-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK