Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 23-01-2018 11:39pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
Bs. Lê Tiểu My

Mỗi năm, vẫn còn khoảng 1 triệu trẻ tử vong vì sinh non. Chính vì con số gây ám ảnh này mà những biện pháp cải thiện kết cục của những trường hợp sinh non vẫn liên tục được nghiên cứu, trong đó vẫn nhằm mục tiêu chính là giảm thiểu tử vong. Một trong những phương pháp đó là kẹp dây rốn muộn. Phương pháp này được cho rằng có thể tăng thể tích máu từ nhau thai cho trẻ vừa sinh ra.


Trước đây, kẹp dây rốn sớm thường được áp dụng trong thực hành lâm sàng vì cho rằng càng trì hoãn thời gian kẹp rốn càng gây hạ thân nhiệt, vàng da, gây đa hồng cầu. Trái lại, một số nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng (RCT) ở nhóm trẻ sinh non trước 37 tuần cho thấy trì hoãn kẹp rốn giúp cải thiện huyết áp, giảm tỷ lệ truyền máu, giảm xuất huyết não thất, viêm ruột hoại tử và nhiễm trùng.

Hiện nay, thời gian trì hoãn kẹp rốn khác nhau ở nhiều khuyến cáo khác nhau, >30 giây, 30 - 60 giây, ít nhất 60 giây, 30 – 80 giây…

Một tổng quan hệ thống và phân tích gộp so sánh giữa kẹp dây rốn sớm và muộn một lần nữa khẳng định lợi ích của kẹp dây rốn muộn, đặc biệt trên nhóm trẻ sinh non.

Tổng cộng 18 RCT – bao gồm 2834 trẻ sơ sinh -  so sánh kẹp dây rốn sớm và muộn được phân tích. Khoảng thời gian trì hoãn kẹp dây rốn là > 60 giây. Kết quả cho thấy:
  • Kẹp dây rốn muộn giảm tỷ lệ tử vong tại viện (RR 0,68; 95% CI, 0,52 – 0,9)
  • 03 nghiên cứu trên gần 1000 trẻ sinh non < 28 tuần giảm tỷ lệ tử vong nếu kẹp dây rốn muộn (RR 0,7; 95% CI, -0,09 đến -0,01)
  • Phân tích phân nhóm phụ cho thấy kẹp dây rốn muộn còn giảm chỉ số Apgar thấp ở 1 phút (nhưng không cải thiện ở 5 phút).
  • Kẹp dây rốn muộn không giảm tỷ lệ đặt nội khí quản để hồi sức sơ sinh, thở máy, xuất huyết não thất, tổn thương não, bệnh phổi mãn tính, tồn tại ống động mạch, viêm ruột hoại tử, nhiễm trùng muộn hay bệnh lý võng mạc do non tháng.
  • Kẹp dây rốn muộn tăng Hct 2,73% (95% CI, 1,94 – 3,52; p<0,00001); giảm truyền máu sơ sinh khoảng 10% (95% CI, 6 – 13%; p<0,0001)
  • Nguy cơ có thể của kẹp dây rốn muộn là đa hồng cầu và tăng billirubin.
Tổng quan hệ thống này cho thấy bằng chứng tin cậy về lợi ích của kẹp dây rốn muộn. Kết quả này củng cố cho những hướng dẫn thực hành hiện nay, đặc biệt là trên nhóm trẻ sinh non.

Nguồn: Delayed vs early umbilical cord clamping for preterm infants: a systematic review and meta – analysis. American Journal of Obstetrics and Gynecology, January 2018.

Các tin khác cùng chuyên mục:
Quản lý thai kỳ sau vỡ tử cung - Ngày đăng: 08-01-2018
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK