Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 08-01-2018 10:38am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
 
Tỷ lệ vỡ tử cung theo một khảo sát đánh giá những trường hợp sau mổ lấy thai khoảng 0,5 – 0,9%. Đứng trước một bệnh nhân có tiền sử vỡ tử cung, các nhà lâm sàng thường nghĩ “mổ lấy thai sớm để tránh vỡ tử cung lần nữa đáng hơn là thai non tháng”. Nhưng khi xác định thời điểm lý tưởng để chấm dứt thai kỳ, vẫn còn một số câu hỏi rất khó.
 
1. Cần đánh giá như thế nào trước bệnh nhân đã từng vỡ tử cung?Nên ghi nhận đầy đủ tiền sử Sản khoa, bệnh sử của lần vỡ tử cung trước đó. Những chi tiết cần lưu ý bao gồm tuổi thai tại thời điểm vỡ tử cung, có xảy ra trước chuyển dạ hay không. Tường trình phẫu thuật nên mô tả vị trí và phạm vi của tổn thương vỡ.


 
2. Nên tư vấn gì cho bệnh nhân dựa trên bằng chứng hiện có? Tổng quan y văn từ năm 1972 đến 2005 về 84 thai kỳ có tiền sử vỡ tử cung trước đó, có 80 trường hợp mổ lấy thai và 4 trường hợp sanh ngả âm đạo. Tỷ lệ vỡ tử cung tái phát là 4,7%, ¾ trường hợp vỡ đoạn trên sẹo cũ. Để giảm nguy cơ suy hô hấp sơ sinh, bệnh nhân được chỉ định nhập viện theo dõi và sử dụng corticosteroid trước, tuổi thai lúc sinh khoảng 36-37 tuần.

Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu so sánh phụ nữ tiền sử vỡ tử cung và nhóm thai phụ mổ lấy thai không có tiền sử vỡ tử cung từ năm 1988 đến 2011. Trên tổng số 34601 thai phụ đơn thai mổ lấy thai, có 0,1% (n=46) đã từng vỡ tử cung trước đó. Tỷ lệ vỡ tử cung tái phát là 15%, nhưng không ghi nhận tuổi thai, vị trí sẹo cũ và giai đoạn chuyển dạ tại thời điểm vỡ tử cung lần nữa. Khi so sánh với nhóm bệnh nhân không có tiền sử vỡ tử cung, những nguy cơ liên quan vỡ tái phát bao gồm sanh non, nhiễm trùng vết mổ, rách cổ tử cung, nứt tử cung, thai kỳ ngay sau vỡ tử cung.

Một nghiên cứu hồi cứu bằng bảng phỏng vấn những bệnh nhân tiền sử vỡ tử cung từ năm 2005 đến 2013 tại Mỹ kết luận, mổ lấy thai chủ động trước thời điểm vào chuyển dạ cho kết quả khả quan hơn những lựa chọn khác.

Dựa trên những bằng chứng còn hạn chế, các bác sĩ lâm sàng cần đánh giá những bệnh nhân tiền sử mổ lấy thai trước đó giống như một bệnh nhân từng vỡ tử cung. Những bệnh nhân này đều cần quản lý giống nhau nhằm mục tiêu cân bằng giữa nguy cơ vỡ tử cung và nguy cơ thai non tháng.

3. Đâu là giải pháp hợp lý?
Ở những bệnh nhân tiền sử vỡ tử cung, nguy cơ vỡ tử cung tái phát khoảng 4 – 32%, những nghiên cứu thiết kế tốt hơn cho tỷ lệ khoảng 4 – 15%. Vì nguy cơ vỡ tử cung tăng cao khi chuyển dạ nên phụ nữ tiền sử vỡ tử cung không nên ưu tiên lựa chọn theo dõi sanh ngả âm đạo. Dù cần nhiều dữ liệu hơn nữa để thiết lập các hướng dẫn thực hành lâm sàng, quan điểm mổ lấy thai ở tuần thai 36-37 tuần là một lựa chọn hợp lý. Nếu có kế hoạch mổ lấy thai chủ động nên chỉ định corticosteroid hỗ trợ trước sinh nhằm giảm nguy cơ trẻ suy hô hấp sau sinh.

BS. Lê Tiểu My
Nguồn: Nicole A. Larrea, Torri D. Metz. Clinical Conundrums Pregnancy after uterine rupture. Obstetrics and Gynecology 2018. 
 
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sinh non làm tăng nguy cơ suy tim - Ngày đăng: 30-12-2017
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK