Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 08-01-2018 10:31am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
Antimullerian hormone (AMH) là một glycoprotein dimeric được sản xuất bởi tế bào hạt của buồng trứng. Ban đầu người ta nghĩ rằng nồng độ AMH ổn định trong suốt thai kỳ, tuy nhiên hiện nay người ta biết rằng AMH giảm nhanh vào khoảng từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 15 của thai kỳ. Thời điểm giảm của AMH này liên quan đến hai sự kiện quan trọng trong thai kỳ: pha hình thành bánh nhau thứ hai và sự chuyển dạng của chiều dài cổ tử cung. Tốc độ giảm của AMH vào thời điểm này cùng với sự gia tăng nhanh chóng trở lại của nó xung quanh thời điểm sinh khiến người ta nghĩ rằng AMH bị ức chế là kết quả của sự “giao tiếp” sinh lý giữa bánh nhau và buồng trứng. Sự thay đổi nồng độ AMH trong thai kỳ có thể liên quan đến nhu cầu sản xuất progesterone gia tăng khi quá trình nhau hoá bị cản trở, khiến AMH có khả năng trở thành một chỉ dấu sinh học hữu dụng để đánh giá sức khoẻ nhau thai.



Một nhóm tác giả thuộc Bệnh viện Đại học Iowa và Massachusetts đã thực hiện một nghiên cứu nhằm xác định mối liên quan giữa sinh non với nồng độ AMH riêng lẻ hoặc kết hợp với các chỉ dấu khác thường được đo lường trong quá trình tầm soát lệch bội trước sinh. Đây là một nghiên cứu bệnh chứng hồi cứu. Những thai phụ ở Iowa được tầm soát lệch bội trước sinh sau đó sinh ở Iowa, bao gồm những phụ nữ sinh trước 37 tuần tuổi và nhóm chứng sinh vào thời điểm 37 tuần trở lên. Kết cục chính của nghiên cứu là tỉ lệ sinh non.

Có 112 thai phụ trong nhóm bệnh và nhóm chứng. Tuổi thai lúc sinh trung bình giữa 2 nhóm lần lượt là 34 ± 2,9 tuần so với 38,7 ± 1 tuần. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt AMH không có liên quan đến sinh non khi được phân tích riêng lẻ, nhưng có mối liên quan có ý nghĩa thống kê sau khi điều chỉnh nồng độ alpha fetoprotein trong huyết thanh của mẹ và sự thay đổi cân nặng của mẹ giữa tam cá nguyệt một và hai. Sau khi phân tích phân tầng theo nồng độ AFP, hầu hết nguy cơ của sinh non được xác định ở những phụ nữ có nồng độ AFP > 1 MoM (multiple of the median) và có nồng độ AMH không giảm trong giai đoạn sớm của thai kỳ.

Điểm mạnh của nghiên cứu theo báo cáo của các tác giả là sử dụng các mẫu máu được trữ lạnh đồng bộ và phân tích tại một lab có kiểm soát chất lượng tốt (ReproSource) với cùng quy trình phân tích, và người phân tích không biết được mẫu máu bệnh nhân thuộc nhóm nào. Điểm yếu của nghiên cứu là cỡ mẫu khá nhỏ và việc xác định tuổi thai lúc sinh chỉ dựa vào dữ liệu chứng sinh.

Nói tóm lại, nồng độ AMH không giảm trong giai đoạn sớm của thai kỳ là một dấu hiệu để xác định những thai phụ có khả năng sinh non cao hơn, đặc biệt khi nồng độ AFP của mẹ > 1 MoM. Theo dõi sự thay đổi nồng độ AMH giữa tam cá nguyệt một và hai của thai kỳ có thể giúp xác định những phụ nữ cần các liệu pháp can thiệp để phòng ngừa sinh non, chẳng hạn như sử dụng progesterone đặt âm đạo, các nhà nghiên cứu đề nghị.

Nguyễn Khánh Linh
Nguồn: Changes in antimullerian hormone levels in early pregnancy are associated with preterm birth. Fertil Steril 2015;104:347-55.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sinh non làm tăng nguy cơ suy tim - Ngày đăng: 30-12-2017
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK