Tin tức
on Monday 08-01-2018 10:30am
Danh mục: Tin quốc tế
Sự toàn vẹn DNA tinh trùng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bình thường của phôi. Tùy mức độ phân mảnh DNA tinh trùng (SDF) mà phôi thường kém phát triển hoặc có thể dẫn đến sẩy thai sớm.
Một tổng quan hệ thống gồm các bài báo công bố đến tháng 12 năm 2016 về vấn đề này đã được thực hiện. Có 5 nghiên cứu so sánh SDF giữa tinh trùng xuất tinh và tinh trùng từ tinh hoàn của 143 bệnh nhân; 4 nghiên cứu cung cấp dữ liệu về 507 chu kỳ với 3840 trứng khi thực hiện ICSI với tinh trùng từ tinh hoàn và từ xuất tinh ở bệnh nhân có SDF cao. Kết cục chính gồm mức độ SDF, tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ sinh sống. Kết cục phụ gồm tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ sẩy thai.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
+ Có sự khác biệt giữa mức SDF trung bình ở tinh trùng thu tại tinh hoàn với khi xuất tinh (8,9 ± 5,1% so với 33,4 ± 12,8%, P < 0,0001).
+ Tỉ lệ thai lâm sàng ở nhóm ICSI với tinh trùng từ tinh hoàn cao hơn so với tinh trùng từ xuất tinh, lần lượt là 50,0% và 29,4% (P < 0,001), với OR là 2,42 (95% CI 1,57 - 3,73; I2 = 34%, P < 0,001).
+ Tỉ lệ sinh sống ở nhóm ICSI với tinh trùng từ tinh hoàn cao hơn so với tinh trùng từ xuất tinh, lần lượt là 46,9% và 25,6% (P < 0,001), OR là 2,58 (95% Cl 1,54 - 4,35; I2 = 0, P < 0,001).
+ Tỉ lệ sẩy thai ở nhóm ICSI với tinh trùng từ tinh hoàn thấp hơn so với nhóm tinh trùng từ xuất tinh (9,4% so với 29,1%, P = 0,002).
+ Tỷ lệ thụ tinh: không có sự khác biệt giữa 2 nguồn thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn và sau xuất tinh (59,8% và 68,7% (P < 0,001)) nhưng có xu hướng giảm tỷ lệ thụ tinh ở nhóm tinh trùng từ tinh hoàn.
Như vậy, mức độ SDF thấp hơn rõ rệt ở tinh trùng thu nhận từ tinh hoàn so với tinh trùng thu nhận sau xuất tinh. Sử dụng kết hợp tinh trùng từ tinh hoàn để ICSI ở các cặp vợ chồng có xét nghiệm SDF cao trong tinh dịch sau xuất tinh có thể cải thiện tỷ lệ thai lâm sàng, sinh sống và giảm nguy cơ sẩy thai. Tuy nhiên, số lượng mẫu nghiên cứu vẫn còn hạn chế. Cần thêm thử nghiệm lâm sàng có đối chứng để đánh giá tỉ lệ sinh sống cộng dồn. Cần tư vấn hiệu quả chi phí và phân tích rủi ro. Đối tượng được hưởng lợi từ nghiên cứu vẫn là những trường hợp vô sinh nam có SDF cao, hoặc thất bại ICSI nhiều lần có liên quan đến SDF.
Cái Thị Diệu Ánh – Chuyên viên phôi học
Nguồn: Reproductive outcomes of testicular versus ejaculated sperm for intracytoplasmic sperm injection among men with high levels of dna fragmentation in semen: systematic review and meta-analysis. Fertil Steril 2017;108:456-67.
Một tổng quan hệ thống gồm các bài báo công bố đến tháng 12 năm 2016 về vấn đề này đã được thực hiện. Có 5 nghiên cứu so sánh SDF giữa tinh trùng xuất tinh và tinh trùng từ tinh hoàn của 143 bệnh nhân; 4 nghiên cứu cung cấp dữ liệu về 507 chu kỳ với 3840 trứng khi thực hiện ICSI với tinh trùng từ tinh hoàn và từ xuất tinh ở bệnh nhân có SDF cao. Kết cục chính gồm mức độ SDF, tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ sinh sống. Kết cục phụ gồm tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ sẩy thai.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
+ Có sự khác biệt giữa mức SDF trung bình ở tinh trùng thu tại tinh hoàn với khi xuất tinh (8,9 ± 5,1% so với 33,4 ± 12,8%, P < 0,0001).
+ Tỉ lệ thai lâm sàng ở nhóm ICSI với tinh trùng từ tinh hoàn cao hơn so với tinh trùng từ xuất tinh, lần lượt là 50,0% và 29,4% (P < 0,001), với OR là 2,42 (95% CI 1,57 - 3,73; I2 = 34%, P < 0,001).
+ Tỉ lệ sinh sống ở nhóm ICSI với tinh trùng từ tinh hoàn cao hơn so với tinh trùng từ xuất tinh, lần lượt là 46,9% và 25,6% (P < 0,001), OR là 2,58 (95% Cl 1,54 - 4,35; I2 = 0, P < 0,001).
+ Tỉ lệ sẩy thai ở nhóm ICSI với tinh trùng từ tinh hoàn thấp hơn so với nhóm tinh trùng từ xuất tinh (9,4% so với 29,1%, P = 0,002).
+ Tỷ lệ thụ tinh: không có sự khác biệt giữa 2 nguồn thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn và sau xuất tinh (59,8% và 68,7% (P < 0,001)) nhưng có xu hướng giảm tỷ lệ thụ tinh ở nhóm tinh trùng từ tinh hoàn.
Như vậy, mức độ SDF thấp hơn rõ rệt ở tinh trùng thu nhận từ tinh hoàn so với tinh trùng thu nhận sau xuất tinh. Sử dụng kết hợp tinh trùng từ tinh hoàn để ICSI ở các cặp vợ chồng có xét nghiệm SDF cao trong tinh dịch sau xuất tinh có thể cải thiện tỷ lệ thai lâm sàng, sinh sống và giảm nguy cơ sẩy thai. Tuy nhiên, số lượng mẫu nghiên cứu vẫn còn hạn chế. Cần thêm thử nghiệm lâm sàng có đối chứng để đánh giá tỉ lệ sinh sống cộng dồn. Cần tư vấn hiệu quả chi phí và phân tích rủi ro. Đối tượng được hưởng lợi từ nghiên cứu vẫn là những trường hợp vô sinh nam có SDF cao, hoặc thất bại ICSI nhiều lần có liên quan đến SDF.
Cái Thị Diệu Ánh – Chuyên viên phôi học
Nguồn: Reproductive outcomes of testicular versus ejaculated sperm for intracytoplasmic sperm injection among men with high levels of dna fragmentation in semen: systematic review and meta-analysis. Fertil Steril 2017;108:456-67.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Trứng thụ tinh bất thường vẫn có thể cho ra phôi nang và trẻ sinh sống bình thường - Ngày đăng: 02-01-2018
Số bánh nhau và tuổi thai vào thời điểm thai lưu đối với nguy cơ sinh non trong song thai: phân tích đoàn hệ các thai kỳ đa thai (STORK) - Ngày đăng: 02-01-2018
Phôi lệch bội không bị ảnh hưởng bởi chất ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc - Ngày đăng: 31-12-2017
Biến đổi động học của các phôi giai đoạn phân chia và mối liên quan với lệch bội - Ngày đăng: 30-12-2017
Trẻ sẽ có nguy cơ giảm chiều cao nếu uống sữa không phải sữa bò - Ngày đăng: 30-12-2017
Sinh non làm tăng nguy cơ suy tim - Ngày đăng: 30-12-2017
Cho con bú mẹ có thể làm giảm bớt đau mạn tính sau mổ lấy thai - Ngày đăng: 30-12-2017
Tránh nước ép trái cây cho tới 1 tuổi – khuyến cáo từ AAP - Ngày đăng: 30-12-2017
Cân nặng lúc sinh là yếu tố nguy cơ cho bệnh lý gan nhiễm mỡ ở trẻ em - Ngày đăng: 30-12-2017
Phun khí dung bằng nước muối ưu trương có hiệu quả hơn so với nước muối đẳng trương trong viêm tiểu phế quản? - Ngày đăng: 08-02-2018
Tai biến sản khoa của lạc nội mạc tử cung - Ngày đăng: 02-01-2018
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK