Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Saturday 30-12-2017 10:07am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

ThS. BS. Lê Phạm Thu Hà
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM


Các nhà nghiên cứu đã liên hệ giữa việc tiêu thụ sữa không phải sữa bò với chiều cao thấp hơn ở trẻ em.
 
Ngoài sữa mẹ với rất nhiều lợi điểm đã được chứng minh, liệu các loại sữa còn lại có hiệu quả tương đồng với nhau hay không? Một nghiên cứu mới trên hơn 5.000 trẻ em đã liên hệ việc tiêu thụ sữa không phải sữa bò với một chiều cao thấp hơn, làm gia tăng các mối lo ngại về thành phần dinh dưỡng của những sản phẩm thay thế sữa bò. Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng những trẻ tiêu thụ sữa không phải sữa bò có thể thấp hơn trung bình so với tuổi, khi so sánh với những trẻ uống sữa bò. Hơn thế nữa, nghiên cứu tiết lộ rằng lượng nhập sữa không phải sữa bò của trẻ em càng nhiều bao nhiêu, trẻ càng có nhiều khả năng thấp hơn bấy nhiêu. Tác giả chính của nghiên cứu, TS. Jonathon Maguire, của Bệnh viện St. Michael ở Canada, cùng các đồng nghiệp vừa mới báo cáo những phát hiện của họ trong tạp chí The American Journal of Clinical Nutrition.

Theo Viện Sức khoẻ Quốc gia (National Institutes of Health – NIH), lời khuyên là không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa bò, do sữa bò thiếu rất nhiều các dưỡng chất cần thiết. Hơn thế nữa, trẻ khó tiêu thụ đạm và chất béo trong sữa bò. Tuy nhiên, đối với những trẻ trên 1 tuổi, sữa bò được xem như là có lợi cho việc phát triển não và sức khoẻ xương, do thành phần chất béo, đạm và calcium cao trong sữa bò. Các nghiên cứu cũng đồng thời liên hệ giữa việc tiêu thụ sữa bò trong giai đoạn trẻ em với gia tăng chiều cao. Nghiên cứu mới ủng hộ mối liên hệ này, sau khi tìm thấy rằng những trẻ uống sữa không phải sữa bò có nhiều khả năng thấp hơn.

TS. Maguire và nhóm nghiên cứu đạt được các phát hiện của họ bằng cách phân tích dữ liệu của 5034 trẻ em từ 24 đến 72 tháng tuổi tham gia vào Nhóm nghiên cứu ứng dụng Canada cho đoàn hệ trẻ em. Các nhà nghiên cứu quan sát lượng nhập hằng ngày của sữa bò ở trẻ em, cũng như lượng nhập hằng ngày của sữa không phải sữa bò, ví dụ như sữa đậu nành và sữa hạnh nhân. Sữa bò được tiêu thụ trên một nền tảng hằng ngày ở tới 92% trẻ em, trong khi 13% trẻ em uống sữa không phải sữa bò mỗi ngày. So sánh với những trẻ tiêu thụ sữa bò, những trẻ uống sữa không phải sữa bò thấp hơn so với trung bình theo tuổi; cho mỗi cốc 250 ml sữa không phải sữa bò, trẻ thấp hơn trung bình 0,4 cm. Tuy nhiên, cho mỗi cốc sữa bò tiêu thụ mỗi ngày, trẻ cao hơn trung bình 0,2 cm. Nhóm nghiên cứu xác định một sự khác biệt chiều cao là 1,5 cm cho một trẻ 3 tuổi đã uống 3 cốc sữa không phải sữa bò mỗi ngày với một trẻ 3 tuổi đã tiêu thụ 3 cốc sữa bò mỗi ngày.

Các nhà nghiên cứu cũng đồng thời xác định chiều cao thấp hơn trung bình ở những trẻ đã uống kết hợp sữa bò và sữa không phải sữa bò, gợi ý rằng sữa bò không bù đắp lại mối liên quan giữa sữa không phải sữa bò và chiều cao sụt giảm.

Nghiên cứu không được thiết kế để xác định những cơ chế bên dưới cho mối liên quan giữa lượng nhập sữa không phải sữa bò và chiều cao thấp hơn, nhưng các nhà nghiên cứu gợi ý rằng có thể là do lượng đạm thấp hơn trong sữa không phải sữa bò. Như một ví dụ, TS. Maguire lưu ý rằng 2 cốc sữa bò chứa khoảng 16 g đạm, chiếm 100% khuyến cáo lượng đạm hằng ngày cho một trẻ 3 tuổi. Trong khi đó, 2 cốc sữa hạnh nhân chỉ chứa 4 g đạm. “Thành phần dinh dưỡng của sữa bò được điều chỉnh ở Hoa Kỳ và Canada, trong khi những thành phần dinh dưỡng của hầu hết loại sữa không phải sữa bò lại không”, TS. Maguire phát biểu. “Sự thiếu điều chỉnh có nghĩa là thành phần dinh dưỡng thay đổi rất lớn ở một sản phẩm không phải sữa bò so với các loại khác, đặc biệt là ở lượng đạm và chất béo”. Do việc tiêu thụ sữa không phải sữa bò ở trẻ em đang trên đà gia tăng – do dị ứng và những lợi ích cho sức khoẻ quan sát được – các nhà nghiên cứu tin rằng nên gia tăng sự tập trung về thành phần dinh dưỡng của các sản phẩm này. “Nếu những sản phẩm đang được bày bán do tương tự như sữa bò, với tư cách là một người tiêu dùng và một phụ huynh, tôi muốn biết rằng liệu chúng có thật sự tương đồng về mặt hiệu quả đối với sức khoẻ trẻ em hay không”, TS. Maguire phát biểu.

(Nguồn: medicalnewstoday 6/2017)
 

Các tin khác cùng chuyên mục:
Sinh non làm tăng nguy cơ suy tim - Ngày đăng: 30-12-2017
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK