Tin tức
on Wednesday 17-01-2018 9:09am
Danh mục: Tin quốc tế
Chất lượng noãn là yếu tố rất quan trọng trong một chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng noãn bao gồm tuổi người mẹ và dự trữ buồng trứng. Sự trưởng thành của noãn là một quá trình phức tạp bao gồm sự trưởng thành nhân và tế bào chất và sự xuất hiện chính xác của thoi vô sắc. Coenzyme Q10 (CoQ) được sử dụng rộng rãi như là chất kháng oxy hoá trong điều trị lâm sàng với các bệnh nhân bị đái tháo đường, ung thư và bệnh lý tim mạch. CoQ10 cũng được cho là có ảnh hưởng lên chất lượng của nang noãn, sự phát triển của phôi và tỷ lệ thai.
Các nhà nghiên cứu thuộc Bệnh viện Izmir Medical Park và Đại học Hacettepe, Thổ Nhĩ Kỳ, đã thực hiện một nghiên cứu tiến cứu nhằm đánh giá mối liên quan giữa nồng độ CoQ10 trong dịch nang với hình thái của phôi và tỷ lệ thai lâm sàng.
Có 60 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu. Với mỗi bệnh nhân, nồng độ CoQ10 trong dịch nang được đo bằng sắc ký lỏng HPLC. Sau khi tiêm tinh trùng vào mỗi noãn, mối liên quan giữa nồng độ CoQ10 trong dịch nang, chất lượng của phôi, và động học hình thái của phôi được ghi nhận thông qua time lapse. Các thông số động học của phôi được ghi nhận phân tích bao gồm t5, s2 và cc2. Phôi được chia thành 4 loại, đó là các loại A, B, C và D theo các thông số động học hình thái sử dụng t5-t2 và t5-t3 (cc3). Mỗi phân tích đánh giá tính trên một nang noãn/ một noãn/ một phôi chuyển cho bệnh nhân.
Nồng độ CoQ10 trong dịch nang ở nhóm A và B cao hơn so với nhóm C, D (p<0,05). Không có mối liên quan giữa CoQ10 với thông số động học t5, s2 và nồng độ CoQ10 cao hơn đáng kể trong dịch nang mà có phôi có giá trị cc2 tối ưu. Nồng độ CoQ10 cao hơn ở nhóm có thai (p<0,05) so với nhóm không có thai.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ CoQ10 cao trong dịch nang noãn có liên quan đến các thông số lý tưởng về động học hình thái của phôi và tỉ lệ thai cao hơn.
Phan Thị Kim Anh – Chuyên viên phôi học
Nguồn: The association between coenzyme Q10 concentrations in follicular fluid with embryo morphokinetics and pregnancy rate in assisted reproductive techniques. J Assist Reprod Genet. DOI 10.1007/s10815-017-0882-x.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Chẩn đoán và xử trí lâm sàng đối với các phôi khảm - Ngày đăng: 15-01-2018
Sự chênh lệch đường kính trung bình túi thai và chiều dài đầu – mông một dấu chỉ dự báo sẩy thai sớm sau thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 18-01-2018
Kisspeptine – Dấu chỉ sinh học mới giúp nhận biết sẩy thai - Ngày đăng: 09-01-2018
Sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân thường do phôi bất thường nhiễm sắc thể - Ngày đăng: 08-01-2018
Quản lý thai kỳ sau vỡ tử cung - Ngày đăng: 08-01-2018
Sự thay đổi nồng độ AMH trong giai đoạn sớm của thai kỳ có liên quan đến sinh non - Ngày đăng: 08-01-2018
Kết cục sinh sản sau ICSI với tinh trùng từ tinh hoàn so với tinh trùng từ xuất tinh ở nam giới có nồng độ phân mảnh DNA cao: một tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 08-01-2018
Trứng thụ tinh bất thường vẫn có thể cho ra phôi nang và trẻ sinh sống bình thường - Ngày đăng: 02-01-2018
Số bánh nhau và tuổi thai vào thời điểm thai lưu đối với nguy cơ sinh non trong song thai: phân tích đoàn hệ các thai kỳ đa thai (STORK) - Ngày đăng: 02-01-2018
Phôi lệch bội không bị ảnh hưởng bởi chất ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc - Ngày đăng: 31-12-2017
Biến đổi động học của các phôi giai đoạn phân chia và mối liên quan với lệch bội - Ngày đăng: 30-12-2017
Trẻ sẽ có nguy cơ giảm chiều cao nếu uống sữa không phải sữa bò - Ngày đăng: 30-12-2017
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK