Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 15-01-2018 12:03am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

Phôi khảm được định nghĩa là khi hai hoặc nhiều phôi bào với các kiểu gen khác nhau có mặt trong cùng một phôi. Các kỹ thuật chẩn đoán mới cho sàng lọc di truyền tiền làm tổ (PGS) như NGS (New Generation Sequencing) đã giúp phát hiện nhiều hơn các phôi thể khảm.


 

Phôi khảm có thể được phân thành nhóm thứ ba, ngoài phôi bình thường lưỡng bội (euploidy) và bất thường nhiễm sắc thể (aneuploidy). Phôi khảm ở giai đoạn phôi phân chia có thể được sửa sai đến 50% khi đạt đến giai đoạn phôi nang, nguyên nhân là do tăng tỉ lệ chết theo chương trình đối với phôi bào bị lệch bội, giảm khả năng phân chia ở phôi bào lệch bội so với phôi bào lưỡng bội và ưu tiên phát triển các phôi bào lưỡng bội bên trong inner cell mass. Tỉ lệ thể khảm trong phôi tiền làm tổ biến động tuỳ theo các giai đoạn phát triển của phôi và kĩ thuật sử dụng để phát hiện thể khảm. Đối với phương pháp aCGH, tỉ lệ thể khảm dao động từ 4,8 đến 32% và có thể còn biến động do quy trình aCGH thực hiện. Ngoài ra, khả năng phát hiện thể khảm còn phụ thuộc vào tỉ lệ tế bào lệch bội khảm trong mẫu tế bào sinh thiết. aCGH chỉ phát hiện thể khảm chính xác khi >40% mẫu sinh thiết là lệch bội và không thể phát hiện khảm khi <25% phôi bào trong mẫu mô sinh thiết bất thường. Phương pháp NGS có thể phát hiện thể khảm khi 17% số phôi bào trên mẫu sinh thiết là lệch bội. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp, phôi được cho là khảm thực ra lại là phôi bình thường với bộ nhiễm sắc thể (NST) lưỡng bội. Do đó, những phôi như vậy khi chuyển phôi vẫn cho ra kết quả sinh sống, tuy nhiên nguy cơ sẩy thai sớm là rất cao.

Đa số bệnh nhân (BN) sau khi được sinh thiết sẽ được khuyên là chỉ chuyển phôi lưỡng bội, hủy phôi bất thường bị lệch bội NST. Đối với phôi khảm, cần có sự đồng thuận nhất quán giữa BN và trung tâm điều trị, bởi lẽ y văn hiện tại đã chỉ rõ một số trường hợp BN được chuyển phôi khảm nhưng vẫn phát triển thành thai và sinh em bé khỏe mạnh, do đó nếu BN hoàn toàn không có phôi lưỡng bội trong chu kì này, và không có khả năng thực hiện PGS thêm các chu kì sau đó, chỉ có thể lựa chọn sử dụng hoặc không phôi khảm thì cần tư vấn rõ ràng về tiềm năng cũng như các nguy cơ có thể có của phôi khảm này (như tỉ lệ làm tổ thấp, tỉ lệ sẩy thai cao). Vậy những phôi khảm nào nên chọn để chuyển?

Các khuyến cáo cho rằng nên chuyển các phôi khảm monosomy hơn là phôi trisomy do trisomy có thể sinh con ra kèm với những bất thường liên quan đến thể chất và nhận thức. NGS rất khó phát hiện phôi bị monosomy hay trisomy khi tỉ lệ monosomy: trisomy khoảng 50:50, do đó đồng thuận hiện nay cho rằng có thể không phát hiện được thể trisomy nếu phôi kết luận là khảm monosomy. 
Nếu là khảm trisomy, hiệp hội quốc tế về PGD khuyến cáo khảm trisomy NST 1, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10, 11, 12, 17, 19, 20, 22, X, và Y được ưu tiên chuyển hơn là khảm trisomy 2, 7, 13, 14, 15, 16, 18 và 21 do các trisomy NST này có nguy cơ cao về các hội chứng trisomy như hội chứng Down, Edwards và Patau. Tuy nhiên các khảm trisomy NST còn lại cũng có nguy cơ cao bị giảm tiềm năng phát triển trong tử cung hoặc hội chứng liên quan đến uniparental disomy.

Tóm lại:

- Thể khảm có thể được phân thành nhóm thứ 3, ngoài lưỡng bội và lệch bội.

- Thể khảm làm giảm tỉ lệ làm tổ, tăng nguy cơ bất thường di truyền thai nhi cũng như có những tác động xấu đến kết quả thai kì, do đó nên ưu tiên chuyển những phôi lưỡng bội.

- BN phải được giải thích rõ ràng là kết quả thể khảm có thể không phải là hoàn toàn chính xác 100% tuy nhiên nguy cơ mà thể khảm mang lại đến nay đã được chứng minh một cách rộng rãi.

- Trong trường hợp không có phôi bình thường để sử dụng và việc chuyển phôi thể khảm được xem xét, bác sĩ cần tư vấn kỹ lưỡng và đưa ra những quyết định chính xác để không gây tổn hại đến sức khỏe cũng như tâm sinh lý bệnh nhân.

Hà Thị Diễm Uyên – Chuyên viên phôi học

Nguồn: Diagnosis and clinical management of embryonic mosaicism. Fertil Steril 2017;107:6-11.



Các tin khác cùng chuyên mục:
Quản lý thai kỳ sau vỡ tử cung - Ngày đăng: 08-01-2018
Sinh non làm tăng nguy cơ suy tim - Ngày đăng: 30-12-2017
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK