Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 24-01-2017 9:36am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

BS Võ Thị Minh Thư


Theo một nghiên cứu tại Viện Y tế quốc gia NHI, trẻ sinh ra từ các bậc cha mẹ béo phì có nguy cơ bị chậm phát triển.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng con của các bà mẹ béo phì có nhiều khả năng giảm các kỹ năng vận động như khả năng điều khiển vận động cơ tinh tế, chẳng hạn như những cử động ở các ngón tay và bàn tay. Con của các ông bố béo phì có nhiều khả năng giảm năng lực giao tiếp xã hội, và con có bố mẹ đều quá béo phì thì có khả năng giải quyết vấn đề kém.

Nghiên cứu này đăng trong Pediatrics, được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại Viện Sức khỏe trẻ em và Phát triển con người quốc gia Eunice Kennedy Shriver (NICHD).
"Các nghiên cứu của Hoa Kỳ trước đây trong lĩnh vực này đã tập trung vào trọng lượng trước và sau khi mang thai của bà mẹ", nghiên cứu viên chính – tiến sĩ Edwina Yeung, một điều tra viên của viện NICHD’s Division of Intramural Population Health cho biết. "Nghiên cứu của chúng tôi bao gồm trong đó một số ít thông tin về người cha, và kết quả của chúng tôi cho thấy rằng cân nặng của người cha cũng có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của trẻ nhỏ."

Tiến sĩ Yeung và các đồng sự của bà chỉ ra rằng khoảng 1 trong 5 phụ nữ mang thai ở Hoa Kỳ là thừa cân hoặc béo phì.

Trong nghiên cứu này, các tác giả đã xem xét dữ liệu thu thập được từ các nghiên cứu của Upstate KIDS (với mục tiêu là xác định sự ảnh hưởng của các phương pháp điều trị vô sinh lên sự phát triển của trẻ từ sơ sinh đến ba tuổi). Hơn 5000 phụ nữ tham gia vào nghiên cứu này khoảng bốn tháng sau khi sinh tại bang New York (không bao gồm thành phố New York) từ năm 2008 đến năm 2010. Để đánh giá sự phát triển, các bậc cha mẹ hoàn thành bộ câu hỏi về các giai đoạn phát triển theo tuổi “Age and Stages Questionnaire” sau khi thực hiện một loạt các hoạt động với con cái của họ. Đánh giá này không được sử dụng để chẩn đoán một khuyết tật cụ thể, mà được sử dụng như một cách tầm soát các vấn đề tiềm tàng có thể có.

Trẻ em trong nghiên cứu này đã được kiểm tra lúc bốn tháng tuổi và kiểm tra lại 6 lần cho đến khi 3 tuổi. Khi tham gia, các bà mẹ cung cấp thông tin về sức khỏe và cân nặng của mình trước và sau khi mang thai và trọng lượng của các ông chồng của họ.

So với con của các bà mẹ có cân nặng bình thường, con của các bà mẹ béo phì có khả năng nhiều hơn 70% bị thiểu giảm các chỉ số về kỹ năng vận động tinh tế đánh giá vào thời điểm 3 tuổi. Trẻ em của các ông bố béo phì có khả năng nhiều hơn 75% bị thiểu giảm khả năng giao tiếp cá nhân-xã hội lúc 3 tuổi. Trẻ em có bố mẹ đều bị béo phì thì có nguy cơ gấp 3 lần bị giảm khả năng giải quyết vấn đề lúc 3 tuổi.

Người ta không biết lý do tại sao cha mẹ bị béo phì có thể làm tăng nguy cơ chậm phát triển của trẻ em. Các tác giả lưu ý rằng nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng béo phì khi mang thai có thể gây viêm nhiễm, có thể ảnh hưởng đến não của thai nhi. Không có nhiều thông tin về các tác động tiềm tàng của bệnh béo phì lên sự phát triển của trẻ. Các tác giả nói thêm rằng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng béo phì có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện gen của tinh trùng.

Nếu liên quan giữa bệnh béo phì của cha mẹ và sự chậm phát triển của trẻ được xác nhận, các bác sĩ cần phải đưa cân nặng của cha mẹ vào danh mục sàng lọc và các phương pháp can thiệp sớm đến sự chậm phát triển của trẻ nhỏ.
 

Nguồn: Parental obesity linked to delays in child development, NIH study suggests.
ttps://www.nih.gov/news-events/news-releases/parental-obesity-linked-delays-child-development-nih-study-suggests

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK