Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 04-01-2017 5:31pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. BS. Lê Phạm Thu Hà
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM
 
Những thai phụ có chỉ số huyết áp gia tăng ở các mức giá trị trên của bình thường kéo dài có thể có nguy cơ cao tiến triển tới hội chứng chuyển hoá và gia tăng nguy cơ tim mạch sau khi sinh con, theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí của Hội Tim mạch Hoa Kỳ “Hypertension”.
 
Các hướng dẫn điều trị huyết áp hiện nay – không phân biệt giữa nhóm thai phụ và nhóm dân số chung – định nghĩa tăng huyết áp là tình trạng gia tăng huyết áp kéo dài – nghĩa là chỉ số huyết áp tâm thu (chỉ số trên) từ 140 mm của thuỷ ngân (mm Hg) hoặc chỉ số huyết áp tâm trương (chỉ số dưới) từ 90 mm Hg trở lên, trong khi đó huyết áp tâm thu từ 120 đến 139 mm Hg trên chỉ số huyết áp tâm trương từ 80 đến 89 mm Hg được xem như là “tiền tăng huyết áp”. Nhưng theo các phát hiện mới này, nghiên cứu lại gợi ý rằng tình trạng tiền tăng huyết áp có thể nguy hiểm cho thai phụ. Nghiên cứu tiết lộ rằng các thai phụ với chỉ số huyết áp trong khoảng tiền tăng huyết áp có nguy cơ tiến triển tới hội chứng chuyển hoá gấp 6,5 lần sau khi sinh so với nhóm phụ nữ với chỉ số huyết áp ở mức giá trị thấp hơn của khoảng bình thường.
 
 
Hội chứng chuyển hoá xảy ra khi một người có từ 3 hoặc hơn các số đo sau đây:
·         Béo phì vùng bụng (chu vi vòng eo từ 101,6 cm (40 inch) trở lên ở nam và từ 88,9 cm (35 inch) trở lên ở nữ);
·         Nồng độ triglyceride trong máu từ 150 mg/dL trở lên;
·         Nồng độ HDL cholesterol (cholesterol tốt) nhỏ hơn 40mg/dL ở nam và nhỏ hơn 50 mg/dL ở nữ;
·         Chỉ số huyết áp tâm thu từ 130 mm Hg trở lên hoặc chỉ số huyết áp tâm trương từ 85 mm Hg trở lên; hoặc nồng độ Glucose lúc đói từ 100 mg/dL trở lên.
 
“Các phát hiện của chúng tôi nhấn mạnh một vấn đề quan trọng đã bị lờ đi trong một thời gian dài trong thực hành lâm sàng – sự thật là tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp trong thai kỳ xuất phát từ nhóm dân sống chung”, điều tra viên chính của nghiên cứu – BS. Jian-Min Niu tại Khoa Sản, Bệnh viện Sản Nhi Guangdong, Trung Quốc – phát biểu. “Chúng tôi dự đoán trước là nếu khẳng định lại những phát hiện của chúng tôi trong các nghiên cứu trong tương lai, nghiên cứu của chúng tôi có thể phát động cho một sự thay đổi trong các giá trị mà hiện nay chúng ta cho rằng là những chỉ số huyết áp khoẻ mạnh cho thai phụ”.
 
Các kết quả bắt nguồn từ 507 phụ nữ Trung Quốc với những thai kỳ không biến chứng, không có tiền sử của tăng huyết áp và nồng độ đường cũng như cholesterol bình thường trong máu. Tất cả phụ nữ đều được tiến hành đo huyết áp từ 7 lần trở lên trong suốt thai kỳ của họ, cùng với các xét nghiệm tiêu chuẩn khác nhằm theo dõi thai kỳ, bao gồm đo cân nặng và siêu âm thai nhi. Hơn thế nữa, những người tham gia cũng được kiểm tra nồng độ đường và cholesterol trong máu trước khi tham gia nghiên cứu, một thời gian ngắn trước và sau khi sinh con, và 1 lần mỗi một vài tháng cho đến 1,6 năm sau sinh. Dựa vào các chỉ số huyết áp, các nhà nghiên cứu chia những người tham gia thành 3 nhóm: nhóm những người có chỉ số huyết áp vẫn duy trì ở mức ngưỡng dưới của bình thường trong suốt thai kỳ (34%), nhóm những người có chỉ số huyết áp dao động xung quanh điểm giữa của bình thường (52%) và nhóm những người có các giá trị huyết áp có khuynh hướng ở mức giá trị cao hơn của bình thường hoặc tiền tăng huyết áp (13%).
 
Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng một loạt các giá trị huyết áp đo tại một thời điểm không thể dự đoán cho nguy cơ trong tương lai, nhưng các kiểu gia tăng chỉ số huyết áp lặp đi lặp lại trong suốt một thai kỳ thì có thể dự đoán được cho nguy cơ về sau. Phát hiện này, theo các nhà nghiên cứu, nhấn mạnh bản chất biến thiên của huyết áp trong thai kỳ. Các nhà nghiên cứu cho rằng các kết quả của nghiên cứu ủng hộ cho quan điểm rằng thai kỳ là một thử nghiệm gây stress cho hệ tim mạch của phụ nữ và thử nghiệm này có thể tiết lộ các rối loạn tiềm ẩn bên dưới trong quá trình điều hoà huyết áp, chuyển hoá đường và cholesterol. Bất kỳ bất thường nào trong cả 3 quá trình trên đều có thể làm cản trở các chức năng của hệ tim mạch và dẫn tới các bệnh lý tim mạch diễn tiến xấu rất nhanh về sau.
 
Trên thế giới, gánh nặng của các bệnh lý tim mạch – chuyển hoá ở phụ nữ đang gia tăng một cách đều đặn trong các thập kỷ gần đây, BS. Niu phát biểu. “Việc đo huyết áp đã được thực hiện một cách định kỳ và là cách kiểm tra sức khoẻ có chi phí thấp trong thai kỳ, do đó phát hiện của chúng tôi nhấn mạnh tiềm năng của công cụ này trong việc phát hiện một nguy cơ tim mạch sau khi sinh của phụ nữ. Việc nhận ra sớm các yếu tố nguy cơ chuyển hoá và áp dụng các thay đổi về lối sống có thể giúp làm trì hoãn thời gian khởi phát các bệnh lý tim mạch nếu có 20 đến 30 năm sau khi sinh con”.
 
(Nguồn: medicalnewstoday 6/2016)
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK